- "Cái lợi nhất là đảm bảo ATGT và thời gian chỉ còn 3,5 h so với hơn 7 h trước đây. Việc rút ngắn thời gian cũng là mong muốn của hành khách...".
Thu phí, hoàn vốn cao tốc dài nhất VN thế nào? Với mức phí như hiện nay, phải mất 40 năm cộng thêm Nhà nước hỗ trợ 10 năm nữa thì may ra mới hoàn vốn được. Lưu thông thế nào trên cao tốc dài nhất Việt Nam? Trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 245 km này có hơn 100 km là cao tốc 2 làn xe. Vậy đối với đoạn 2 làn, xe lưu thông như thế nào? Cao tốc dài nhất VN được chạy với tốc độ đa 120 km/h "Đường thiết kế 120km thì cứ cho chạy như vậy. Hạn chế tố độ phạt vô lý, gây ức chế lái xe, lãng phí tiền của" - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết tai cuộc họp về tổ chức khai thác tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. |
Rút ngắn thời gian và an toàn hơn
Theo ông Phạm Duy Đốc – Phó Giám đốc Công ty CP xe khách Yên Bái, việc đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thông xe, đưa vào khai thác toàn tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ vận tải nói chung và đặc biệt là dịch vụ vận tải hành khách tại các tỉnh khu vực Tây Bắc phát triển.
|
Ông Đốc cho biết, DN hiện có 50 xe chạy tuyến Hà Nội – Yên Bái. Sau khi cao tốc thông xe, theo kế hoạch, sẽ phân bổ một lượng xe lớn đi vào đường cao tốc để giảm tải cho đường 70 vốn vừa đông, vừa chật.
Việc đưa xe khách đi đường cao tốc buộc DN phải đóng phí đường và xe không thể bắt khách dọc tuyến, nhưng bù lại xe đi sẽ rút ngắn được thời gian đáng kể.
Ông Đốc phân tích cụ thể, từ Hà Nội đi Phúc Yên nếu so sánh về quãng đường đi trên cao tốc và đi đường 70 thì số km tương đương nhau (khoảng 165 km). Thậm chí nếu đi đường cao tốc với tốc độ nhanh trên 100 km/h chi phí nhiên liệu cũng ngang đi đường 70, nhưng bù lại rút ngắn được gần một nửa thời gian.
“Trước đi đường 70 mất hơn 3h đồng hồ, giờ nếu đi cao tốc chỉ chưa mất đến 2h. Việc rút ngắn thời gian sẽ giúp cho việc đi lại của hành khách nhanh, thuận tiện hơn, vừa an toàn, vừa đảm bảo sức khỏe…”, ông Đốc nói.
Ông Lê Việt Sơn – Giám đốc Công ty vận tải Hà Sơn (chạy tuyến Hà Nội – Yên Bái) cũng cho biết: Hiện nay DN đang làm việc với các cơ quan chức năng để đưa 100% số xe khách của DN lên chạy cao tốc.
Theo ông Sơn, trước khi thông xe toàn tuyến, DN đã cho xe đi qua các đoạn tuyến đường cao tốc đã thông. Kết quả cho thấy về lợi ích kinh tế có hơn, nhưng không đáng kể so với đi đường 70.
“Đi cao tốc mức phí xe khách 45 chỗ mất gần 1 triệu đồng, số tiền này xem như bù vào tiền xăng dầu với quãng đường ngắn hơn. Tuy nhiên cái lợi nhất là đảm bảo ATGT và thời gian chỉ còn 3,5 h so với hơn 7 h trước đây. Việc rút ngắn thời gian còn là mong muốn của hành khách. Nhiều người trước khi lên xe còn hỏi có chạy cao tốc thì họ mới đi...”, ông Sơn nói.
Còn theo bà Nguyễn Lê Hương, Giám đốc Vietravel Hà Nội: “Chi phí tour Yên Bái - Sapa (4 ngày) vẫn ngang bằng tuyến Sapa (3 ngày) đi bằng tàu hỏa thông thường song du khách được tăng thêm 1 ngày trong lịch trình, hành trình tour đi qua nhiều điểm đến đẹp của vùng cao Tây Bắc. Vietravel hiện là đơn vị lữ hành đầu tiên xây dựng và khai thác đường tour mới này."
|
Ông Sơn cho hay, để đảm bảo phục vụ hành khách, sẽ tổ chức gom khách ở các huyện về những nút giao cao tốc. Khi các xe đi đến nút giao, sẽ cho khách lên.
Chị Lê Ngọc Mai (ở Đống Đa, Hà Nội) kinh doanh ở Lào Cai nên mỗi tuần vẫn thường phải lên đây từ 1 đến 2 lần bằng xe khách.
Mỗi lần từ Hà Nội lên, đi đường QL 70, chị Mai phải ngồi xe từ 7- 8h đồng hồ. Thậm chí, nếu đi tàu phải mất cả đêm mới lên đến TP.Lao Cai.
“Khi đường cao tốc thông xe, 6h sáng tôi đi từ Hà Nội và 9h30 đã có mặt ở TP.Lào Cai. Thậm chí, với thời gian đi lại được rút ngắn, tôi có thể giải quyết công việc xong ngay trong ngày rồi về luôn chứ không phải chờ tàu”, chị Mai nói.
Du lịch Sapa giảm giá vì đường cao tốc?
Ông Lưu Đức Kế - Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết, cao tốc Nội Bài – Lào Cai đưa vào khai thác sẽ giúp cho các tour đi lại nhanh gấp đôi so với trước.
|
Điều này sẽ giúp khách du lịch có cảm giác thoải mái, an toàn.
Việc rút ngắn thời gian sẽ giúp khách du lịch có nhiều lựa chọn cho tour tuyến ở trên đường. Bởi, trước đi Hà Nội - Sapa 4 ngày 3 đêm giờ đường tốt có thể rút ngắn xuống còn 3 ngày, thậm chí là 2 ngày hoặc nếu không rút ngắn hành trình thì có thể đưa khách đi thêm tour Bắc Hà....
Nói về phí đường, ông Kế cho rằng: Cứ nói mức phí đường cao, nhưng với 245 km thì mức phí thu như thế là hoàn toàn xứng đáng!
“Với công ty du lịch, khi xe đi đường cao tốc các tour vận chuyển đã giảm từ 30 - 40% chi phí. Và nếu tour không giảm tiền thì phải tăng chất lượng, ăn tốt hơn, ngủ phòng xịn hơn cho khách đi thăm quan... Sở dĩ nhà xe phải đàm phán lại với hãng để giảm 30 - 40% giá cước dù phải mất hơn 1 triệu tiền phí đường là vì đi cao tốc đường ngắn, giảm nhiên liệu nên họ phải chấp nhận” - ông Kế nói.
Với những người dân sống ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ..., việc tuyến đường cao tốc dài nhất nước sắp thông xe sẽ là cơ hội tốt để có thể tự lái xe đưa gia đình đi chơi Sapa.
Chị Lê Huyền ở Long Biên (Hà Nội) cho hay, vì gia đình có xe 7 chỗ nên đang rất háo hức đi lên Sapa dịp cuối tuần.
“Trước đi Sapa cứ phải mất ít nhất 3 ngày và nếu không đi tàu thì đi xe khách. Nhưng giờ có đường cao tốc chỉ mất 3-4 tiếng, gia đình có thể tự lái xe đi, thậm chí có thể đi trong 2 ngày cũng đủ thời gian thưởng thức”, chị Lê Huyền cho hay.