Biển Đông là nhà! Lão ngư Nguyễn Văn Ái (62 tuổi) luôn khẳng định như vậy khi kể về hành trình mưu sinh trên biển mà gia đình bốn thế hệ của ông gắn bó cả trăm năm qua.
Tiến về phía biển
Cát vàng ở xã bãi ngang Mỹ An, huyện Phù Mỹ (Bình Định) trải dài từ đầu làng đến cuối thôn. Gió biển cuộn bụi cát tung thổi sạm mặt người. Ngày hè oi bức nung bỏng chân trần. Mấy mươi năm trước, gia đình lão ngư Nguyễn Văn Ái chuyển đến định cư sát mép biển thuộc thôn Xuân Bình, xã Mỹ An khi nơi này chưa hề có một nóc nhà nào. Mái nhà tranh của gia đình dựng lên tạm bợ vào những ngày đầu còn gian khó luôn bị thổi bay tứ tung mỗi mùa mưa bão. Nắng gió phập phù giờ vẫn như xưa nhưng xóm làng Xuân Bình nay đã có tới hàng trăm ngôi nhà kiên cố, san sát bao bọc lẫn nhau. Tất cả dân Xuân Bình sống được đều nhờ nguồn lợi chính yếu từ biển.
Xuân Bình đất đai khô cằn không thể canh tác được cây lương thực, thậm chí trồng vài mống rau cũng không thể phát triển xanh tốt bình thường như nhiều vùng quê khác. Ông Ái bảo từ đời ông đến đời cha đều lấy biển làm chốn mưu sinh. Dẫu đánh bắt gần bờ hay khơi xa vào bất kỳ lúc nào cũng thu được cá tôm để bán buôn hoặc đổi lúa gạo sống qua ngày. Lớn lên nối nghiệp tổ tiên, khi ấy dù biết từng ngày phải đối mặt với nhiều truân chuyên nhưng ông vẫn quyết chí tiến về phía biển bởi “gia đình tui sống chết gì cũng cùng biển cả mà”.
Cũng chính nơi miền phập phù gió cát Xuân Bình, ông và vợ - bà Nguyễn Thị Lầm (60 tuổi) nuôi nấng lớn khôn 8 người con, để rồi tất cả cũng đang tiếp tục từng ngày hướng về phía biển.
Mùa vàng khơi xa
Những mùa vàng khơi xa đã giúp lão ngư Nguyễn Văn Ái dựng xây gia đình tứ đại đồng đường đề huề với cơ ngơi hết sức bề thế, nhưng không bao giờ ông quên buổi đầu khởi nghiệp đầy vất vả gian lao. Khi vợ ông sinh đứa con thứ 4 thì đột ngột lâm bệnh. Bán đứt chiếc thuyền bấy lâu nay làm phương tiện mưu sinh vẫn không đủ tiền lo chạy chữa, ông bán luôn ngôi nhà, con cái gửi về nhà ông bà nội ở nhờ. Sau một thời gian dài nằm viện điều trị, bà Lâm may mắn mạnh khỏe trở lại, nhưng gia đình lại rơi vào cảnh trắng tay hoàn toàn.
Ông Ái khi ấy xin những người trong làng có tàu thuyền cho đi bạn. Trúng mùa thì được trả tiền. Lúc chẳng may đánh bắt được ít thì tiền công của ông chỉ có vài ký cá mang về làm thức ăn cho vợ con. Ở nhà ngày ngày bà Lầm ngược xuôi các xã miền núi Hoài Ân, An Lão buôn bán. Chuyến lên mang theo cá. Khi bán hết cho đồng bào lại mua về các loại nông sản bán cho dân vùng biển. Vất vả gian lao chịu đựng đã quen nên hai vợ chồng chẳng ngại tảo tần sớm khuya. Dẫu bươn chải mưu sinh nhọc nhằn là vậy nhưng tiền công kiếm được cũng chỉ đắp đổi mắm muối qua ngày. Cuộc sống từng bước bắt đầu đổi thay khi trong khó khăn, họ vẫn thuận vợ thuận chồng chung lo mọi việc. Đầu những năm 1990, bà Lầm “bật đèn xanh” cho ông Ái đi vay mượn 1 lượng vàng sắm lại chiếc tàu cá để tự mình ra khơi.
Biển cả bao la không phụ khát vọng chinh phục của lão ngư Nguyễn Văn Ái nên chẳng bao giờ ông nghĩ đến chuyện giã từ dẫu hành trình bám biển mưu sinh đã theo ông gần trọn cả cuộc đời. Đội tàu của gia đình ông có thể nói là “khủng” nhất miền Trung.
Bây giờ ông Ái đã trở thành lão ngư nức tiếng khắp nơi. Cuối năm 2010, do thiếu hụt kinh phí khi đóng mới chiếc tàu 900 CV, ông mạnh dạn cầm một lúc 5 sổ đỏ của nhà ông và các con lên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phù Mỹ đề nghị được vay 700 triệu đồng. Lãnh đạo ngân hàng nghi ngại, chất vấn ông về khả năng trả nợ, ông quả quyết: “Tôi và các con đi biển trong vòng 3 tháng sẽ trả đủ cả gốc lẫn lãi. Nếu không thì tui chỉ cần bán 1 ngôi nhà cũng dư tiền trả cho ngân hàng”. Về địa phương thẩm tra, cán bộ ngân hàng đồng ý làm thủ tục giải ngân. Y hẹn 3 tháng sau, ông thực hiện đúng lời hứa của mình nhờ tiền lãi từ những chuyến đi biển đánh bắt được nhiều cá, có chuyến sản lượng đạt đến 80 tấn.
Mấy tuần nay ông Ái tất bật lo chuẩn bị đám cưới đứa con trai út nhưng vẫn không nguôi ý định nâng công suất đội tàu cá của gia đình, khi đóng thêm 1 chiếc tàu công suất hơn 1.000 CV với trang thiết bị hiện đại cần vốn gần 5 tỉ đồng. Ông dự tính bán bớt 1 chiếc 450 CV trong số 4 chiếc hiện có sẽ thu được khoảng 2 tỉ. Số tiền cần có còn lại ông dự tính vay ngân hàng nhưng lãi suất hiện quá cao sợ không kham nổi. “Nếu vay với lãi suất cao thì cũng ráng trả được thôi, nhưng buộc phải bù trừ vào chi phí khiến thu nhập của người đi bạn giảm xuống. Làm vậy tui thấy không nỡ lòng nào vì anh em đi chung với mình còn có vợ con ở nhà”, ông Ái bày tỏ.
Biển Đông là nhà
Nhận thấy tàu càng lớn khai thác càng hiệu quả nên gần 10 năm qua, đi biển dư được bao nhiêu ông đều dành dụm để đóng mới đội tàu tiến ra những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở biển Đông. Mỗi lần ra khơi, cả đội tàu 4 chiếc đều cùng xuất phát. Khi đánh bắt được cá, chiếc lớn nhất gom chở vào đất liền bán, sau đó mua lại nhiên liệu, đá lạnh, nhu yếu phẩm chở ra tiếp ứng cho 3 tàu còn lại tiếp tục hoạt động. Mỗi chuyến ra biển Đông như thế phí tổn lên đến hơn 1 tỉ đồng nhưng cha con ông Ái vẫn đồng tâm hiệp lực kiên cường bám trụ.
Biển Đông là nhà. Ông Ái luôn khẳng định như thế! Nơi miền biển thiêng liêng ấy ông đã dành gần trọn đời tiếp nối hành trình chinh phục khơi xa của những thế hệ ông cha. 6 người con trai, 2 người con rể của ông và 75 lao động trên đội tàu hùng hậu cũng thường xuyên có mặt ở Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Đá Tây, Đá Lớn, Sơn Ca, Nam Yết… Nhiều người đi 2 - 3 tháng mới quay về đất liền.
Những trụ cột trong các gia đình làng biển vươn ra khơi xa giữ biển, mưu sinh không chỉ để cảm nhận đủ đầy hơn sự rộng lớn bao la của Tổ quốc. Họ vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió còn vì gia đình thân thuộc ở quê nhà luôn giữ trọn niềm tin yêu.
Cát vàng ở xã bãi ngang Mỹ An, huyện Phù Mỹ (Bình Định) trải dài từ đầu làng đến cuối thôn. Gió biển cuộn bụi cát tung thổi sạm mặt người. Ngày hè oi bức nung bỏng chân trần. Mấy mươi năm trước, gia đình lão ngư Nguyễn Văn Ái chuyển đến định cư sát mép biển thuộc thôn Xuân Bình, xã Mỹ An khi nơi này chưa hề có một nóc nhà nào. Mái nhà tranh của gia đình dựng lên tạm bợ vào những ngày đầu còn gian khó luôn bị thổi bay tứ tung mỗi mùa mưa bão. Nắng gió phập phù giờ vẫn như xưa nhưng xóm làng Xuân Bình nay đã có tới hàng trăm ngôi nhà kiên cố, san sát bao bọc lẫn nhau. Tất cả dân Xuân Bình sống được đều nhờ nguồn lợi chính yếu từ biển.
Dù tuổi đã cao, ông Ái vẫn khao khát chinh phục khơi xa - Ảnh: Đình Phú |
Cũng chính nơi miền phập phù gió cát Xuân Bình, ông và vợ - bà Nguyễn Thị Lầm (60 tuổi) nuôi nấng lớn khôn 8 người con, để rồi tất cả cũng đang tiếp tục từng ngày hướng về phía biển.
Mùa vàng khơi xa
Những mùa vàng khơi xa đã giúp lão ngư Nguyễn Văn Ái dựng xây gia đình tứ đại đồng đường đề huề với cơ ngơi hết sức bề thế, nhưng không bao giờ ông quên buổi đầu khởi nghiệp đầy vất vả gian lao. Khi vợ ông sinh đứa con thứ 4 thì đột ngột lâm bệnh. Bán đứt chiếc thuyền bấy lâu nay làm phương tiện mưu sinh vẫn không đủ tiền lo chạy chữa, ông bán luôn ngôi nhà, con cái gửi về nhà ông bà nội ở nhờ. Sau một thời gian dài nằm viện điều trị, bà Lâm may mắn mạnh khỏe trở lại, nhưng gia đình lại rơi vào cảnh trắng tay hoàn toàn.
Bữa cơm ấm cúng của vợ chồng ông Ái |
Biển cả bao la không phụ khát vọng chinh phục của lão ngư Nguyễn Văn Ái nên chẳng bao giờ ông nghĩ đến chuyện giã từ dẫu hành trình bám biển mưu sinh đã theo ông gần trọn cả cuộc đời. Đội tàu của gia đình ông có thể nói là “khủng” nhất miền Trung.
Tàu đánh bắt xa bờ của gia đình ông Ái |
Mấy tuần nay ông Ái tất bật lo chuẩn bị đám cưới đứa con trai út nhưng vẫn không nguôi ý định nâng công suất đội tàu cá của gia đình, khi đóng thêm 1 chiếc tàu công suất hơn 1.000 CV với trang thiết bị hiện đại cần vốn gần 5 tỉ đồng. Ông dự tính bán bớt 1 chiếc 450 CV trong số 4 chiếc hiện có sẽ thu được khoảng 2 tỉ. Số tiền cần có còn lại ông dự tính vay ngân hàng nhưng lãi suất hiện quá cao sợ không kham nổi. “Nếu vay với lãi suất cao thì cũng ráng trả được thôi, nhưng buộc phải bù trừ vào chi phí khiến thu nhập của người đi bạn giảm xuống. Làm vậy tui thấy không nỡ lòng nào vì anh em đi chung với mình còn có vợ con ở nhà”, ông Ái bày tỏ.
Biển Đông là nhà
Nhận thấy tàu càng lớn khai thác càng hiệu quả nên gần 10 năm qua, đi biển dư được bao nhiêu ông đều dành dụm để đóng mới đội tàu tiến ra những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở biển Đông. Mỗi lần ra khơi, cả đội tàu 4 chiếc đều cùng xuất phát. Khi đánh bắt được cá, chiếc lớn nhất gom chở vào đất liền bán, sau đó mua lại nhiên liệu, đá lạnh, nhu yếu phẩm chở ra tiếp ứng cho 3 tàu còn lại tiếp tục hoạt động. Mỗi chuyến ra biển Đông như thế phí tổn lên đến hơn 1 tỉ đồng nhưng cha con ông Ái vẫn đồng tâm hiệp lực kiên cường bám trụ.
Ông Ái cùng con cháu ra khơi |
Những trụ cột trong các gia đình làng biển vươn ra khơi xa giữ biển, mưu sinh không chỉ để cảm nhận đủ đầy hơn sự rộng lớn bao la của Tổ quốc. Họ vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió còn vì gia đình thân thuộc ở quê nhà luôn giữ trọn niềm tin yêu.
Gia đình ông Ái hiện đang sở hữu một đội tàu lớn. Trong số 4 chiếc thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa, có 1 chiếc công suất 900 CV đóng mới hoàn toàn, đưa vào khai thác từ đầu năm 2011. Chiếc tàu này có khả năng hành nghề khơi xa ở mức gió cấp 9, cấp 10 vẫn không hề hấn gì. Trang thiết bị rất hiện đại, đầy đủ tiện nghi mà không phải tàu đánh bắt xa bờ nào cũng có được: 1 máy ra-đa, 2 máy ICOM, 2 máy định vị, 1 tivi màn hình phẳng 32 inch và dàn karaoke...
|