- Đã 7 ngày trôi qua, người dân thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) vẫn tụ tập trước cổng UBND tỉnh yêu cầu trả lại một phần bãi biển cho họ mưu sinh.

Theo ghi nhận của VietNamNet, đến 18h hôm nay, hàng trăm người dân thị xã Sầm Sơn vẫn tụ tập trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa.

{keywords}

Hàng trăm người dân tràn xuống đường yêu cầu Chủ tịch tỉnh trả lại bãi biển cho dân

Các ngả đường quanh UBND tỉnh đã được lực lượng chức năng ngăn rào chắn, người dân không thể tiến sâu vào bên trong nên họ kéo nhau ra giữa đường ngã tư đại lộ Lê Lợi (QL 1A cũ) để tụ tập phản đối, gây ách tắc giao thông.

Người dân còn kéo nhau sang cổng Tỉnh ủy (đường Hà Văn Mao, TP Thanh Hóa) cách UBND tỉnh khoảng 500m để phản đối. Các lực lượng chức năng cũng đã “khép” chặt các ngả đường không cho người dân tiếp cận gần công sở.

{keywords}

{keywords}

 

Một người dân cho biết: “Chúng tôi vẫn biết tụ tập đám đông ra giữa đường là vi phạm ATGT, nhưng đã một tuần trôi qua, chúng tôi yêu cầu tỉnh phải trả lại 500m bãi biển làm chỗ neo đậu thuyền nhưng vẫn không được. Họ (lực lượng chức năng - PV) đã dùng rào ngăn cấm chúng tôi sát lại gần cổng UBND tỉnh nên chúng tôi chẳng biết đứng vào đâu.

Người dân không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần có ít bãi biển để mưu sinh mà không được, vậy hàng chục nghìn con người ở Sầm Sơn lấy gì để sống”.

Trong buổi họp báo liên quan tới việc người dân tụ tập trước cổng UBND tỉnh đòi lại bãi biển chiều 2/3, rất nhiều câu hỏi liên quan tới việc quy hoạch bãi biển Sầm Sơn cho FLC khai thác, Phó chủ tịch tỉnh Ngô Văn Tuấn đã trả lời hết.

Tuy nhiên, có một câu hỏi liên quan tới việc UBND tỉnh có đồng ý để lại 500m bờ biển nơi thuận lợi để cho ngư dân neo đậu thuyền hay không, ông Tuấn không trả lời mà chỉ ghi nhận ý kiến và hứa sẽ báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy xem xét.

Trước đó, ngày 1/3, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân xã Quảng Cư, phường Trung Sơn và phường Bắc Sơn (thị xã Sầm Sơn) liên quan tới việc giao bãi biển cho FLC khai thác.

Cụ thể, tỉnh sẽ hỗ trợ giải bản (tháo dỡ, phá bỏ) các loại tàu, bè nhỏ công suất dưới 20CV với mức 70 triệu đồng mỗi bè, 50 triệu đồng mỗi thuyền thúng. Ngư dân phải cam kết không đóng mới bè, mủng.

{keywords}

Các ngả đường vào UBND tỉnh, Tỉnh ủy đã được lực lượng chức năng dựng rào chắn

Các hộ có tàu, thuyền dưới 20 CV giải bản đồng thời được hỗ trợ 30kg gạo/khẩu/tháng (trong 6 tháng) để ổn định đời sống. Khi ngư dân tìm nghề mới, chính quyền sẽ hỗ trợ 12 triệu đồng mỗi hộ có bè và 8 triệu đồng mỗi hộ có mủng.

Gia đình nào giải bản trước ngày 15/3 thì được thưởng 10 triệu đồng mỗi bè hoặc mủng.

Quyết định cũng nêu, hộ nào muốn đóng mới tàu 30CV- 400CV sẽ được hỗ trợ một lần sau đầu tư 35% giá trị đóng tàu. Mức hỗ trợ thấp nhất là 125 triệu đồng, cao nhất 250 triệu. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ không phải là mấu chốt khiến ngư dân tụ tập phản đối trước UBND tỉnh.

Lê Anh