“Khi ấy phía trước xe tôi là một ô tô bốn chỗ màu đen. Xe tôi lúc đó đang chạy hướng chếch 45 độ, xi nhan định vượt phải, chưa kịp vượt đã bị bắn tốc độ. Nếu chạy với tốc độ cảnh sát đo thì tôi chỉ có “bay” mới qua được”, ông nói.

{keywords}
Hình chỉ mang tính minh họa

Suốt sáu tháng kể từ khi bị CSGT Thanh Hóa xử phạt, tài xế Nguyễn Văn Tân (53 tuổi, ngụ tổ 30, khu 2B, phường Cao Xanh, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cho rằng mình bị “đặt bẫy”, bắn điêu nên không ngừng gửi đơn tới các cơ quan chức năng khiếu nại.

65km/h hay 97km/h?

Ông Tân cho biết: Ngày 13/12/2014, ông điều khiển xe BKS 14A – 11000 trên QL1A hướng từ Ninh Bình về Thanh Hóa, đến km297 +200 gần đền Bà Triệu thì bị CSGT dừng xe. Tại đây, trung tá CSGT tên Thịnh thông báo ông đã chạy quá tốc độ là 97/80km/h.

Tuy nhiên, ông Tân cho rằng mình chỉ đang chạy ở tốc độ 65km/h, yêu cầu được xem lại đoạn băng ghi hình. Địa điểm ghi hình là ngôi nhà 3 tầng cách nơi ông bị dừng xe 11km, màn hình lưu thông số tốc độ xe ông là 97km/h.

Ông không chấp nhận kết quả này, lý do: “Khi ấy phía trước xe tôi là một ô tô bốn chỗ màu đen. Xe tôi lúc đó đang chạy hướng chếch 45 độ, xi nhan định vượt phải, chưa kịp vượt đã bị bắn tốc độ. Nếu chạy với tốc độ cảnh sát đo thì tôi chỉ có “bay” mới qua được”, ông nói. Sau đó ông bị bắt kí biên bản, nộp phạt 2,5 triệu".

{keywords}
Ông Tân một mực cho rằng mình bị "bắn điêu"

Vì nhà xa nên 16h cùng ngày, ông gặp trạm trưởng xin nộp phạt trước khi có quyết định xử phạt, được giới thiệu gặp thượng tá Tuấn. Người này hướng dẫn ông đến gặp hai nữ cảnh sát.

“Một cô đưa giấy trắng cho tôi viết giấy gửi tiền nộp phạt, cam kết không có tiêu cực. Khi trả lại giấy tờ xe, bằng lái, cô này đưa cho tôi một tờ giấy để trống tên, ngày và mức tiền, yêu cầu kí vào góc trái là “đã nhận đủ giấy tờ xe””, lời ông Tân.

Sau một đêm trằn trọc mất ngủ cho rằng mình bị xử oan, sáng hôm sau, ông đánh xe đến vị trí tổ tuần tra đang làm việc (đền Bà Triệu), yêu cầu chạy thử lại. Ông yêu cầu chạy lại hai lần, một lần dưới 80km/h (tốc độ cho phép) và một lần 97km/h như máy đo tốc độ ghi được.

Nhưng trung tá Thịnh giải thích, máy đo tốc độ đã được cài mặc định mức tối thiểu để đo tốc độ xe con trên quốc lộ là 85km/h (nghĩa là chỉ những xe chạy tốc độ từ 85km/h trở lên mới “dính đòn” – NV), nên không đồng ý cho ông Tân chạy lại ở tốc độ dưới 80km/h. Đồng thời, vị này đã tự cầm lái cho xe chạy thử lại với tốc độ 96km/h, máy đo báo 94km/h.

Ông Tân vẫn không “phục”, vẫn cho rằng tốc độ cao như thế thì buộc phải thẳng lái, song song với dải phân cách; còn trong trường hợp xe ông chạy chếch 45 độ như trong máy ghi hình, thì không thể.

Ảnh chụp bị chỉnh sửa?

Người lái xe đến trạm CSGT đóng tại Quảng Xương đưa đơn khiếu nại máy đo tốc độ, xin nộp lại giấy tờ xe để lấy lại các giấy tờ xử phạt và số tiền phạt đã nộp để ông tự nộp khi có quyết định xử phạt.

Tuy nhiên một CSGT tên Tuấn nói biên bản đã bị huỷ. Ông nghi ngờ: “Tại sao chưa ra quyết định xử phạt đã huỷ biên bản vi phạm? Biên bản hủy rồi, xem như xe tôi không vi phạm, vậy số tiền 2,5 triệu đồng tôi đã nộp có được chuyển vào kho bạc không?

Lúc này cảnh sát nói máy đo tốc độ là do Cục CSGT Đường bộ và Đường sắt cấp, trạm cứ thế làm. Anh ấy còn đề nghị tôi không khiếu nại nữa”.

Ba ngày sau, ông điện thoại cho cảnh sát Tuấn trình bày những thắc mắc, nói sẽ không khiếu nại nếu phía CSGT nhận sai. Không nhận được hồi âm, ông gửi đơn khiếu nại máy đo tốc độ của CSGT không chính xác, và có khuất tất trong thủ tục xử lý vi phạm.

{keywords}
Cận cảnh một máy đo tốc độ kết hợp máy ảnh kỹ thuật số

Ông cho rằng: “Tổ xử lý huỷ biên bản như vậy là không đúng, ngày kí nhận giấy tờ xe sai. Biên bản lưu ban đầu chữ kí sắc nét nhưng ở đây chữ kí mờ. Ảnh chụp tốc độ đã sử dụng photoshop, xoá xi nhan phải, làm mờ biển số”.

Ngày 26/3/2015, Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hoá có quyết định giải quyết khiếu nại của ông Tân. Nội dung: Việc lập biên bản với ông là đúng quy định. Về máy đo tốc độ, là do Cục CSGT giao cho tổ công tác của Cục tăng cường về Phòng CSGT CA tỉnh Thanh Hóa sử dụng, đang còn hạn kiểm định; nếu ông Tân nghi ngờ máy đo không chính xác, đề nghị liên hệ với Cục CSGT để được trả lời.

Cũng theo văn bản này, việc cán bộ xử lý vi phạm sau khi giải quyết thủ tục xử phạt hủy biên bản vi phạm hành chính (liên 2) là đúng quy định; nếu không đồng ý, ông có thể đâm đơn ra tòa.

Ông Tân không chấp nhận thông báo trên. Tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Cục CSGT và nhiều cơ quan chức năng. Mệt mỏi vì việc “kiện tụng” kéo dài, nhưng tài xế này tâm sự: “Tôi chỉ mong muốn làm rõ sự việc, để mọi tài xế được hưởng công bằng khách quan khi bị xử lý vi phạm giao thông”.

Nghi ngờ CSGT Thanh Hóa “bẫy” tài xế, ông Tân đã đến Viện Đo lường Quốc gia, nơi kiểm định loại máy này để tìm hiểu. “Cán bộ đo lường nói máy đo này cho phép đo tốc độ từ 8 - 320km/h, sai lệch 2km. Vậy tại sao lại cứ phải cài đặt mặc định tối thiểu 85km/h?”, ông thắc mắc.

(Còn nữa)

(Theo Pháp luật Việt Nam)