Bản Phiêng Luông (Công Bằng - Pác Nặm - Bắc Kạn) là nơi tập trung 67 hộ nghèo nhất huyện Pác Nặm. Nơi đây đã diễn ra một thảm kịch về hai chị em ruột khi lấy phải một người chồng vũ phu.
Bản Phiêng Luông dần hiện lên với những ngôi nhà như bát úp ngang sườn dốc, ôm trọn một quả đồi bên cạnh cánh đồng ruộng bậc thang.
Là bản vùng sâu, vùng xa của huyện nên Phiêng Luông rất nghèo. Có lẽ, ở nước ta ít có bản nào nghèo như vậy. Cuộc sống tách biệt với thế giới văn minh. Cả năm họa hoằn lắm mới có vài người lạ vào bản.
“Ở đây có ông chồng suốt ngày đánh đập vợ, người ta bắt đi cải tạo rồi đấy, giờ con cái họ phải sống cảnh nghèo đói quanh năm” - Chị Dương Thị Hồi, Trưởng bản Phiêng Luông sau khi chào hỏi chúng tôi đã nói về bản mình như vậy.
Tôi tò mò hỏi han về người chồng vũ phu mà chị Hồi vừa nhắc đến. Chị không ngần ngại dẫn tôi đến ngôi nhà bất hạnh đó. Trên đường đi, trò chuyện, thì được biết, người chồng vũ phu đó tên là Sầm A Vử, 35 tuổi, hiện đang đi cải tạo 8 năm vì tội đánh đập và hành hạ vợ.
Nhà Vử bằng gỗ, mái lợp phi-brô-xi-măng nằm giữa bản. Trong nhà chỉ có mấy đứa trẻ đang xúm xít chia nhau gói bột súp mỳ tôm Hảo Hảo, bên cạnh là nồi cơm nhão nhoét. Hạt cơm rơi vãi khắp giường tre, nền đất.
Trong nhà chỉ thấy bàn ghế và nồi niêu xoong chảo ngổn ngang, chiếc giường cũ nát và mấy bộ quần áo cùng chăn màn rách tươm rũ rượi khắp nơi. Tôi bùi ngùi hỏi mấy đứa: “Mẹ mấy cháu đi đâu rồi?”. Chúng ngơ ngác với những ánh mắt hoang dại.
Sau mấy câu trò chuyện bằng tiếng địa phương cùng lũ trẻ, chị Hồi cho biết: “Mấy đứa có đi học đâu mà biết tiếng phổ thông. Chúng bảo bố đi đâu không biết, còn mẹ thì đi sang nhà bà ngoại rồi, nhà ngoại ở thôn Lủng Vài, tít đồi cao kia kìa. Đây là những đứa con của bà vợ hai đó”.
Theo hướng tay chị Hồi chỉ thấy ngọn núi hiện ra mờ mờ trong sương sớm. Theo chị, đến đó phải mất cả ngày đường đi bộ.
Vậy là không gặp được họ, tôi lưỡng lự không muốn rời ngôi nhà bừa bộn đó. “Không gặp họ sẽ không tìm hiểu được những gì đã và đang diễn ra trong ngôi nhà này” - tôi thầm nghĩ và tiếc nuối.
Chị Hồi, với anh mắt đăm chiêu nhìn lũ trẻ toát lên một tình thương rạng ngời của người mẹ. Chị kể: “Gia đình anh Vử cũng như bao gia đình khác chuyển đến đây vào cuối năm 2008. Trước khi đến đây hai vợ chồng Vử (Vử và người vợ cả) nghèo lắm. Họ có với nhau một người con gái, nay đã 16 tuổi, đi lấy chồng và có con rồi. Chồng nó còn trẻ nên không biết làm ăn, suốt ngày đi đào con dúi trong rừng. Khổ thân con bé, sang đó phải nuôi mẹ già ốm đau, lại nuôi con nhỏ nữa”.
Như chị Hồi kể thì Sầm A Vử là người rất đẹp trai, có năng khiếu hát hò, nhảy múa, nhưng không hiểu bạo lực gia đình là gì? Trước khi đến đây ở, lúc bình thường thì không sao, nhưng khi uống rượu say là đánh đập, cắn xé vợ khiến người vợ cả ngất lên ngất xuống nhiều lần.
Một lần say rượu, Vử đã dùng búa đập vào đầu vợ. Nhát búa oan nghiệt, đúng chỗ hiểm, đã cướp mất mạng sống của vợ.
Vử đi cải tạo về lại lấy người em ruột của vợ cả tên là Vàng Thị Sải, sinh năm 1977. Họ đã có với nhau 5 đứa con nhỏ, đứa đầu sinh năm 2001, đứa cuối sinh năm 2007.
Từ khi chuyển đến đây, ròng rã mấy năm trời Sải bị Vử đánh đập. Mỗi lần say rượu, gã lại lôi vợ ra đánh, cắn như với người vợ cả. Có lần đánh vợ khiến máu me be bét khắp nhà. Không chịu được, chị Sải đã bỏ đi. Sau đó, công an đến bắt Vử đi cải tạo lần nữa. Theo lời dân bản thì Vử phải đi cải tạo 8 năm.
Từ khi Vử bị bắt đi cải tạo, chị Sải (vợ hai của Vử) không hay ở bản nghèo này nữa, chị qua lại đằng ngoại nhiều hơn, các con nhỏ ngày ngày trong đói khát ở nhà đợi mẹ về.
Điều khiến chúng tôi thắc mắc là không hiểu vì sao một người chồng vũ phu như vậy lại lấy được hai người vợ là hai chị em ruột trong một gia đình? Phải chăng người dân tộc Mông nơi đây cũng có tục nối dây như người Ê Đê ở Miền Trung và Tây Nguyên?
Không biết sau này những đứa trẻ nheo nhóc đó sẽ ra sao khi từ nhỏ chúng đã sống trong cảnh thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, học hành không được tử tế?
Qua tìm hiểu tại bản Phiêng Luông, chúng tôi còn được nghe một câu chuyện lạ nữa. Câu chuyện cũng buồn không khác gì chuyện của nhà anh Vử, chị Sải là mấy. Chỉ có điều nạn nhân là người phụ nữ dám đối mặt, đứng lên cắt bỏ hủ tục lạc hậu này.
Chúng tôi tìm đến gia đình ông Lý Văn Vình, khi ông vừa đi xát thóc về. Chị Hồi nói bằng tiếng địa phương với ông Vình để giải thích lý do chúng tôi đến đây.
Câu chuyện của tôi với ông Vình cứ đứt quãng vì ông không hiểu hết tiếng phổ thông mà phải qua chị Hồi phiên dịch. Ông Vình kể: “Năm nay tôi 60 tuổi, người thôn Lủng Vài, xã Công Bằng, có 12 người con, các con phần lớn đã lập gia đình, chỉ còn 3 người con chưa xây dựng gia đình đang sống cùng”.
Qua trò chuyện, được biết con trai ông Vình tên là Lý Văn Tính, lấy vợ tên là Lý Thị Van, người cùng thôn Lủng Vài, xã Công Bằng.
Anh Tính là người thu lãi tiền vay ngân hàng của bà con ở Phiêng Luông. Thu tiền về, Tính không mang đi nộp mà mua rượu uống hết. Khi ngân hàng đến đòi, túng quá không biết làm gì nữa Tính đã tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón, Tính chết đi để lại gánh nặng đè lên đôi vai gầy của chị Van. Một mình chị nuôi 3 đứa con thơ dại.
Nỗi khổ mà chị Van phải gánh chịu càng trở nên nặng trĩu khi ông Vình bắt phải lấy người em trai của Tính còn ít tuổi, vì theo cái lý của ông Vình là “tao đã mua mày về thì mày mãi mãi phải làm dâu nhà này”.
Chị Van không chấp nhận lấy em chồng nên đã bỏ nhà ra đi. Thấy sự việc không thành, ông Vình quay lại đòi gia đình nhà chị Van phải bồi thường số tiền 10 triệu đồng mà ông chi ra lúc cưới.
Trước nỗi khổ của con gái đã 3 mặt con rồi lại phải lấy người chồng ít hơn mình gần chục tuổi, lại là em trai ruột của chồng mình, bố mẹ chị Van đã cắn răng nhịn từng bữa, chạy vay khắp nơi kiếm đủ 10 triệu đồng đền cho ông Vình mới êm chuyện.
Rời Phiêng Luông trong bóng chiều ảm đạm, tôi chợt thấy hình ảnh những người đàn bà Mông cặm cụi leo núi, mặt cứ cắm xuống đất. Số phận của họ nơi góc rừng xó núi thật buồn thảm.
Theo Giáo dục Việt Nam
Bản Phiêng Luông dần hiện lên với những ngôi nhà như bát úp ngang sườn dốc, ôm trọn một quả đồi bên cạnh cánh đồng ruộng bậc thang.
Là bản vùng sâu, vùng xa của huyện nên Phiêng Luông rất nghèo. Có lẽ, ở nước ta ít có bản nào nghèo như vậy. Cuộc sống tách biệt với thế giới văn minh. Cả năm họa hoằn lắm mới có vài người lạ vào bản.
“Ở đây có ông chồng suốt ngày đánh đập vợ, người ta bắt đi cải tạo rồi đấy, giờ con cái họ phải sống cảnh nghèo đói quanh năm” - Chị Dương Thị Hồi, Trưởng bản Phiêng Luông sau khi chào hỏi chúng tôi đã nói về bản mình như vậy.
Một góc bản nghèo Phiêng Luông. |
Nhà Vử bằng gỗ, mái lợp phi-brô-xi-măng nằm giữa bản. Trong nhà chỉ có mấy đứa trẻ đang xúm xít chia nhau gói bột súp mỳ tôm Hảo Hảo, bên cạnh là nồi cơm nhão nhoét. Hạt cơm rơi vãi khắp giường tre, nền đất.
Trong nhà chỉ thấy bàn ghế và nồi niêu xoong chảo ngổn ngang, chiếc giường cũ nát và mấy bộ quần áo cùng chăn màn rách tươm rũ rượi khắp nơi. Tôi bùi ngùi hỏi mấy đứa: “Mẹ mấy cháu đi đâu rồi?”. Chúng ngơ ngác với những ánh mắt hoang dại.
Sau mấy câu trò chuyện bằng tiếng địa phương cùng lũ trẻ, chị Hồi cho biết: “Mấy đứa có đi học đâu mà biết tiếng phổ thông. Chúng bảo bố đi đâu không biết, còn mẹ thì đi sang nhà bà ngoại rồi, nhà ngoại ở thôn Lủng Vài, tít đồi cao kia kìa. Đây là những đứa con của bà vợ hai đó”.
Ngôi nhà của vợ chồng Sầm A Vử. |
Vậy là không gặp được họ, tôi lưỡng lự không muốn rời ngôi nhà bừa bộn đó. “Không gặp họ sẽ không tìm hiểu được những gì đã và đang diễn ra trong ngôi nhà này” - tôi thầm nghĩ và tiếc nuối.
Chị Hồi, với anh mắt đăm chiêu nhìn lũ trẻ toát lên một tình thương rạng ngời của người mẹ. Chị kể: “Gia đình anh Vử cũng như bao gia đình khác chuyển đến đây vào cuối năm 2008. Trước khi đến đây hai vợ chồng Vử (Vử và người vợ cả) nghèo lắm. Họ có với nhau một người con gái, nay đã 16 tuổi, đi lấy chồng và có con rồi. Chồng nó còn trẻ nên không biết làm ăn, suốt ngày đi đào con dúi trong rừng. Khổ thân con bé, sang đó phải nuôi mẹ già ốm đau, lại nuôi con nhỏ nữa”.
Sầm A Vử và người vợ hai Vàng Thị Sải (em ruột của người vợ cả) ngày còn trẻ. |
Một lần say rượu, Vử đã dùng búa đập vào đầu vợ. Nhát búa oan nghiệt, đúng chỗ hiểm, đã cướp mất mạng sống của vợ.
Vử đi cải tạo về lại lấy người em ruột của vợ cả tên là Vàng Thị Sải, sinh năm 1977. Họ đã có với nhau 5 đứa con nhỏ, đứa đầu sinh năm 2001, đứa cuối sinh năm 2007.
Từ khi chuyển đến đây, ròng rã mấy năm trời Sải bị Vử đánh đập. Mỗi lần say rượu, gã lại lôi vợ ra đánh, cắn như với người vợ cả. Có lần đánh vợ khiến máu me be bét khắp nhà. Không chịu được, chị Sải đã bỏ đi. Sau đó, công an đến bắt Vử đi cải tạo lần nữa. Theo lời dân bản thì Vử phải đi cải tạo 8 năm.
Những đứa con của Sầm A Vử và Vàng Thị Sải chia nhau gói bột canh lấy từ gói mỳ tôm Hảo Hảo, ăn với chảo cơm nhão nhoét. |
Điều khiến chúng tôi thắc mắc là không hiểu vì sao một người chồng vũ phu như vậy lại lấy được hai người vợ là hai chị em ruột trong một gia đình? Phải chăng người dân tộc Mông nơi đây cũng có tục nối dây như người Ê Đê ở Miền Trung và Tây Nguyên?
Không biết sau này những đứa trẻ nheo nhóc đó sẽ ra sao khi từ nhỏ chúng đã sống trong cảnh thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, học hành không được tử tế?
Qua tìm hiểu tại bản Phiêng Luông, chúng tôi còn được nghe một câu chuyện lạ nữa. Câu chuyện cũng buồn không khác gì chuyện của nhà anh Vử, chị Sải là mấy. Chỉ có điều nạn nhân là người phụ nữ dám đối mặt, đứng lên cắt bỏ hủ tục lạc hậu này.
Chúng tôi tìm đến gia đình ông Lý Văn Vình, khi ông vừa đi xát thóc về. Chị Hồi nói bằng tiếng địa phương với ông Vình để giải thích lý do chúng tôi đến đây.
Câu chuyện của tôi với ông Vình cứ đứt quãng vì ông không hiểu hết tiếng phổ thông mà phải qua chị Hồi phiên dịch. Ông Vình kể: “Năm nay tôi 60 tuổi, người thôn Lủng Vài, xã Công Bằng, có 12 người con, các con phần lớn đã lập gia đình, chỉ còn 3 người con chưa xây dựng gia đình đang sống cùng”.
Qua trò chuyện, được biết con trai ông Vình tên là Lý Văn Tính, lấy vợ tên là Lý Thị Van, người cùng thôn Lủng Vài, xã Công Bằng.
Anh Tính là người thu lãi tiền vay ngân hàng của bà con ở Phiêng Luông. Thu tiền về, Tính không mang đi nộp mà mua rượu uống hết. Khi ngân hàng đến đòi, túng quá không biết làm gì nữa Tính đã tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón, Tính chết đi để lại gánh nặng đè lên đôi vai gầy của chị Van. Một mình chị nuôi 3 đứa con thơ dại.
Nỗi khổ mà chị Van phải gánh chịu càng trở nên nặng trĩu khi ông Vình bắt phải lấy người em trai của Tính còn ít tuổi, vì theo cái lý của ông Vình là “tao đã mua mày về thì mày mãi mãi phải làm dâu nhà này”.
Ông Lý Văn Vình – người bắt chị Lý Thị Van phải lấy em trai ruột của chồng mình khi chồng tự tử chết. |
Trước nỗi khổ của con gái đã 3 mặt con rồi lại phải lấy người chồng ít hơn mình gần chục tuổi, lại là em trai ruột của chồng mình, bố mẹ chị Van đã cắn răng nhịn từng bữa, chạy vay khắp nơi kiếm đủ 10 triệu đồng đền cho ông Vình mới êm chuyện.
Rời Phiêng Luông trong bóng chiều ảm đạm, tôi chợt thấy hình ảnh những người đàn bà Mông cặm cụi leo núi, mặt cứ cắm xuống đất. Số phận của họ nơi góc rừng xó núi thật buồn thảm.
Theo Giáo dục Việt Nam