- Năm 2014, ngành TNMT đã thu được 5.000 tỷ đồng từ việc tính và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để nộp ngân sách – Thông tin từ Bộ TNMT.

Việc tính và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản căn cứ theo yêu cầu trữ lượng, chất lượng khoáng sản nằm trong lòng đất được triển khai theo Nghị định số 203/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2014.

{keywords}

Năm 2014 cũng là lần đầu tiên ngành TNMT hoàn thành hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường biển, hải đào bằng công nghệ viễn thám phủ trùm toàn bộ vùng biển, hải đảo Việt Nam.

Trước đó, Luật Khoáng sản 2010 được xây dựng với chủ trương không khuyến khích khai thác khoáng sản không có hiệu quả; chỉ cho phép khai thác khoáng sản khi đảm bảo tuân thủ quy hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phương; đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước – doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản...

Nghị định 203 của Chính phủ là văn bản quy định chi tiết thực hiện Khoản 3, Điều 77 của Luật Khoáng sản 2010.

Cụ thể, tại Điều 77 về "Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản" quy định: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá; Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản; Chính phủ quy định cụ thể phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Bộ Tài nguyên Môi trường cũng ghi nhận, 2014 là năm đầu tiên TP.Hà Nội hoàn thành vượt mức cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, đạt 99.6% diện tích cần cấp. Hà Nội đã cấp 2.000 GCN QSDĐ đối với tổ chức, gần 6.000 giấy đối với hộ gia đình, cá nhân và trên 40.000 giấy cho các hộ gia đình mua nhà tại các dự án phát triển nhà.

Năm 2014 cũng là lần đầu tiên ngành TNMT hoàn thành hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường biển, hải đào bằng công nghệ viễn thám phủ trùm toàn bộ vùng biển, hải đảo Việt Nam.

Bộ TNMT đã xây dựng bản đồ chuyên đề về lớp phủ bề mặt tỷ lệ 1:50.000 cho vùng ven biển và các đảo nổi; hệ thống bản đồ chuyên đề kèm theo các bộ vùng lãnh hải VN; hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên – môi trường biển và hải đảo.

Đặc biệt, bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000 vùng quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa; hệ thống bản đồ địa hình quần đảo Trường Sa bag quần đảo hoảng sa tỷ lệ 1:25.000 các đảo nổi và bãi đá ngầm độ sâu đến 10m.

Cũng trong năm nay, 2014, Bộ TNMT triển khai thực hiện NĐ số 51 về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhâ khai thác, sử dụng tài nguyên biển nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tổng hợp, thống nhất biển và hải đảo, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, hải đảo.

Kiên Trung