- Trước khi diễn ra phiên phúc thẩm dự kiến vào ngày 22/4, bà Ngô Thị Vân (vợ cựu Tổng giám đốc Vinalines) đã gửi đơn kêu oan tới các cơ quan chức năng đưa ra nhiều quan điểm, dấu hiệu chưa thỏa đáng về khoản tiền 10 tỷ ông Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ.

Dương Chí Dũng gặp mẹ, làm thơ trước phiên phúc thẩm

Trước phiên phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày mai (22/4), Dương Chí Dũng đã gặp mẹ và liên tục làm thơ.

Dương Chí Dũng có "cửa" thoát án tử?

Đến thời điểm này, cả bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn không thừa nhận hành vi tham ô.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa, ông Mai Văn Phúc (cựu Tổng giám đốc Vinalines) bị Tòa án nhân dân TP. Hà Nội tuyên tử hình về 2 tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản" trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Bà Ngô Thị Vân (SN 1961, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, vợ ông Phúc) cho rằng, có những dấu hiệu chưa thỏa đáng. Bởi, thời điểm xảy ra vụ việc nhận hối lộ như cáo buộc của tòa án, ông Mai Văn Phúc vừa mới được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Vinalines được 2 tháng.

“Mối quan hệ giữa chồng tôi và ông Dương Chí Dũng có mâu thuẫn sâu sắc từ trước. Việc mâu thuẫn với chồng tôi cũng đã được ông Dũng khai báo tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa. Trần Hải Sơn là người thân tín của ông Dũng cũng đã nhiều lần xác nhận điều này”, bà Vân trình bày.

Theo kết luận điều tra và những lời khai trước tòa của các bị cáo, bà Vân khẳng định, ông Mai Văn Phúc gặp ông Goh (Giám đốc Công ty AP - Singapore) duy nhất 1 lần trong thời gian khoảng 5 phút, gặp xã giao và trao danh thiếp.

{keywords}
Bị cáo Mai Văn Phúc tại phiên sơ thẩm.

Việc gặp gỡ này có sự chứng kiến của ông Chiều, ông Sơn và một số người khác. Cùng đó, “Bản khai tuyên thệ trước pháp luật” của ông Goh Hoon Seow cho thấy ở mục 2 ghi rõ: “Tôi cũng chưa từng liên hệ hay trao đổi với ông Phúc, cựu tổng giám đốc Vinalines về việc bán ụ nổi 83M. Chỉ duy nhất 1 lần tôi đến chào xã giao ông Phúc tại trụ sở Vinalines ở Hà Nội, cùng đi có các ông Chiều, Sơn và một phiên dịch”.

Bà Vân cho rằng, việc ông Phúc (chồng bà) không có bất kỳ một sự trao đổi nào đối với ông Goh về số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD cũng đã được ông Goh Hoon Seow khai tuyên thệ ngày 16/4/2014 tại Singapore có thị thực của Cơ quan công chứng Singapore và đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

Về số tiền 10 tỷ đồng ông Mai Văn Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ, theo bà Vân, chồng bà đã bị “đổ vấy” trách nhiệm.

“Theo lời khai của ông Trần Hải Sơn, việc ông này đưa tiền cho chồng tôi không có ai chứng kiến. Ông Sơn cũng không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh về việc đưa tiền cho chồng tôi”, bà Vân cho biết.

Về địa điểm giao tiền, lời khai của Trần Hải Sơn cũng thể hiện sự mâu thuẫn. Ban đầu, Sơn khai cả 3 lần đều đưa tiền cho Mai Văn Phúc ở làng quốc tế Thăng Long (Hà Nội). Sau đó, Sơn lại khai đưa 2,5 tỷ đồng cho Mai Văn Phúc tại làng An Hồng, An Dương, Hải Phòng.

Số tiền 2 tỷ đồng Sơn khai đã rút ra từ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Hải Phòng để gộp với số tiền 3 tỷ đồng mà em gái Sơn đã chuẩn bị để đưa cho Mai Văn Phúc, bà Vân cho rằng, việc Sơn rút tiền tại ngân hàng mà lại không có chứng từ lưu lại là hoàn toàn vô lý.

“Tôi đã có đơn gửi Ngân hàng TMCP Hàng hải để Ngân hàng cho biết về trình tự, thủ tục giao dịch rút tiền, rút tiền bằng chứng minh nhân dân, lưu trữ hồ sơ giao dịch thanh toán.

Từ đó, tôi có thể khẳng định, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Hải Phòng không có chứng từ giao dịch rút số tiền 2 tỷ đồng mà Trần Hải Sơn đã khai (chứng từ lưu trữ 30 năm).”, bà Vân dẫn chứng.

Về vấn đề này, luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hà Nội (Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Minh) - cho hay, những nội dung bà Ngô Thị Vân gửi các cơ quan chức năng là rất có cơ sở để xem xét.

Theo luật sư Được, ông Trần Hải Sơn không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng gì để chứng minh là mình đã đưa tiền cho ông Phúc.

Trong trường hợp này, ông Sơn phải có nghĩa vụ đưa ra bằng chứng để chứng minh cho lời khai của mình là có căn cứ và hợp pháp.

“Theo quy định của pháp luật, việc ông Sơn không đưa ra được bằng chứng chứng minh cho lời khai của mình là có căn cứ thì không thể chấp nhận”, luật sư Được nêu quan điểm.

Về việc ông Trần Hải Sơn khai đã dùng CMND để rút số tiền 2 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hải Phòng, luật sư Được cho hay, với những chứng cứ bà Vân nêu trong đơn, việc ông Trần Hải Sơn khai phải được hiểu là không có thật.

“Một khi không có số tiền 2 tỷ đồng thì càng không thể có số tiền ông Sơn đưa cho ông Phúc như ông Sơn đã khai”, luật sư Được cho biết.

Trước đó, bà Vân cũng cho biết, ông Mai Văn Phúc được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc trong bối cảnh Vinalines tiến hành dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam được hơn một năm.

Cụ thể, ông Phúc được bổ nhiệm giữ chức vụ trên vào ngày 11/4/2007. Trước đó hơn một năm, ngày 24/2/2006, ông Phạm Duy Anh Thứ trưởng Bộ GTVT, kiêm Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký Nghị quyết số 161/NQ-HĐQT giao cho Tổng giám đốc triển khai đầu tư xây dựng 1 nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.

“Như vậy, rõ ràng, chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam phải có từ trước tháng 2/2006 thì ngày 24/2/2006 ông Phạm Duy Anh mới có thể thay mặt HĐQT ký Nghị quyết 161/NQ-HĐQT giao cho Tổng Giám đốc triển khai dự án. Trong giai đoạn này, chính ông Dương Chí Dũng là người chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 161 về việc triển khai xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam (ông Dương Chí Dũng làm Tổng giám đốc từ tháng 8/2005 đến tháng 4/2007)” , bà Vân nêu trong đơn.

Phiên phúc thẩm dự kiến vào ngày 22/4.

G.Văn