HTML clipboard
- Đế chế đá đỏ cuối cùng đã kết thúc. Những tên tướng cướp từng gây bao nỗi kinh hoàng cho người dân nơi đây bị bắt. Những cái tên Đồi Tỷ, Đồi Triệu rút cuộc chỉ mãi mãi là ký ức buồn cho những ai đã từng đến nơi đây...

Sự sụp đổ của đế chế giang hồ đá đỏ

HTML clipboard

Lại nói đến băng cướp rừng xanh với những cái tên Vi Văn Phong và Nguyễn Văn Đường. Sau những chuỗi ngày gây nên những tội ác kinh hoàng, tất cả bọn chúng đều nằm trong tầm ngắm của lực lượng công an. Một chuyên án vây bắt những “ông trùm” giang hồ đất Quỳ Châu nhanh chóng được thành lập.

Nguyễn Văn Đường - đệ nhị của băng cướp rừng xanh, tay súng thiện chiến và khát máu nhất dưới trướng của Vi Văn Phong sau khi nã đạn lấy đi mạng sống một hạ thủ đã lẩn vào rừng, tìm đường cắt rừng để tẩu thoát. Phải mất một ngày trời, các chiến sỹ công an ngày đó mới bắt sống được y, khi trong người y vẫn còn một khẩu súng K54 lên sẵn đạn, 2 quả lựu đạn gắn liền vào cạp quần.

Nguyễn Văn Đường, tên ác thú từng gây ra những tội ác kinh hoàng một thời. Đế chế giang hồ đá đỏ sụp đổ từ ngày Đường và Vi Văn Phong bị bắt.

HTML clipboard
Thượng tá Nguyễn Cảnh Chanh – Phó trưởng phòng cảnh sát 113 còn nhớ như in lần được lệnh bắt sống Nguyễn Văn Đường. Lần đó, sau khi nhận được lệnh từ trạm Cảnh sát kinh tế đặc biệt (trạm 34), anh một mình khăn gói cắt rừng tìm tung tích của tên tướng cướp.
 
 Gửi lại nhà người dân bản bộ sắc phục với lời nhắn: “Nếu chiều tối, tôi không về, thì có nghĩa là tôi đã thiệt mạng”, anh cải trang lên đường. Sau gần 1 ngày cắt rừng, cuối cùng, anh cũng tìm ra tung tích của nhị ca Nguyễn Văn Đường khi y đang tìm đường tẩu thoát.
 
 Trong vai một tay anh chị từ Quế Phong, vừa lỡ giết mất mạng người để cướp đá đỏ, cuối cùng, anh cũng lân la hỏi chuyện được với Nguyễn Văn Đường. Cả 2 khoác tay nhau tìm đường chạy trốn, kiếm nơi mới để tiếp tục dựng nghiệp.
 
 Lừa cho Đường sơ hở, anh rút súng, chiếc còng số 8 ngay lập tức siết chặt đôi tay cuồn cuộn của tên Đường. Sau này, trước khi Nguyễn Văn Đường lên xe về trại giam, y còn ngoái lại nói với Nguyễn Cảnh Chanh: “Đời thằng Đường này, ngồi tù nhiều hơn ở ngoài. Suốt đời toàn đi lừa người khác, chứ chưa ai lừa mình. Vậy mà cuối cùng lại dính bẫy của ông”.
 
 Đường bị bắt, Vi Văn Phong trở nên cảnh giác hơn. Y thoắt ẩn, thoắt hiện như một bóng ma, tiếp tục gây nên những tội ác kinh hoàng. Khi thì y trốn sâu trong rừng xanh, chỉ huy đàn em; lúc lại chui ra giữa bè nứa giữa sông để trốn. Nhiều lần, lực lượng công an đã suýt bắt sống được y, y lại liều lĩnh nổ lựu đạn và chĩa súng, tìm cách tẩu thoát.
 
 Thế nhưng, rút cuộc thì số phận của tên tướng cướp này cũng kết thúc. Y bị bắt khi đang hút thuốc phiện trong lán trại của Hiệp ngất. Đang trong cơn ngất ngây của khói thuốc phiện thì lực lượng công an ập đến, bắt sống y giải về trạm cảnh sát gần đó.
 
 2 con sói già của giang hồ đá đỏ Quỳ Châu bị bắt, kết thúc chuỗi ngày làm mưa, làm gió ở lãnh địa máu Châu Bình. Đế chế đá đỏ cũng bị sụp đổ từ khi Vi Văn Phong và Nguyễn Văn Đường tra tay vào còng số 8.

Thủ phủ hoang phế

Giờ thì Châu Bình -  lãnh địa máu một thời yên bình đến kỳ lạ. Con đường mòn dẫn từ QL 48 vào đồi Tỷ vắng hoe, vắng hoắt. Thi thoảng mới có một vài người đi chăn trâu hay lấy củi trong rừng đi vào con đường này. Ngay cạnh gần Đồi Tỷ, có một công ty khai thác đá quý nhưng tìm mãi mới thấy một vài người đang chăn gà.

Kế đó là những chiếc xe tải hoen rỷ bởi dấu ấn của thời gian. Những ngôi nhà với bức tường phủ xanh rêu mốc, dây leo mọc bám chằng chịt. Máy móc, dụng cụ khai thác nằm im một chỗ đã hơn chục năm nay. Cảnh vật hoang sơ, im lìm như minh chứng cho sự "đắp chiếu" lâu năm của một "đại công trường" đá quý một thời vang bóng.

Máy móc hoen rỉ bởi thời gian. Ít ai có thể ngờ được, nơi đây hơn 20 năm về trước từng là lãnh địa máu.

Cách đó chừng 500m, nằm trên con đường mòn ra vào đồi Tỷ là những tàn tích: Những dãy núi đá nham nhở, hồ nước trong xanh tĩnh lặng như tờ; máy móc, vòi rồng, ống dẫn nước lên đồi nằm chơ vơ hoen gỉ; xa xa vẫn còn những hố đất đào dở đọng nước.

Nghe đâu, thời đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An phải đưa các công ty nhà nước lên đấu thầu toàn bộ khu vực khai thác đá đỏ này để ngăn không cho người dân khai thác nữa.

Mà cũng kỳ lạ, từ ngày đó, chẳng ai bén mảng vào khai thác đá đỏ nữa. Bởi, có tìm đỏ cả con mắt cũng không sao tìm thấy một viên đá nào. Người ta bảo, đá quý đã theo lời nguyền của ông thầy Tàu nào đó từ xa xưa 'một phần chảy về Tây Tạng, phần còn lại lặn sâu vào lòng đất'.

Số khác tỏ ra am hiểu hơn lý giải sự ra đi của anh em, họ hàng Ruby bằng sức hút của Trái đất tương tác với những hành tinh tận thiên hà xa xôi nào đó nên bị lõi Trái đất hút ngược vào trong. Giải thích không thống nhất về sự biến mất của những viên đá quý trên đất Quỳ Châu ai đúng hơn không biết, nhưng sự thật đá quý trong lòng đất Quỳ Châu gần như không còn tìm thấy là chuyện có thật.

Đá tặc tản dần, tệ nạn xã hội cũng dần lui, nhiều vị lãnh đạo chính quyền thở phào như trút được gánh nặng. Nạn "đá tặc" tự thế mà yên.

Những chiếc xe tải dùng để nuôi gà tại khu vực Đồi Tỉ.

Người ta bảo đá quý tự nhiên xuất hiện ở Quỳ Châu rồi tự nhiên rủ nhau mà đi hết ấy là vận. Đá quý xuất hiện là do vận may của một số người. Những người đi làm đá đỏ, ai gặp vận thì giàu, ai không gặp vận thì gặp hạn.

Không đào được đá quý đã đành, qua dăm bảy tháng lặn lội trong rừng họ đưa về cho gia đình, vợ con những thân tàn ma dại vì nghiện ngập hoặc ít ra cũng là những cơn sốt rét vàng da và ốm đau, túng quẫn.

Không biết có bao nhiêu người gặp vận, chỉ thấy hàng trăm héc ta rừng, hàng chục héc ta ruộng nương trở thành bãi chiến trường, bị cày xới, cây cối ngổn ngang, hoa màu tàn lụi, đẩy hàng trăm hộ đồng bào địa phương vào cơn bĩ cực, đã khốn khó càng khốn khó hơn.

Màu xanh đã xuất hiện tại khu vực Đồi Tỉ. Câu chuyện về một thời đá đỏ, mãi chỉ còn trong hoài niệm.

HTML clipboard
Đại tá Hiệu bảo rằng, sau cơn lốc đá đỏ, chính quyền sở tại phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đồi núi bị cày xới ngổn ngang, lòng sông cũng bị xới tung, nước đục ngầu, đỏ sền sệt y như màu máu. Thêm vào đó là các tệ nạn xã hội: nghiện ngập, cờ bạc. Mà, các tệ nạn này, nó còn dai dẳng đến nhiều năm sau này. Phải mất rất lâu thời gian, người ta mới khắc phục được những hậu quả ghê gớm đó.
 
Màu xanh bắt đầu nảy mầm trên những ngọn đồi chết, lòng sông trong xanh dần, tưới mát cho những cánh đồng. Người dân sau một thời gian dài ngủ mê trong giấc mơ đá đỏ, nay sáng sáng, chiều chiều lên rẫy làm nương. Đêm đêm, người ta không còn giật mình bởi những tiếng đạn khô khốc khạc ra từ nòng súng; không còn cảnh sập hầm, chết chóc tang thương. Dòng suối ven đồi Tỷ cũng chuyển từ màu đỏ quạch, y như màu máu sang trong xanh.
 
Và câu chuyện về một thời đá đỏ, mãi mãi chỉ còn trong hoài niệm của những người dân nơi đây. Đó là câu chuyện đau thương của hơn 20 năm về trước. Câu chuyện đó, thi thoảng vẫn được những người cao niên trong làng kể lại cho nhau nghe trong những lúc trà dư, tửu hậu.

Hoàng Sang – Quốc Huy

Đại gia sụp đổ vì đá quý
Thời kỳ sụp đổ của đế chế đá đỏ là giai đoạn xuất hiện “phi đội” cò đá đỏ. Thời kỳ cuối này đã chứng kiến không biết bao nhiêu gia đình phải khuynh gia bại sản vì ruby.
 
Đại gia đá đỏ kể về những chiêu lừa đảo
Rất nhiều chiêu thức hô biến đá thường thành đá đỏ được các tên lừa đảo chuyên nghiệp thời đó sử dụng. Nghề lừa, cũng lắm công phu. Có người, sau một đêm đã mất đi hàng tỉ đồng.