- Lãnh đạo công an Bình Dương thừa nhận, liên quan đến hiệp sĩ Nguyễn Tăng Tiên bị tội phạm chém trả thù, trong những ngày qua họ “đau đầu” khi báo cáo lãnh đạo Bộ công an nhưng qua đó cho thấy nhiều bất cập khi nhiều CLB “hiệp sĩ đường phố” phát triển mạnh ở địa phương.

Lo sợ vì bắt cướp nhưng không nản chí

Liên tiếp trong những ngày qua, dư luận dấy lên sự quan tâm về trường hợp hiệp sĩ đường phố Nguyễn Tăng Tiên (hiện đang cư ngụ tại P.An Bình, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã bị một nhóm côn đồ, mà anh cho rằng đó là một băng nhóm “đá xế” chuyên nghiệp mà mình và chính quyền địa phương đã bắt giữ trước đó nhưng cơ quan công an không xử lý và quay lại chém người tố giác tội phạm. Vụ việc tưởng chừng như không lớn đó lại gây phẩn nộ trong dư luận, hiện cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương phải thụ lý điều tra và Bộ công an cũng cử điều tra viên hỗ trợ. 
Lãnh đạo công an tỉnh Bình Dương thăm hỏi sức khỏe, động viên “hiệp sĩ” Nguyễn Tăng Tiên vào sáng 30/6 (Ảnh: Đàm Đệ)
Và đến nay, công an TX.Dĩ An đã bắt giữ khẩn cấp Vũ Đức Tuấn (tự Tuấn “chó”, SN 1977, ngụ tỉnh Nghệ An) – được xác định là kẻ cầm đầu, trực tiếp dùng hung khí chém trọng thương “hiệp sĩ” Nguyễn Tăng Tiên

Chính vì sự quan tâm của dư luận và truyền thông và đặc biệt là tránh hậu quả xấu có thể xảy ra khi anh Tiên tiếp tục bị trả thù, thì hiệp sĩ này đã được chuyển về bệnh xá nằm trong khuôn viên công an tỉnh để điều trị. Sáng 30/6 khi trao đổi với giới truyền thông, anh Tiên khẳng định rằng: “Nếu tôi nói rằng tôi không sợ thì cũng không đúng, nhưng điều làm tôi buồn chính là cách xử lý tội phạm của cơ quan công an địa phương. Chỉ sau vài giờ bị tạm giữ ở cơ quan công an, 6 đối tượng đã được ra về, rồi ngang nhiên cầm mã tấu đi tìm tôi trả thù….”.
Một số phóng viên báo chí có ý kiến cho rằng, có thông tin chính quyền địa phương, cụ thể là ở TX.Dĩ An, cán bộ công an “móc ngoặc với các băng nhóm tội phạm? Hay như việc có thông tin các băng nhóm lập quỹ đen, nhằm chung chi từ 15 – 30 triệu đồng/trường hợp nhằm giải cứu khi 1 thành viên trong băng nhóm bị công an “sờ gáy”? Trước những thôn tin “nhạy cảm” này, thượng tá Thao khẳng định, sẽ ghi nhận và giao cho cấp dưới rà soát, xác minh, nếu có sẽ xử lý thật nghiêm.

Anh Tiên tâm sự: “Máu bắt tội phạm đã ăn sâu vào máu của tôi! Nên dù thế nào đi nữa, sau khi bình phục tôi sẽ tiếp tục bắt cướp!”. Thế nhưng cũng trong buổi gặp gỡ trên giường bệnh sáng 30/6 đó, anh Tiên có nói với báo giới rằng, đã nhiều lần anh và các đồng nghiệp xe ôm của mình bắt được tội phạm nhưng khi đến công an phường thì họ làm khó dễ, thậm chí là đuổi về hoặc yêu cầu mang đối tượng sang phường khác mà giao nộp. Chẳng biết gõ cửa cơ quan nào, nên cuối cùng anh và các “hiệp sĩ” của mình” đành thả tội phạm ra về.

Tôi còn nhớ cách đây không bao lâu, khi trao đổi bên lề buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc VietNamNet, “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải – đội trưởng CLB phòng chống tội phạm P.Phú Hòa, TX.Thủ Dầu Một – cũng có chung một nỗi niềm tương tự. Có nhiều vụ, Hải và các đồng đội của anh bắt được tội phạm nhưng khi chuyển giao thì bị công an địa phương hạch sách; thế nhưng anh và các thành viên trong CLB vẫn nhiệt huyết cho đến nay.

Đã nhiều lần trò chuyện, tôi thừa biết rằng, những hiệp sĩ đường phố như: Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Tăng Tiên và rất nhiều những công dân điển hình khác… còn có nhiều dự định muốn nói thẳng, nói thật nhưng chính vì các anh vẫn còn đang sống, đang hành nghề nghĩa hiệp ở địa phương nên có những chuyện mà họ không thể nói thành lời được.

Cơ chế nào cho hoạt động của “hiệp sĩ đường phố”?

Trao đổi tại buổi họp báo, thượng tá Nguyễn Hoàng Thao – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương – cho biết: "Trong vụ việc anh Tiên bị chém trọng thương, trong quá trình điều tra công an tỉnh xác định nếu cấp dưới xử lý thiếu sót, nếu nhẹ thì có thể kiểm điểm, nhắc nhở; còn nếu vi phạm nặng thì sẽ xử lý nghiêm khắc”.

Giải trình về việc cơ quan công an địa phương “phóng thích” 6 đối tượng tình nghi là tội phạm, để rồi sau đó anh Tiên bị trả thù đau đớn thì ông Thao nói rằng, việc khám xét nơi trọ của 6 người nói trên cơ quan công an có thu giữ 1 số tang vật như: BKS xe, 1 số giấy phép lái xe, cà-vẹt xe, đoạn khóa… và nghi ngờ những người này là băng nhóm trộm xe chuyên nghiệp nhưng việc xử lý người vi phạm phải theo các quy định của pháp luật, nếu chưa đủ chứng cứ thì không thể tạm giữ lâu được.

Một số phóng viên báo chí có ý kiến cho rằng, có thông tin chính quyền địa phương, cụ thể là ở TX.Dĩ An, cán bộ công an “móc ngoặc với các băng nhóm tội phạm? Hay như việc có thông tin các băng nhóm lập quỹ đen, nhằm chung chi từ 15 – 30 triệu đồng/trường hợp nhằm giải cứu khi 1 thành viên trong băng nhóm bị công an “sờ gáy”? Trước những thôn tin “nhạy cảm” này, thượng tá Thao khẳng định, sẽ ghi nhận và giao cho cấp dưới rà soát, xác minh, nếu có sẽ xử lý thật nghiêm.
Dư luận đang quan tâm cơ chế nào sẽ bảo vệ cho các “hiệp sĩ đường phố” hoạt động săn bắt cướp (Ảnh: Đàm Đệ)
Ông Thao có nói rằng, hành động nghĩa hiệp của anh Nguyễn Tăng Tiên là rất đáng hoan nghênh; nhưng một thực tế là sự hoạt động của anh Tiên và các đồng nghiệp của anh chưa phải là CLB phòng chống tội phạm, mà chỉ có thể gọi là nhóm thanh niên tình nguyện tham gia phòng chống tội phạm trên địa bàn P.An Bình, TX.Dĩ An. Được biết anh Tiên đã có hồ sơ thành lập CLB nhưng thủ tục đang trong quá trình xét duyệt, chính quyền địa phương chưa công nhận.

Một thực tế hiện nay mà chính quyền các tỉnh thành, khi có đội nhóm, CLB hiệp sĩ đường phố đang hoạt động chính là việc loay hoay đi tìm quy chế hoạt động cho mô hình này. Thượng tá Nguyễn Hoàng Thao tâm tư rằng, tại tỉnh Bình Dương cũng như các tỉnh thành khác rất cần lực lượng quần chúng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, nhưng việc gì đều phải hoạt động trên quy định pháp luật. “Chúng tôi thừa biết rằng các hiệp sĩ truy đuổi, bắt tội phạm có nhiều trường hợp trái luật, nhưng chúng tôi chấp nhận” – vị phó giám đốc công an tỉnh khẳng định.

Đã có nhiều ý kiến đề xuất với lãnh đạo Công an Bình Dương rằng vì sao không áp dụng quy chế hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố cho mô hình hoạt động của CLB “hiệp sĩ đường phố? Thượng tá Thao cho rằng, không thể và hiện UBND tỉnh chỉ đạo ban phòng chống tội phạm tỉnh, đoan thanh niên, công an…nghiên cứu xây dựng quy chế, chế độ của các CLB “hiệp sĩ đường phố” để đề xuất UBND tỉnh ban hành văn bản chính quy cho hoạt động của mô hình này.

Chính thượng tá Phạm Xuân Trường – Chánh văn phòng kiêm phát ngôn viên của Công an tỉnh Bình Dương – chia sẻ: “Đã có đài truyền hình Nhật Bản đến gặp tôi, đề nghị phòng vấn về CLB “hiệp sĩ đường phố” nhưng khi ấy tôi chi biết nói, đó là phong trào tự phát của người dân”. Tôi từng nói chuyện với nhiều “hiệp sĩ”, họ tâm sự rằng chẳng cần lương bổng, chế độ gì chỉ mong mỏi được chính quyền quan tâm, động viên. Chỉ cần như thế là họ xông pha, bất chấp hiểm nguy cho bản thân để bắt tội phạm, giữ gìn bình yêu nơi họ đang sinh sống, nhưng sao mà mong muốn đó khó quá!"

•    Đàm Đệ
Thượng tá Phạm Xuân Trường – phát ngôn viên công an tỉnh Bình Dương – cho biết, mô hình CLB phòng chống tội phạm xuất phát từ ý kiến của một nhóm sinh viên trường đại học Luật TP.HCM về thực tập tại Bình Dương.

Sau đó ý kiến này được ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và sở Tư pháp tỉnh hiện thực hóa bằng mô hình, và xã Thuận Giao, TX.Thuận An làm thí điểm với muc tiêu ban đầu thành lập là để tuyên truyền, nâng cao trình độ pháp luật để người dân nắm đươc mà tích cực tố giác tội phạm.

Thế nhưng sau đó một số nơi phát triển thêm bước nữa là một số thanh niên hăng hái, tích cực theo dõi và bắt giữ tội phạm để giao cơ quan công an xử lý. Được biết hiện nay tại tỉnh Bình Dương, có 61/91 địa phương cấp xã, phường có CLB phòng chống tội phạm, mà người dân thường gọi là CLB “hiệp sĩ đường phố”.