- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại toà đề nghị giữ nguyên mức án của toà sơ thẩm đối với cả 6 bị cáo. Theo đó, VKS đề nghị y án 30 năm tù với bầu Kiên như trong phiên sơ thẩm.
Vợ 'bầu Kiên' bật khóc tại tòa “Với một người đầy đủ nhận thức, tôi hiểu đã ký thì phải chịu trách nhiệm, nhưng cũng mong HĐXX xem xét. Tôi đã ký với vai trò là người vợ tin tưởng chồng. Nhưng...”. |
Sáng 8/12, toà phúc thẩm xét xử phúc thẩm vụ Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm bước sang phần tranh luận.
Trước khi tranh luận, đại diện VKSND tối cao, giữ quyền công tố tại toà nêu quan điểm của VKSND tối cao.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại tòa |
Theo đó, căn cứ vào diễn biến phiên toà, đại diện Viện kiểm sát cho rằng có đầy đủ căn cứ để kết tội các bị cáo như bản án sơ thẩm với 4 tội danh, việc kết tội các bị cáo là đúng người, đúng tội.
“Không có căn cứ để xem xét về kháng cáo xem xét lại tội danh của các bị cáo. Vấn đề về hình phạt, khi quyết định hình phạt, toà sơ thẩm đã đánh giá mức độ, vai trò của các bị cáo là thoả đáng, phù hợp quy định pháp luật. Không chấp nhận kháng cáo của cả 6 bị cáo và bị đơn dân sự, giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với các bị cáo” - vị đại diện Viện kiểm sát tuyên bố.
Về tội trốn thuế, đại diện Viện KSND Tối cao cho rằng Nguyễn Đức Kiên đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với em gái là Nguyễn Thúy Hương.
Kết quả thanh tra của Cục thuế Hà Nội xác định công ty B&B (công ty của Bầu Kiên) kê khai thuế nhưng không kê khai kết quả của hợp đồng ủy thác nêu trên.
Giám định viên Bộ Tài chính đã kết luận thu thuế doanh nghiệp của công ty B&B năm 2009 từ hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính là hơn 25 tỷ đồng. Bản án sơ thẩm quy kết bị cáo phạm tội trốn thuế là có căn cứ pháp luật, không oan.
Về tội lừa đảo, đại diện Viện KSND tối cao cho rằng dù 20 triệu cổ phần đang thế chấp chưa được ACB đồng ý cho giải chấp nhưng bị cáo Kiên vẫn ký nháy vào hợp đồng chuyển nhượng cho tập đoàn Hòa Phát, chỉ đạo cấp dưới lập biên bản họp HĐQT khống về việc chuyển nhượng.
Vì thế, bản án quy kết Nguyễn Đức Kiên phạm tội lừa đảo là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Cùng hành vi nêu trên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đã chấp nhận hình phạt và không kháng cáo.
Về hành vi Cố ý làm trái: Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn về hoạt động ủy thác nhưng các bị cáo trong HĐQT ACB đã đồng ý chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB đem gửi 718 tỷ đồng vào Vietinbank.
Toàn bộ số tiền trên đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, gây thiệt hại cho ACB. Tương tự, bản án sơ thẩm buộc bị cáo Kiên và các đồng phạm đã cố ý làm trái trong việc đầu tư cổ phiếu, thiệt hại cho ACB hơn 687 tỷ đồng là có căn cứ, không oan.
Theo VKS, có cơ sở kết luận bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã phạm 4 tội: trốn thuế, kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn phạm tội cố ý làm trái. Án sơ thẩm đã quy kết là đúng pháp luật, không có cơ sở để xem xét lại về phần tội danh đối với các bị cáo.
Ngoài ra, đại diện Viện kiểm sát cũng bác kháng cáo của Công ty B&B về tội Trốn thuế; Bị cáo Trịnh Kim Quang rút đơn kháng cáo, đề nghị HĐXX đình chỉ kháng cáo đối với bị cáo này.
Cuối buổi sang 8/12, phiên toà bắt đầu chuyển sang phần tranh luận với phần bào chữa của các luật sư.
Bầu Kiên không thừa nhận đã lừa ‘bạn vàng’ Bị cáo nhiều lần nhắc đến mối quan hệ thân thiết với ông Long: “Tình bạn của tôi và anh Long hàng trăm tỷ không mua được”. |
Hoàng Sang