- Theo phong tục địa phương, cứ mùng 6 tết âm lịch hằng năm lại có phiên chợ Chuộng (người dân còn gọi là chợ đánh nhau). Năm nào đánh nhau càng to thì một năm càng thắng lợi, may mắn.

Sáng mùng, 6 tết, hàng ngàn người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) để tham gia cầu may.

{keywords}

{keywords}

Hàng ngàn người dân đến tham gia phiên chợ Chuộng

 

Phiên chợ này không phải bày bán những vật dụng hay đồ dùng đắt tiền mà chỉ là những đồ thực phẩm như: rau, quả, củ của người dân địa phương.

Người dân nơi đây quan niện, người đi bán là bán đi những cái đen đủi của một năm, còn người mua lại mua cái may mắn cho gia đình mình để một năm làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy.

{keywords}

 

{keywords} 

Hàng hóa trong chợ chủ yếu là rau, củ, quả

 

Bên cạnh việc giao dịch mua bán thông thường thì ở phiên chợ Chuộng này có một phong tục lạ thường, đó là đánh nhau!

Đối tượng tham gia đánh nhau là những người tham gia phiên chợ. Không ai hẹn, không ai rủ tự nhiên người dân cứ mua trứng gà, trứng vịt, cà chua… để ném vào người nhau.

Người ta quan niện, cứ ai bị ném vào người nhiều là năm đó sẽ có nhiều lộc.

Hỏi về phiên chợ này có từ bao giờ, người dân địa phương không ai biết. Họ chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy có chợ.

Tuy nhiên, nguồn gốc của phiên chợ theo các cụ cao niên trong làng kể lại xuất phát từ câu chuyện: Vào thời Lê, đúng vào ngày mồng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây.

{keywords}

Cà chua là món hàng được mua nhiều nhất để ném nhau

{keywords}

{keywords} 

Thanh niên đang dùng cà chua, trứng để ném nhau cầu may

 

Để tránh bị phát hiện, vị tướng ra lệnh quân sĩ cùng dân làng họp chợ. Khi quân địch đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên không đề phòng, cảnh giác.

Lúc này, vị tướng phát lệnh tấn công, quân giặc bất ngờ không kịp trở tay và bị giết hết.

Và cũng từ đó, cứ mồng 6 Tết người dân lại nô nức đến chợ để tưởng nhớ vị tướng tài ba này.

Lê Anh