– Vì lợi nhuận lớn, lại gặp thuận lợi vì được đi nhiều nước trên thế giới nên nhiều tiếp viên hàng không Việt Nam (cũng như các bộ phận còn lại trong ngành hàng không) đã “nhắm mắt đưa chân” tiếp tay cho hành vi buôn lậu. Và không ít người trong số họ đã phải trả giá đắt...

Ngay cả khi không tiếp tay cho buôn lậu thì thu nhập của một tiếp viên cũng đã cao so với mức trung bình của các ngành nghề khác trong xã hội (trung bình thu nhập 20-30 triệu/tháng). Nhưng vì những lý do khác nhau, nhiều người đã “không giữ được mình”.

Buôn lậu trót lọt hàng trăm kg vàng

Năm 2002, Cục bảo vệ an ninh kinh tế (Bộ Công an) đã phát hiện đường dây gồm 9 tiếp viên hàng không đưa vàng chui vào Việt Nam trong nhiều tháng liền, bình quân khoảng 100kg vàng/tháng. Sau khi hàng về trót lọt và bàn giao cho chủ hàng, thành viên tổ lái hoặc tiếp viên vận chuyển được trả thù lao 200 USD/kg.

Nhiều tiếp viên của Vietnam Airlines đã dính vào các vụ buôn lậu qua đường hàng không. Hình thức vi phạm được đánh giá là ngày càng tinh vi, thậm chí có người còn gửi đồ nhờ khách hàng cầm hộ để tránh sự chú ý theo dõi của cơ quan chức năng (Ảnh minh họa: Internet)

Tháng 10/2003, hai tiếp viên Phạm Thị V. và Nguyễn Thị Kim C., phục vụ trên chuyến bay VN 225 đã bị trạm thuế sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện vận chuyển một lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, tổng trị giá hơn 300 triệu đồng.

Hai tiếp viên này đã để trong hành lý 51 điện thoại di động các loại, hơn 700 đồng hồ đeo tay, cùng một số phụ kiện của điện thoại di động gồm 16 cục pin, gần 70 dây sạc, hơn 35 đế sạc pin và 50 dây đeo tai nghe.

Chưa dừng lại ở đây, càng về sau, các vụ việc buôn lậu xảy ra liên quan đến tiếp viên hàng không có xu hướng gia tăng và ngày càng tinh vi trong cách thực hiện nhằm “lách” các quy định về ứng xử của tiếp viên do ngành hàng không đưa ra và che mắt cơ quan chức năng.

Có thể kể thêm một số vụ như vào tháng 10/2009, có 3 tiếp viên hàng không đã bị bắt ở Hàn Quốc vì bị tình nghi buôn lậu vàng. Khi khám xét hành lý của 3 tiếp viên này, cảnh sát Seoul phát hiện nhiều loại trang sức quý có tổng trọng lượng lên tới 20 lượng vàng.

Trước đó 1 năm (vào tháng 10/2008), Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP HCM đã bắt giữ một tiếp viên về hành vi vận chuyển trái phép ngoại tệ qua biên giới. Tiếp viên này đã mang theo 335.000 euro (tương đương 8,6 tỉ đồng, tính theo tỷ giá tháng10/2008) trên chuyến bay từ Đức về TP.HCM, nhưng hoàn toàn không khai báo trên tờ hải quan.

Bị đuổi việc, truy tố

Hậu quả của những hành động này là nhiều tiếp viên đã bị sa thải hoặc dính vòng lao lý. Tháng 9/2006, Vietnam Airlines đã sa thải một tiếp viên và chuyển công tác 6 tiếp viên khác do có dính líu tới vụ buôn lậu thuốc lá miễn thuế tại Melbourne (Australia) để bán ra thị trường nước này.

Gia tăng buôn lậu qua đường hàng không

Chỉ trong vòng 1 năm
(2004), hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) phát hiện gần 300 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, riêng trong tháng 10 đã xảy ra 56 vụ vi phạm các loại mà người vi phạm là các công ty chuyên đi nhận hàng quà biếu phi mậu dịch, những cá nhân thường xuyên xuất - nhập cảnh qua đường hàng không.

Trước đó, tiếp viên bị đuổi việc này đã bị cơ quan hải quan Australia phát hiện những điểm bất thường trong các mặt hàng mà tiếp viên này mua. Nữ tiếp viên này bị truy tố về tội gian lận gây thất thoát cho nhà nước Australia. Tòa án Melbourne đã yêu cầu cô nộp phạt 10.000 đôla Australia.

Liên quan tới vụ việc, 6 tiếp viên khác cùng đoàn với tiếp viên này cũng đã bị VNA luân chuyển công tác với mức lương thấp trong 6 tháng đối với 6 tiếp viên khác cầm hộ hàng trong thời gian xảy ra sự cố.

Nổi cộm hơn cả là vào tháng 6/2010, 7 tiếp viên (cả nam và nữ) bị nhà chức trách Úc tạm giữ để điều tra việc vận chuyển khoảng 20 chiếc điện thoại Iphone và Ipad từ nước này về Việt Nam.

Nhà chức trách Úc đã theo dõi vụ việc từ lâu và họ nghi ngờ nhóm tiếp viên này có liên quan tới đường dây buôn lậu qua đường hàng không.

Liên quan đến vụ vận chuyển hàng trăm kg vàng về Việt Nam như đã nêu ở trên, toàn bộ 9 tiếp viên hàng không đã bị truy tố trước pháp luật.

Gần đây nhất là vụ việc gây xôn xao sư luận khi tiếp viên của Vietnam Airlines đã vận chuyển hàng điện tử và ngoại tệ số lượng lớn từ Australia vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) qua đường hàng không.

Theo thống kê của Cơ quan điều tra, tổng số thiết bị điện tử mà các tiếp viên, nhân viên này đã nhập lậu và vận chuyển đi tiêu thụ trong nội địa là 980 thiết bị, tương đương hơn 6,3 tỷ đồng và hơn 34,6 ngàn USD.

Tất cả các đối tượng liên quan đến vụ việc này (nhập lậu, tiêu thụ) đều bị khởi tố (trong đó có cả một siêu mẫu nổi tiếng V.T).

Đây chỉ là những vụ việc riêng lẻ trong rất nhiều vụ việc đã bị cơ quan điều tra phát hiện.

Các hãng hàng không tại Việt Nam cho biết, họ đã có những quy định rất ngặt nghèo đối với các hành vi ứng xử của tiếp viên để hạn chế đến mức thấp nhất các họat động phi pháp trên, nhưng thực tế là nhiều tiếp viên vẫn “không kiềm chế” được trước những cơ hội kiếm tiền hết sức dễ dàng dựa vào chính nghề nghiệp của mình.

N.Anh (tổng hợp)

BÀI LIÊN QUAN:

Khách đòi nude, tiếp viên hàng không phát hoảng
Cho rằng mình đã bỏ nhiều tiền để mua vé VIP nên vị khách VIP đã khăng khăng đòi ... nude 100% khiến nữa tiếp viên hàng không xấu hổ và phải bó tay!
 
Vén màn tự sự tiếp viên hàng không Việt Nam
Những tiếp viên lâu năm cho biết khi mới vào nghề, việc thường xuyên họ phải làm là ngồi trực toa-lét, giữ cho toa-lét luôn khô ráo, sạch sẽ. Càng làm lâu, những hào nhoáng của nghề càng phai nhạt
 
Pha tác nghiệp thót tim của tiếp viên hàng không
Một số hành khách không khai báo tình trạng sức khỏe, tự đưa tính mạng của mình vào thế nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến cả chuyến bay. Những lúc như thế tính mạng hành khách chỉ còn biết trông cậy vào tiếp viên hàng không.