- Hai chiến hạm của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trưa 6/4. Đây là 2 chiến hạm hiện đại đến thăm và trao đổi kinh nghiệm tác chiến cứu nạn, cứu hộ trên biển với lực lượng Hải quân Việt Nam nhân 20 năm ngày thiết lập quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ...

Máy bay "siêu tải" của không quân Hoa Kỳ tại Đà Nẵng

Chiều tối 31/3, chiếc máy bay “siêu” tải trọng của không quân Hoa Kỳ chính thức đón tiếp các cơ quan báo chí Việt Nam tham quan sau khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng.

Tàu USS Fort Worth (LCS 3) do Đại tá Kawas là người gốc Matawan, bang New Jersy làm thuyền trưởng. Đây là tàu thế hệ thứ hai hai của lớp Fredoom, loại tác chiến gần bờ (LCS) và là một trong những tàu chiến tối tân và hiện đại nhất hiện nay.

Nhiệm vụ của tàu FORT WORTH cũng như sĩ quan, thủy thủ là sẵn sàng thực hiện các hoạt động tác chiến nhanh chóng và kéo dài trên biển nhằm hỗ trợ cho chính sách của Hoa Kỳ.

{keywords}

Thiết kế của tàu cho phép đánh bại các đe dọa trên biển, tiếp cận và khống chế khu vực tác chiến.

Fort Worth có các khả năng chiến đấu và độ linh hoạt cao trong hoạt động với các nhiệm vụ tập trung như phá mìn, tác chiến chống tàu ngầm và tác chiến chống tàu nổi.

Fort Worth được trang bị hệ thống pháo Bofors Mk 110 cỡ nòng 57mm. Hệ thống pháo có chức năng kép, tự động bắn, sử dụng đạn Bofors 57mm 3P tự lập trình cho mọi mục tiêu, cho phép 3 chế độ bắn, chế độ tự động hẹn giờ, đánh giá tác động và các chức năng xuyên giáp.

Tàu Forth Worth gia nhập hạm đội bảy với phi đội bay đến từ liên đội trực thăng tấn công hải quân 35, với biệt danh “những phù thủy” và một máy bay không người lái (VTUAV) MQ-8B Fire Scout. Máy bay Fire Scout sẽ hỗ trợ máy bay MH-60 R mở rộng tầm bay và thời gian bay nhằm tăng cường khả năng hoạt động hàng hải.

"Forth Worth sẽ là đầu tàu của hạm đội 7, thể hiện sự hiện diện tiên phong trong các vùng biển quan trọng của khu vực và mở rộng hoạt động với các đồng minh và các đối tác theo cách thức chưa từng có” - Phó đô đốc Robert Thomas, tư lệnh, hạm đội 7 cho biết.

Chiến hạm thứ 2 mang tên USS Fitzgerald mang theo 300 thủy thủ được ví như một 'thị trấn nhỏ' trên biển, bao gồm phòng ăn, ngân hàng, máy ATM, phòng giặt, bưu điện, các cửa hàng và một tiệm cắt tóc. Tàu dài 154 m (505 ft), rộng: 20 m (66 ft),chiều cao mớn nước: 9,2 m (30.5 ft). Tầm nhìn từ đài chỉ huy: 12 hải lý, lượng dãn nước: 8.315 tấn.

Vũ khí được trang bị trên tàu gồm: Giá súng 1.MK 45/MOD 2 5’/54 CAL. Các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng 2-MK 41/MOD 2 (90 bệ phóng cho tên lửa Standard, tên lửa hành trình TOMAHAWK hoặc hệ thống phóng ngư lôi thẳng đứng ASROC).

Các bệ phóng tên lửa chống tàu 2-MK 141 HARPOON và các hệ thống vũ khí tầm gần 2-MK 15/MOD 12 PHALANAX cùng bệ phóng ngư lôi bên sườn tàu 2-MK 32/MOD 14.

Vũ khí điện tử bao gồm cảm biến và radar tìm kiếm máy bay SPY-1D 3D. Radar tìm kiếm trên mặt biển SPS-67. Radar định vị hàng hải SPS-73. Tia định vị siêu âm dưới nước. Tia định vị siêu âm dưới nước tàu kéo chiến thuật.

Tàu Fitzgerald đã tham gia vào một số chiến dịch và tập trận, kể cả Chiến dịch Tomodachi để đối phó với trận động đất và sóng thần Tohoku vào tháng 3/2011.

Toàn bộ hệ thống vũ khí, khí tài hiện đại nhất được trang bị trên 2 tàu chiến này đảm bảo năng lực tác chiến trên biển khi có chiến sự xảy ra và nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng hải trên biển.

{keywords}

{keywords}

 {keywords}

 {keywords}

Máy bay không người lái trinh sát và máy bay săn ngầm trang bị trên 2 chiến hạm Hoa Kỳ.

{keywords}

Dàn phóng tên lửa trên tàu.

 {keywords}

{keywords}

{keywords}

Hệ thống súng máy bắn tự động trên tàu.

{keywords}

{keywords}

Hệ thống tàu cao tốc trang bị vũ khí hiện đại khi tác chiến gần bờ.

{keywords}

Hệ thống vũ khí tác chiến điện tử trên tàu

{keywords}

{keywords}

Dàn tên lửa đạn đạo dẫn đường bằng điện tử trang bị trên tàu

{keywords}

Vũ Trung