- Có thể nói, miếng ăn thực khách đưa lên miệng ở các nhà hàng thịt chó thấm đẫm nỗi đau của cả người và chó. Có thể, món thịt chó ở Việt Nam sẽ tồn tại mãi. Nhưng, sự vận hành của ngành công nghiệp này đã nhuốm mầu đau khổ và tàn bạo...

NỖI ĐAU CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐUỐI TRỘM CHÓ BỊ CHẾT:

"Chỉ sau mấy phút, tôi đã mất con mãi mãi..."

“Chỉ sau mấy phút con trai tôi ra khỏi nhà, tôi đã mất nó mãi mãi…” - chị Trần Thị Kim Em, 41 tuổi, nói trong lễ 49 ngày của con trai Huỳnh Kim Bảo.

Tại Việt Nam, hầu như nhà nào ở nông thôn cũng mất 1,2 con chó. Có nhà mất tới 10 con trong những năm qua.

Liên tục xảy ra những vụ trộm chó bị đánh chết, và gần đây là người đuổi theo trộm chó bị tử vong.

Đi đâu, ở đâu cũng có thể gặp những con chó bị trầy xước ở chân, ở cổ do bị kéo lê trên đường khi bị bắt. Hoặc hàng trăm con bị dồn nén ngạt thở trên thùng xe tải, hay bị nhồi thức ăn cho tới nôn oẹ, lử đử rũ rượi trong những cơ sở thu gom.

Trong một cơ sở thu mua chó ở làng Sơn Đông, xã Thành Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá, chúng tôi chứng kiến cảnh nhồi chó cho nặng cân trước khi bán.

{keywords}
Một công nhân làm vệ sinh chuồng chó ở làng Sơn Đông, xã Thành Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá

Một người cầm một cái kìm dài khoảng một mét rưỡi. Anh ta ngó xem bụng con chó nào lép, rồi thò kìm kẹp cổ con đó, lôi ra một cái máy bơm, trông giống máy bơm nước từ giếng lên nhưng to hơn nhiều.

Hai người giữ con chó nằm ngửa, đưa mồm nó vào một cái ống.

Một người khác đứng trên một cái ghế, đu người kéo một cái cần dài khoảng hai mét trên cao để bơm thức ăn vào bụng con chó.

Xong, con chó lại bị cặp cổ tống vào chuồng. Dưới sàn trắng xoá đồ nôn ra của những con vật khốn khổ vốn được coi là rất trung thành với con người.

Những cơ thể nép vào nhau run rẩy, những cặp mắt tuyệt vọng nhìn qua song sắt...

{keywords}
Chủ dọn những bãi nôn của chó sau khi bị nhồi cơm bằng dụng cụ trong hình.

{keywords}
 Chó nôn sau khi bị nhồi

{keywords}

{keywords}
Chó chờ được đưa đi phân phối ở các tỉnh miền Bắc (Ảnh chụp tại àng Sơn Đông)

{keywords}
Những con chó bị xây xướt là bằng chứng bị bắt trộm.

Nguồn thu của người dân

Khác với lợn, gà, chó được chăm nuôi đơn giản, không tốn công sức và đầu tư. Chỉ bằng cơm thừa canh cặn, con chó vẫn lớn được.

Bà Thu, 78 tuổi ở xóm 3, Xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An mỗi năm bán được 4 con chó làm hai đợt.

Mỗi đợt thu về chừng 1,8 triệu. Mặc dù đã có tiền tuất của chồng, tiền các con biếu hàng tháng nhưng số tiền thu nhập từ nuôi chó giúp bà có đồng ra đồng vào, dùng vào việc phúng viếng, cưới xin, cho các cháu nhỏ.

Nguồn thực phẩm lớn, món khoái khẩu

Lượng tiêu thụ thịt chó ở Việt Nam là rất lớn. Ở làng Sơn Đông, cứ chiều về là có rất nhiều xe tải chở đầy chó đi phân phối ở các tỉnh ở miền Bắc.

{keywords}
Thịt chó sống bày bán tại chợ Trung Mỹ Tây, TP.HCM

Một cơ sở làm thịt chó nhỏ, đồng thời là nơi chế biến, bán thịt chó cho các nhà hàng ở thôn Tó, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội hay ở khu chợ tạm Trung Mỹ Tây, Sài Gòn một ngày giết thịt từ 20 tới 70 con, tuỳ theo lượng khách.

Hầu như, tại huyện nào ở Việt Nam cũng có nơi giết mổ, chế biến chó.

Là một nguồn thu về kinh tế và là một món khoái khẩu phổ biến như vậy thì việc kêu gọi không ăn thịt chó sẽ là điều không tưởng!

Vấn đề đáng bàn ở đây, là “ăn” như thế nào, chứ không phải là có nên ăn hay không.

Trong ấy, việc “ăn” ở đây liên quan tới hành trình đau khổ những con vật phải chịu đựng trước khi biến thành miếng thịt.

Xã hội không thể chấp nhận sự vận hành có nhiều yếu tố phi pháp của khâu thu mua chó, sự đối xử nhẫn tâm đối với con vật trước khi giết thịt, bởi vì cái ác đối với con vật là tiền đề dẫn tới cái ác với con người.

Video cảnh nhồi chó trước khi đem bán:

Đoàn Bảo Châu

(còn nữa)