- Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đứng trước nguy cơ “vỡ” tiến độ bởi nhiều hạng mục vẫn đang ì ạch chạy về đích. Những hình ảnh về dự án chưa biết bao giờ mới xong này.
 
{keywords}
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công từ tháng 10/2011 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2015, đưa vào khai thác tháng 12/2015 với điều kiện GPMB hoàn thành trong năm 2013.

 

{keywords}
 
{keywords}
Tuy nhiên, hiện nay nhiều đoạn của dự án vẫn bị mặt bằng “ngâm” tiến độ, thi công theo kiểu rải rác “xôi đỗ”.

Cụ thể, Ga Cát Linh còn hơn 60 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng do đang chờ tiền bổ sung từ nguồn đối ứng của Chính phủ để đền bù. Trụ đường sắt đi qua phường Thịnh Quang-Láng vẫn còn 16 hộ dân chưa đập phá nhà để đơn vị vào thi công do Hà Nội chưa bố trí được nhà tái định cư cho các hộ trên. 

 

{keywords}
 
 

{keywords} 
Một số cây cổ thụ trên đường Láng đã phải chặt bỏ để phục vụ cho việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao

{keywords}
Khu vực gần Ngã tư đường Thái Hà - Hoàng Cầu hiện đang vướng đường điện cao thế nên các đơn vị  vẫn chưa thể thi công theo đúng kế hoạch.
{keywords}
 
{keywords}

Khu vực xây dựng nhà ga tuyến đường sắt trên cao tiến độ cũng đang "dừng chân tại chỗ".

{keywords}
Trụ cầu đường sắt trên cao được thi công từ khá lâu...
{keywords}
 
{keywords}
Sau một thời gian dừng thi công, dự án đường sắt trên cao đã được thi công trở lại. Các đơn vị thi công đang tiến hành gác dầm ngang của tuyến đường sắt.
{keywords}
 
 

{keywords} Việc gác dầm đang được thi công cả ngày lẫn đêm hơn hai tuần qua.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Hà Nội, chiều dài 13km. Tuyến đường sẽ đi từ nút giao Cát Linh - Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.

Trước đó, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh dự án lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt lúc đầu do công tác GPMB và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật kéo dài, chi phí xây lắp có sự biến động, xử lý nền đất yếu, khối lượng, đơn giá chưa tính chính xác trong thiết kế cơ sở…