- 7 ngư dân Việt Nam từ Bangkok đã về đến TP.HCM vào tối 31/3 qua đường hàng không sau khi bị bị tầu nước ngoài đâm chìm ngoài khơi hôm 25/3. Họ đã được một tầu kéo Singapore cứu sau hai ngày lênh đênh trên biển và đưa đến cảng Rayong, cách Bangkok hơn 200 km về phía Đông Nam.

Thuyền trưởng Phạm Linh Đôn cho chúng tôi biết, ra khơi ngày 12 tháng riêng âm lịch tức ngày mùng 2/3, tầu câu mực biển số Bth 96059 của Bình Thuận đang hoạt động tại tọa độ 650N-750L, ráp gianh Indonexia thì bất ngờ bị hỏng vào ngày 23/3.

Nguyên nhân do ướt cốc đề, mát đường điện dẫn đến nổ bình ắc quy, nguồn điện trên tầu bị mất hoàn toàn, ICOM- Máy thông tin liên lạc tầm xa- không thể sử dụng.

{keywords}

Tầu Singapore phát hiện 7 ngư dân Việt Nam đang bám sống tầu lật úp trôi trên biển.

{keywords}

Các thủy thủ tầu Singapore cứu hộ ngư dân Việt Nam.

Các anh đã lấy áo trắng trên viết ký hiệu SOS căng trên mạn tầu làm tín hiệu kêu cứu, đồng thời dùng dù dằn nước để chống lật thuyền. Sau hai ngày tầu trôi tự do trên biển, khoảng 10 giờ sáng ngày 25/3, tầu của anh bị một tầu nước ngoài với kích thước rất lớn bất ngờ đâm gây lật.

Lúc đó, nhiều người đang ngủ, nhóm còn lại đang ở dưới hầm tầu nên không kịp có phản ứng gì.

Sau khi vật lộn với các con sóng và trồi được lên mặt nước, cả nhóm ngư dân bám vào các mảnh ván và dần hỗ trợ nhau trèo lên đáy thuyền. Thuyền nổi lập lờ khoảng 50 cm và ngày càng chìm dần.

Cả nhóm như vô vọng khi thấy chiếc tầu xa dần mặc dù đã dùng các biện pháp nhằm báo hiệu cho con tầu.

{keywords}

Nhóm ngư dân Việt Nam (trái) chờ lên tầu thực hiện việc khai báo vụ việc.

{keywords}

Nạn nhân bồi hồi kể lại những giây phút phải thoát khỏi tầu bị lật úp trên biển.

Anh Phạm Linh Đôn cho biết, đã kịp thời lấy con ghẹ khắc vào đáy thuyền số hiệu của chiếc tầu gây ra tai nạn để làm bằng chứng sau này.

Gặp chúng tôi, Đôn với khuôn mặt buồn buồn thổ lộ, có lẽ con tầu cũng không biết họ vừa gây tai nạn. Còn Nguyễn Quốc Cường, ngư dân trẻ nhất nhóm mới có 20 tuổi ứa nước mắt.

Để tồn tại, các anh đã phải lấy áo quấn vào chân và ngồi ôm sống thuyền nhằm chống những cơn sóng giữ hất văng xuống biển và hạn chế đầu bị ướt nhằm giữ thân nhiệt.

Bám víu vào đáy chiếc tầu bị lật hơn 4 tiếng thì họ may mắn được tầu PU 2008, số hiệu QV 7194 của Singapore đến cứu.

Thuyền trưởng Phạm Linh Đôn cho rằng, nếu lúc đó có sóng to hoặc không được cứu kịp thời trong ngày, cả nhóm khó có thể bảo toàn mạng sống để trở về.

Cả nhóm cho biết, thuyền trưởng tầu đã vớt họ lên là người Indonesia đã dành sự hỗ trợ y tế, thức ăn đồ uống và thông tin liên lạc cho nhóm nạn nhân Việt Nam.

Theo con tầu này, 9h30 phút ngày 30/3, các anh được đưa lên bờ tại cảng Rayong, nơi đã có hai cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan chờ sẵn.

Các thủ tục bảo hộ công dân, đặc biệt liên quan pháp lý đã được giải quyết nhanh chóng, cuối buổi chiều, hai nhân viên Đại sứ quán bắt đầu đưa toàn bộ nhóm nạn nhân lên Bangkok.

Tại đây, các ngư dân được Đại sứ quán hỗ trợ các nhu yếu phẩm, chỗ ăn ở và ngay trong đêm 30/3, các thủ tục được tiến hành để phục vụ việc cấp giấy thông hành.

Quây quần bên chén chè thái sau khi được ăn bữa cơm ngon Việt Nam đầu tiên sau khi thoát chết trên biển, nhóm ngư dân cho chúng tôi biết, rất biết ơn các thủy thủ Singapore đã cứu mạng.

{keywords}

 Cán bộ Đại sứ quán thông báo tình hình vụ việc cũng như hỗ trợ tư pháp cho các nạn nhân.

{keywords}

7 Ngư dân Việt Nam nhận giấy thông hành và tối 31/3 đã về đến thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Quốc Cường, trẻ nhất nhóm mới có 20 tuổi vẫn còn chưa hết run cho biết, tuy bị đâm gây lật úp thuyền, nhưng rất may là vụ tai nạn xẩy ra ban ngày và đây là tuyến có nhiều tầu thuyền đi qua.

Tầu vừa cập mạn vào đất Thái Lan, các anh được các nhân viên Đại sứ quán đón tiếp và động viên tinh thần.

Phía Đại sứ quán cũng hỗ trợ các vật dụng thiết yếu và tiến hành bảo hộ công dân, tiến hành làm các thủ tục pháp lý để nhóm 7 ngư dân có thể ngay lập tức sum họp gia đình vào tối 31/3.

Lào Thái Sơn