- Phiên tòa chiều 27/5, HĐXX dành toàn bộ thời gian để các luật sư của Nguyễn Đức Kiên trình bày quan điểm bào chữa cho thân chủ của mình.

Bầu Kiên bị đề nghị mức án 30 năm tù

Sáng 27/5, đại diện VKS đã đề nghị mức án đối với 30 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

Luật sư của bầu Kiên bị thân chủ “át vía”?

Đang dở phần bào chữa cho bầu Kiên, thấy thân chủ của mình đòi tự bào chữa, luật sư Ngô Huy Ngọc muốn để luật sư khác bào chữa tiếp.

Cùng bảo vệ cho bị cáo Kiên, luật sư Bùi Quang Nghiêm đề nghị HĐXX cho Nguyễn Đức Kiên thực hiện nguyện vọng trình bày về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ của bị cáo.

Theo luật sư Nghiêm, việc gian dối và có ý thức chiếm đoạt hay không phải đặt trong mối quan hệ cụ thể với những người thực hiện giao dịch với bị cáo Kiên là ông Trần Đình Long. Cần phải đặt vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mới có thể hiểu được chính xác.

{keywords}

Quang cảnh phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên - Ảnh: Nam Phong

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng, bị cáo Kiên cần bình tĩnh chờ đến phần trình bày của mình và luật sư Ngọc nên làm nốt phần trách nhiệm của mình đối với bị cáo.

Tiếp tục phần bào chữa của mình, ông Ngọc cho rằng, việc VKS kết luận bị cáo Kiên gian dối ngay từ đầu là không có căn cứ xác thực, không có căn cứ xác thực hành vi gian dối để chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng.

Luật sư Vũ Xuân Nam bổ sung phần bào chữa của đồng nghiệp, đề nghị VKS tranh luận một số nội dung sau: VKS chứng minh và xác định quá trình điều tra cho đến khi truy tố, có chứng minh được hành vi trên thực tế bị cáo Kiên có lừa đảo được ông Dương và ông Long không?

Xác định trong hồ sơ cũng như tại phiên tòa, đại diện Cty Thép Hòa Phát khẳng định đã làm xong thủ tục vào tên cổ đông của Thép Hòa Phát, xác định hoàn thành chưa? Vì sao nói là ACBI vi phạm hợp đồng?

Cùng bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên, luật sư Hoàng Đôn Hùng trình bày: Việc chuyển nhượng cổ phần giữa ACBI và Hòa Phát là giữa 2 pháp nhân với nhau. Thời điểm chuyển nhượng ông Kiên không phải là cổ đông của ACBI, chỉ là đại diện của tập đoàn tài chính Á Châu mà thôi.

Giao dịch chuyển nhượng cổ phần, ông Kiên không có ý định gian dối và cũng không hề gian dối. Việc chuyển nhượng cổ phần là hoàn toàn công khai, phía Hòa Phát biết rõ việc này.

Về mặt khách quan, hành vi gian dối là không có, yếu tố chủ quan việc gian dối là không có. Không thể xác định ông Kiên phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, luật sư Hùng trình bày.

Luật sư: Nguyễn Đức Kiên không kinh doanh trái phép

Bào chữa tội ‘Kinh doanh trái phép’ cho bị cáo Kiên, luật sư Bùi Quang Nghiêm trình bày: Bị cáo Kiên không phạm tội như cáo trạng đã truy tố, bởi đối với các hành vi kinh doanh tài chính, quyền góp vốn đã được quy định cụ thể tại Điều 13, Luật DN.

Một chủ thể bất kỳ nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 13, Luật DN thì có thể mua cổ phần của DN khác mà không cần đăng ký kinh doanh.

5 DN ở đây đều là nhà đầu tư và việc mua cổ phần của các DN không phải là ngành nghề kinh doanh tài chính và không vi phạm pháp luật.

Cũng theo luật sư Nghiêm: Theo Điều 4.1, Luật Chứng khoán, 5 DN có quyền mua cổ phiếu của các DN khác, được quyền mua bán theo sự thỏa thuận của các bên, đây là quan hệ dân sự.

Thực tế không có DN nào đăng ký kinh doanh được với chức năng đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần. Phải thừa nhận đầu tư tài chính, mua cổ phần là quyền của các DN, đây không phải ngành nghề kinh doanh phải đăng ký.

Và trên thực tế, có muốn đăng ký cũng không được các phòng đăng ký kinh doanh cấp vì không tìm được mã ngành cho ngành kinh doanh tài chính, góp cốn mua cổ phần”, luật sư Nghiêm đưa ra quan điểm.

Đối với tội ‘Trốn thuế’ bị cáo Kiên bị cáo buộc, luật sư Nghiêm khẳng định, thân chủ của mình không phạm tội như VKS truy tố.

Theo luật sư: Theo cách tính thuế TNDN, VKS chỉ căn cứ trưng cầu giám định, theo đó giám định nghĩa vụ thuế chỉ phát sinh từ hợp đồng ủy thác kinh doanh vàng trong năm 2009 là không chính xác, chưa tính đến yếu tố loại trừ. Năm 2009, 2010 Cty B&B đã được thanh tra, xác nhận việc cty này đã thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Theo luật sư, góp vốn là việc đưa tài sản vào Cty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung. Không được phép đưa ra khái niệm khác so với luật doanh nghiệp 2005, và thực tế không tồn tại bất cứ văn bản nào như vậy về khái niệm góp vốn.

Ngày 28/5, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.

T.Nhung