Bài 1:
Lặng người ở nghĩa trang hàng vạn hài nhi
Hơn
42.200 hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi hiện đang yên nghỉ
tại hai nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên – Huế. Những dòng thơ than
khóc, trách cha mẹ viết trên những ngôi mộ tí xíu vô danh khiến người
đọc phải lặng người…
|
Nghịch cảnh gần nhất ai cũng có thể chứng kiến là ngay tại một bệnh viện phụ sản (như Bệnh viện Phụ sản Trung ương chẳng hạn), trong khi Trung tâm hỗ trợ sinh sản hàng ngày tiếp nhận những cặp vợ chồng kiên trì đeo đuổi chữa trị vô sinh, thì ngay bên cạnh là khoa Kế hoạch hóa gia đình, mỗi ngày vài chục thai nhi vô tội phải giã từ cuộc sống.
Thụ tinh ngoài ống nghiệm 8 lần mới thành công
Do nạo hút thai 3 lần trước khi lập gia đình nên đến mãi 4 năm sau khi cưới chị T. (28 tuổi, đến từ Hà Nội) vẫn chưa có con. Lo lắng, sốt ruột trước sức ép của chính bản thân, của chồng cũng như toàn thể gia đình nhà chồng, chị T. đã đi khám ở Trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Quá khứ nạo hút thai "hoành tráng" đã khiến nhiều người khốn đốn khi muốn có một đứa con về sau (Ảnh: C.Q) |
Tại đây, quá trình tìm hiểu bệnh sử của chị T. đã ghi nhận một quá khứ khá “hoành tráng” với 3 lần phá thai (đều với người yêu cũ) trước khi chị kịp bước sang tuổi 24 và lấy chồng. Những tổn thương, di chứng do những lần phá thai trong quá khứ giờ hiển hiện rõ trong cuộc sống của chị: Vòi trứng (nơi trứng gặp tinh trùng và thụ tinh) bị tắc, tử cung (nơi phôi làm tổ) bị dính chặt vào nhau do các vết thương sau khi nạo thai tạo nên.
Theo các bác sỹ sản khoa, cơ chế tắc vòi trứng, dính tử cung xảy ra rất dễ dàng với người nạo hút thai: Quá trình đưa các dụng cụ y tế vào tử cung để lấy thai ra có thể gây ra những vấn đề viêm nhiễm do dụng cụ chưa vô khuẩn, bác sỹ làm hơi “mạnh tay” để đảm bảo một lần là xong (hoặc cũng có người bị sót, phải làm đi làm lại nhiều lần). Những tác động như vậy gây cho tử cung những vết thương và khi biến thành sẹo, thành các vết thương có thể bị dính vào nhau, gây dính tử cung.
Chồng chị T. đi cùng cũng chỉ được thông báo là vợ khó sinh con do tử cung bị dính, vòi trứng bị tắc chứ tuyệt nhiên không biết vì sao vợ lại bị như vậy. Các bác sĩ cho biết khai thác tiền sử sức khỏe bệnh nhân là điều quan trọng nhưng tất cả được giữ bí mật tuyệt đối (nhất là với chồng) theo yêu cầu của người bệnh.
Với trường hợp như của chị T., các bác sĩ phải phẫu thuật nội soi tách vòi trứng, tách buồng tử cung nhưng kết quả là chị T. phải thụ tinh ngoài ống nghiệm rồi đưa phôi vào trong chứ không thể có thai theo cách tự nhiên được (bởi chị phải cắt bỏ vòi trứng do viêm nhiễm).
Nhưng khổ nỗi, cứ đưa phôi vào trong lần nào là lần ấy thất bại (có lần thai đã được 22 tuần nhưng vẫn không thành công). Phải ròng rã, kiên trì đến lần thứ 8, chị T. mới thỏa khao khát làm mẹ.
Lý giải nguyên nhân của 7 lần thất bại, các bác sĩ của Trung tâm hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong số đó là do tử cung quá yếu nên không thể giữ phôi được”. Thành tử cung yếu là hậu quả của việc bệnh nhân đã phá thai nhiều lần (thực tế là 3 lần).
Tinh thần bị dày vò
Những người tìm đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản (BV Phụ sản TW) thường tỏ ra rất hối hận, ăn năn, day dứt về việc đã phá thai trong quá khứ (có người phá nhiều lần trước khi thực sự muốn có con). |
Như vậy, cứ mỗi lần thụ tinh thất bại, chị T. chấp nhận mất tất cả số tiền bỏ ra. Để có được một đứa con, chỉ tính riêng thiệt hại về tiền của đã lên tới ngót nghét 400 triệu đồng (tính chưa đầy đủ)!
Nhưng những thiệt hại về vật chất như trên không sao so sánh được với nỗi khổ về tinh thần. Bác sỹ, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hợi, Trung tâm hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, người đi chữa vô sinh thường có tâm trạng rất nặng nề.
Họ đứng trước quá nhiều áp lực (từ bản thân, chồng, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, dư luận, vv…). Thậm chí có người còn tuyên bố sẽ bỏ vợ 'nếu chạy chữa nốt lần này' mà không thành công.
“Điều đó gây ra nỗi ám ảnh cho người phụ nữ”, bác sĩ Hợi nói.
Những người tìm đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản – nơi bác sĩ Hợi đang công tác – thường tỏ ra rất hối hận, ăn năn, day dứt về việc đã phá thai trong quá khứ (có người phá nhiều lần trước khi thực sự muốn có con).
“Họ thường nói biết thế này thì ngày xưa em không làm như thế nữa, hoặc những câu có ý đại loại như vậy. Ngay sáng nay thôi tôi cũng vừa tiếp một bạn còn rất trẻ, đã phá thai một lần và đã lấy chồng mới nhưng không có con. Bạn ấy rất đau khổ, ân hận”, bác sĩ Hợi kể lại.
Ai cũng có thể bị vô sinh, nếu...
Nạo hút thai ở các cơ sở y tế
không đảm bảo sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ sinh sản
về sau (Ảnh minh hoạ: T.Hà) |
Điều khó khăn nằm ở chỗ nếu biết sớm sẽ xử lý tách dính sớm thì càng tốt, nhưng không ai tự biết tử cung hay vòi trứng bị dính cho đến khi thấy mình không thể có con.
Nhiều trường hợp để dính quá lâu hoặc để vòi trứng bị viêm, ứ nước rồi phồng ra, bên trong chứa đầy dịch, mủ khiến các bác sỹ không thể nội soi tách dính thành công mà chỉ có một cách cắt cả vòi trứng đi.
Điều này chứng tỏ người phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và bạn tình cũng có những cách quan hệ không lành mạnh. Nó không chỉ gây viêm nhiễm thông thường mà còn gây viêm ngược dòng vào sâu bên trong gây viêm nhiễm nặng (có người còn bị viêm dính ổ bụng do nhiễm vi khuẩn Chlamydia – một loại vi khuẩn lây qua đường tình dục, gây dính tử cung).
Với việc cắt cả vòi trứng đi như vậy, người phụ nữ này sẽ không thể sinh con theo đường tự nhiên mà phải thụ tinh ngoài ống nghiệm rồi cấy vào tử cung.
“Nhiều trường hợp vì không cắt vòi trứng nên khi cấy phôi vào, phôi không thể phát triển bởi dịch và mủ trong đó quá độc”, bác sỹ Hợi nói.
Điều đáng buồn là trong số yếu tố vô sinh do dính tử cung, tắc vòi trứng (chiếm đến 60% trong tổng số các nguyên nhân gây vô sinh ở nữ) thì hầu hết những người rơi vào trường hợp này đã từng phá thai ít nhất 1 lần. Do nạo phá thai ở các cơ sở hoạt động lén lút nên đã gây ra biến chứng nguy hiểm.
“Tắc vòi trứng, dính tử cung sau khi nạo thai sẽ không loại trừ ai cả. Ai cũng có khả năng gặp những vấn đề này, nếu người nạo hút nhiều thì nguy cơ càng cao”, bác sĩ Hợi cho biết.
Tỷ lệ vô sinh tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ phá thai - Theo điều tra của Bộ Y tế năm 2008, tỷ lệ phá thai ở Việt Nam là 29/100 trẻ em sống. - Theo Hội nghị sản phụ khoa Toàn quốc lần thứ 10 (14/5/2010), người trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam đã phá thai là 2,4%; 90% vị thành niên không biết độ tuổi thích hợp để có thai; 61% trẻ vị thành niên không biết thời điểm dễ bị mang thai; 50% vị thành niên không biết biện pháp tránh thai. - Đặc điểm của vị thành niên là có xu hướng ham muốn cao và biến nó thành hành động. Trong những ham muốn thể chất thì ham muốn tình dục dễ giải tỏa và phóng túng nhất. - Việt Nam hiện là 1 trong 10 nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới. |
Cẩm Quyên
Bài 3: Vật vã trước mộ hài nhi xin con tha thứ
Lặng người ở nghĩa trang hàng vạn hài nhi