- Bác sĩ tại địa điểm tiêm chủng sởi, rubella ở Trường tiểu học Ngô Quyền, P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, 9 học sinh nhập viện là do bị sốc tâm lí trước và sau khi tiêm.

Chiều 28/11, tại Trường tiểu học Ngô Quyền, BS Trịnh Thị Mỹ Dung – Trạm trưởng Trạm Y tế P.An Cư trực tiếp hướng dẫn và tiêm chủng mũi sởi, rubella cho hàng trăm học sinh ở trường cho biết, tâm lí các bé từ 6 đến 8 tuổi khi tiêm sẽ ít sợ hơn những em từ 10 tuổi trở lên.

{keywords}
Trường Tiểu học Ngô Quyền nơi có 9 học sinh phải nhập viện sau tiêm chủng.

{keywords}
Khẩu hiệu tiêm chủng và học sinh sau khi tiêm sởi, rubella vào chiều 28/11.

Lý giải việc 9 học sinh phải nhập viện trong buổi tiêm sáng cùng ngày, BS Dung chẩn đoán, do các em học sinh có tâm lí sợ trước và sau khi tiêm chủng.

“Việc các em nôn ói, khó chịu đều xuất phát từ tâm lí sợ hãi. Về quy trình tiêm chủng bác sỹ và nhân viên y tế đều thực hiện đầy đủ. Ngoài ra việc bảo quản thuốc cũng đúng theo tiêu chuẩn của ngành y tế...” – BS Dung thông tin

{keywords}
Nhiều học sinh cười tươi giữ bông gòn sau khi tiêm.

{keywords}
BS Trịnh Thị Mỹ Dung – Trạm trưởng Trạm Y tế P.An Cư (giữa) tại điểm tiêm chủng.

Bà Đinh Thị Thảo – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền cho biết, buổi sáng tiêm chủng cho học sinh khối 4 có 290 em và buổi chiều học sinh khối 5 là 295 em. Tuy nhiên, số lượng học sinh tiêm vẫn chưa thống kê đầy đủ, do có em đã tiêm ở ngoài và trường hợp đang bị bệnh chưa tiêm đợt này.

Trao đổi với phóng viên, BS Huỳnh Minh Trúc - GĐ Trung tâm Y tế dự phòng TP. Cần Thơ cho biết, theo kế hoạch, trong 2 ngày 27 và 28/11, Trạm y tế phường Tân An đã tổ chức 3 bàn tiêm tại Trường tiểu học Ngô Quyền.

Đến khoảng 14 giờ chiều ngày 27/11, các em đã hoàn toàn bình phục và ra viện. Trước thái độ hoang mang của một số phụ huynh sau khi xảy ra sự cố nói trên, các nhân viên y tế đã có mặt tại trường, cùng giáo viên động viên phụ huynh tiếp tục cho con em tiêm ngừa.

Quốc Huy