HTML clipboard

- “90% số người tử vong do tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở những nước thu nhập thấp và trung bình mà chủ yếu nạn nhân là những người đi bộ, xe máy. Tai nạn giao thông đường bộ đã trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với thanh niên trong độ tuổi từ 15-29”.

 

Đây là công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Trong chương trình “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011-2020 của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhằm giảm số người  thương vong do tai nạn giao thông do Bộ GTVT tổ chức.

 

Theo báo cáo toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới về phòng chống tai nạn thương tích giao thông đường bộ, mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người bị chết và 20-50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.


HTML clipboard Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với tầng lớp thanh niên
Theo WHO, tai nạn giao thông đường bộ đã trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với thanh niên trong độ tuổi từ 15-29.

 

Ngoài ra, 90% số người tử vong do tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở những nước thu nhập thấp và trung bình mà chủ yếu nạn nhân là những người đi bộ, xe máy.

 

Mỗi năm các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình còn phải chịu thiệt hại đến hơn 65 tỷ USD do tai nạn giao thông, chi phí này vượt quá tổng vốn hỗ trợ phát triển và chiếm từ 1-1,5% GDP.

 

Theo dự báo, tai nạn giao thông sẽ cướp đi sinh mạng của 1,9 triệu người mỗi năm so với con số hiện nay là 1,3 triệu người. Một nửa số người tử vong do tai nạn giao thông là người đi bộ, đi xe đạp và xe gắn máy.

 

Thập kỷ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 2011-2020, chính thức được công bố vào ngày 11/5/2011 là một cơ hội cho các quốc gia củng cố các hoạt động đảm bảo an toàn giao thông bất kể họ đã tiến triển đến mức nào trong công tác này.

 

Kế hoạch toàn cầu cho Thập kỷ cũng nêu ra các bước cần thực hiện nhằm tăng cường an toàn cho xe cộ và đường sá; củng cố hệ thống cấp cứu và xây dựng năng lực quản lý an toàn giao thông nói chung.

 

Kế hoạch còn kêu gọi xây dựng và thực thi pháp luật bắt buộc đội MBH, đeo dây an toàn, ghế giữ trẻ, không uống rượu bia và lái xe, không đi quá tốc độ.

 

Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Hồ Nghĩa Dũng cho biết: “Việc Liên hợp quốc phát động thực hiện chương trình sáng kiến thập kỷ vì an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020 là sự nhận thức đầy đủ, mang tính nhân văn cao của cộng đồng thế giới trước một vấn đề được coi là nguyên nhân thứ 3 dẫn đến gánh nặng bệnh tật và thương tích toàn cầu”.

 

“Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm, hoan nghênh, đánh giá cao sáng kiến “Thực hiện chương trình Thập kỷ hành động về an toàn giao thông đường bộ” với mục tiêu chính là giảm được 50% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ gây ra” - Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết.

 

Để thực hiện thành công kế hoạch hành động, các nước cần ưu tiên trích một tỷ lệ của nguồn kinh phí này cho mục tiêu của Thập kỷ hành động.

 

Các ước tính ban đầu cho biết, mỗi năm các cơ quan quản lý đường bộ trên thế giới sử dụng tới 500 tỷ USD cho hạ tầng giao thông đường bộ và mỗi quốc gia cần khoảng 200 triệu USD/năm và lên tới 2 tỷ USD cho toàn Thập kỷ hành động.

 

Với Chiến lược quốc gia về an toàn giao thông 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 đang được hoàn thiện, việc công bố thập kỷ hành động sẽ tạo thêm động lực cho Việt Nam thực hiện chiến lược của mình trong 10 năm tới đồng thời cũng nêu các bước cần thiết để đạt được các mục tiêu này trong vòng 20 năm tới.

 

Gia Văn