Đó là những người không có nhu cầu về tình dục và càng không hấp dẫn tình dục đối với người khác. Tuy nhiên,vẫn có những người hấp dẫn về mặt tình cảm nhưng lại không kèm theo sex. Theo các chuyên gia thì đây là những người mắc bệnh lý vô tính (Asexuality).
 
Những người này không tìm kiếm một mối quan hệ tình cảm có những đụng chạm giới tính, mà họ chỉ cần chia sẻ, cảm thông về tinh thần. Nói cách khác, họ không tò mò, không hứng thú và nói: No với sex…

Khổ vì  chồng "yêu" như...  máy

Hơn một năm trời kết hôn, là của nhau, Bích thấy chồng mình hầu như không có đòi hỏi về "chuyện ấy".Vì trước đó Bích từng có hai mối tình vắt vai và đều không thoát trước cám dỗ ngọt ngào của hơi men tình ái. Yêu đến Nam (chồng Bích) gần một năm, thậm chí ngay cả khi hai gia đình đã đi lại định ngày hẹn ước Nam vẫn không mảy may đòi hỏi "chuyện đó". Bích từng đem chuyện này tâm sự với bạn thân cô bạn ấy tỏ ra hết sức ngạc nhiên và quy kết ngay Nam "có vấn đề về giới tính"(!?).
 


Nhưng Bích không tin điều đó, hơn nữa thấy Nam hiền lành và khá chỉn chu. Hơn nữa Nam giải thích: "Anh giữ cho mình, cho em" và Bích không ngần ngại khi quyết định cùng anh lên xe hoa. Nhưng ngay đêm đầu tiên động phòng hoa chúc, Bích đã phát hiện ra những điều khác lạ từ chồng. Nam "yêu" Bích như một cái máy và gần như không biểu lộ cảm xúc khiến cô thấy ngượng ngùng.
 
Bích tâm sự: "10 ngày sau đám cưới bọn em đi nghỉ tuần trăng mật, anh ấy rất biết cách bố trí sắp xếp những cuộc đi chơi làm vợ đẹp lòng. Chỉ có điều khi "yêu" em cứ cảm thấy anh ấy như người xa lạ, không thể gần gũi để hòa làm một được. Anh ấy, không biểu lộ chút cảm xúc nào, thực hành như một cái máy rồi lăn ra ngủ. Lần nào em cũng cảm thấy hẫng hụt như mình bị bỏ rơi giữa đường"...

Chỉ để ngắm chứ không thèm... "ăn"

Không ít bà vợ cùng hoàn cảnh không biết giãi bày cùng ai đã lên mạng để bày tỏ nỗi lòng cho bớt cực thân.

Trên diễn đàn webtretho, bạn TN đã tâm sự: "Nằm bên cạnh chồng ngay cả khi anh ấy vừa "âu yếm" nhưng tôi vẫn cảm thấy cô đơn ghê gớm. Tôi thấy mình mất dần ham muốn vì cách yêu vô cảm của chồng. Dường như anh ấy chỉ nghĩ cứ bỏ ra nhiều sức chứng tỏ sự "mạnh mẽ" là tôi hạnh phúc. Nhưng thực ra càng ngày tôi càng cảm thấy thất vọng và không còn cảm giác muốn gần chồng".

Trịnh Thị Trinh, phố Hàm Nghi- TP Cần Thơ  cũng tâm sự: "Em kết hôn chưa đầy 9 tháng. Trước ngày cưới, bọn em đã "vụng trộm" cùng nhau nhưng cảm giác lúc đó khác vì chưa bao giờ được thoải mái để tận hưởng xúc cảm riêng. Sau ngày cưới, em cứ nghĩ mình và chồng sẽ thoải mái đưa nhau lên chốn "bồng lai". Nhưng khi đã hoàn toàn là của nhau anh ấy "yêu" theo kiểu thực hiện nghĩa vụ cho đầy đủ thủ tục vợ chồng vậy.
 
Anh ấy chỉ quan trọng số lần và lên lịch đều răm rắp cứ 2 lần/tuần vào thứ Tư và thứ Bảy và các động tác cũng liên tục lặp lại đúng như một cái máy không hơn, không kém. Nhiều lúc em thấy chồng mình như một tá điền chỉ dùng sức mà không đoái hoài đến xúc cảm, cứ như là người máy vậy. Nhiều đêm "xong việc" em nằm trằn trọc mãi vì không cảm thấy thoải mái. Em cảm thấy bứt rứt, khó chịu vô cùng, chỉ mong đêm trôi qua thật nhanh, em sẽ lao vào làm việc để cảm giác đó không đày ải mình".

Còn chị Hoàng Hoa, phố Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) thì chia sẻ: "Chồng em khi nhìn thấy vợ có bộ đồ mới ưng ý thì nhìn một cách say đắm nhưng chỉ để nhìn và khen thôi. Nhưng điều mà em luôn khao khát là khi thấy vợ vừa mắt chồng sẽ tiến lại thật gần và cùng nhau tận hưởng những giây phút hạnh phúc. Nhưng chưa bao giờ anh ấy làm thế, anh ấy chỉ thích ngắm vợ hơn là việc "đụng chạm" đầy cảm xúc".

Cảm hứng sex bị tê liệt

BS. Nghiêm Minh Hương, nguyên bác sĩ sản khoa, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: "Với những người mắc chứng Asexuality không phải là họ không có khả năng thực hiện chuyện yêu. Thậm chí về mặt thể chất, họ hoàn toàn làm được điều đó nếu muốn và vẫn có thể sinh con bình thường. Nhưng phần lớn họ "cự tuyệt" hoặc thực hiện sex như máy để cho xong nghĩa vụ vì họ không thấy hứng thú với xúc cảm này.
 
Nguyên nhân gây nên Asexuality là do gene vì trung khu kích thích ham muốn "yêu" đã bị tê liệt ngay từ trong bụng mẹ. Khiếm khuyết ở gene khiến cấu tạo và cách thực hiện chức năng của trung khu bị sứt mẻ, không phát ra những tín hiệu buộc cơ thể thực hiện hành vi giới tính. Nên nếu những người này quyết định quan hệ giới tính, họ thực hiện như một cái máy và không có cảm xúc.
 
Do đó, nếu chẳng may kết hôn với người mắc chứng Asexuality, nếu chấp nhận sống chung trọn đời thì đối tác của họ sẽ phải chấp nhận thiệt thòi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mắc Asexuality nhưng trong cuộc sống do cơ thể đột ngột bị "chấn động" nội tiết, các hormone kích thích quá mạnh lên trung khu điều khiển cảm xúc giới tính, họ sẽ không còn là Asexuality nữa. Tất nhiên trường hợp này chỉ xảy ra nếu trung khu này bị rắc rối trong cơ chế hoạt động, còn nếu nó bị khuyết tật cấu tạo thì xác suất xảy ra gần bằng 0".

Cũng theo BS. Nghiêm Minh Hương thì người bị Asexuality cũng muốn tìm một mối quan hệ lâu dài bền chặt. Người yêu của họ có thể cũng là một Asexuality hoặc là một người bình thường nhưng lãng mạn là yếu tố cần và đủ cho chuyện tình cảm. Họ yêu tâm hồn, họ mong tìm những rung động tâm lý thay vì sự lôi cuốn về thể xác. Một cặp đôi yêu nhau bình thường có thể xem hôn, nắm tay hay thậm chí "yêu" là cách thắt chặt tình cảm. Nhưng với Asexuality, đồng cảm trong tình yêu đến từ ánh mắt, nụ cười, lời nói và cả sự im lặng. Nếu tìm được đối tác ưng ý họ tuyệt đối chung thuỷ, đến mức trung thành.

* Tên các nhân vật trong bài viết đã được thay đổi

(Theo GĐXH)