HTML clipboard
- Ngày 27/6 tại Paris (Pháp),
trong cuộc họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa
học và Giáo dục Liên hợp quốc đã tôn vinh Thành nhà Hồ chính thức là Di sản văn
hóa thế giới. Thành đá nhà Hồ đã trở thành niềm tự hào, niềm vui chung của người
dân Việt Nam, là sự tri ân tới những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn mà ông cha
để lại.
Thành nhà Hồ vốn là trung tâm kinh thành của Việt Nam vào cuối thế kỷ 14 - đầu
thế kỷ 15.
Các dấu tích bao gồm tòa thành đá
được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn, La thành, Nam Giao, các tầng văn hóa nối
tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích cung điện, đền đài, đường sá và
nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ còn
lưu giữ được tương đối nguyên vẹn, phản ánh rõ nét một thời kỳ lịch sử văn hóa,
văn minh Việt Nam.
Di sản Thành nhà Hồ là ví dụ nổi
bật về một loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn, vốn được xem như
một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc
thành quách Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
|
Theo sử sách, đá
được dùng để ghè đẽo thành những khối đá vuông vắn xây thành nhà Hồ
được lấy từ đá khu vực núi Nhồi (Thanh Hóa) |
|
Cổng thành phía
Đông của thành đá giáp với làng Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh
Lộc, Thanh Hóa) |
|
Từ 4 cổng chính
của thành được người dân địa phương sinh sống xung quanh mở đường
theo hình dấu cộng (+) để thuận tiện cho việc đi lại và thông
thương. |
|
Theo người già ở
xã Vĩnh Tiến cho biết: Trong quá trình canh tác làm ruộng trong nội
thành, thỉnh thoảng vẫn lật lên những mảnh gốm, viên gạch có từ thế
kỷ 14 và đã giao nội cho Ban quản lý di tích Thành Nhà Hồ. |
|
Chiều dài và
chiều rộng nội thành khoảng hơn 1km. Trong triều đại nhà Hồ (từ năm
1400 - 1407) đã từng là kinh đô của nước Việt. Qua thời gian và giặc
giã tàn phá nay là ruộng canh tác của người dân sinh sống xung
quanh. |
|
Cổng phía bắc
Thành Nhà Hồ. |
|
Thành được xây
dựng trên bình đồ gần vuông, chiều dài của tường thành đông, tây là
877m và nam, bắc có chiều dài 880m. |
|
Thành nhà Hồ
thành sân chơi lý thú cho trẻ em trong vùng |
|
Dấu tích còn lại
của đôi rồng đá được đặt ở chính giữa đường vào cung điện dưới triều
nhà Hồ (1400 - 1407). Tương truyền sau khi Hồ Quý Ly thất thủ trước
giặc Minh (1407), gặc Minh đã tràn vào nội Thành đốt phá cung điện
và chặt đầu rồng. |
|
Kết cấu của tường
thành bên trong là hào đất, bên ngoài đá xếp. Theo các sử gia cho
biết: Việc đắp hào đất bên trong sẽ thuận tiện cho việc di chuyển
các khối đá khổng lồ để xếp tường thành tạo sự vững chãi cho tường
thành và thuận tiện cho việc phòng thủ khi có chiến tranh. Đây là
công trình kiến trúc quân sự vĩ đại của Nhà bác học Hồ Nguyên Trừng
(con trai Hồ Quý Ly) còn sót lại cho đến ngày nay. |
|
Bên ngoài tường
thành, là lưu vực phù sa của sông Mã, với những cánh đồng mầu mỡ là
nơi lý tưởng để xây dựng kinh đô nước Đại Ngu dưới triệu đại nhà Hồ
năm 1400 (Đại Ngu là tên một loài hoa thơm, lý tưởng của Hồ Quý Ly
là muốn xây dựng một quốc gia phong kiến để lại tiếng thơm cho đời
sau ) |
|
Để di chuyển và
xếp những viên đá xanh khổng lồ thì kiến trúc sư Hồ Nguyên Trừng đã
cho làm các con lăn bằng đá. Sau khi thành xây xong hàng triệu con
lăn như thế này lưu lạc trong nhân dân và được Ban quản lý di tích
Thành Nhà Hồ sưu tầm và trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu về
lịch sử xây dựng Hồ Thành. |
|
Các viên đạn đá
được thiết kế bởi nhà quân sự Hồ Nguyên Trừng dùng để phòng thủ khi
có giặc tấn công Hồ Thành. |
Yên Ninh