- Cầu Bình Lợi, cây cầu sắt hơn 100 tuổi bắc qua nhánh sông Sài Gòn đang xuống cấp và là điểm đen về tai nạn đường thủy tại TPHCM trong những năm qua. Sau vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đe dọa đến tính mạng người dân và làm tê liệt hoàn toàn tuyến đường sắt Bắc Nam, người dân TPHCM không khỏi giật mình vì ngay ở Sài Gòn hằng ngày họ phải đối diện với “tử thần”.

Sà lan liên tục đâm va 

Cầu đường sắt Bình Lợi được Pháp xây dựng vào năm 1902, có chiều dài 800 m, nối liền hai quận Bình Thạnh và Thủ Đức. Đây là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, cũng là cây cầu đường sắt Bắc - Nam duy nhất vào ga Sài Gòn. Hiện nay, cây cầu này đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Triều cường ngày càng cao làm độ tĩnh không thông thuyền qua cầu Bình Lợi thấp. Do đó, mỗi khi qua lại, nhiều tài công luôn lo lắng vì nguy cơ tai nạn chực chờ...

{keywords}

Hiện trường vụ sà lan số hiệu ST3619H chở bùn than lưu thông trên sông Sài Gòn hướng từ TPHCM đi Bình Dương tông gầm cầu sắt Bình Lợi, xảy ra sự cố mắc kẹt.

Thực tế, trong những năm qua nhiều sự cố tàu chết chết máy, mặc kẹt dưới gầm cầu hay đâm vào gầm cầu...liên tục xảy ra đe dọa đến tuyến đường sắt qua khu vực và phương tiện lưu thông qua lại.

Mới đây, nhất ngày 1/11/2015, cây cầu này bị sà lan chở 1.000 tấn đá xây dựng di chuyển từ hạ nguồn sông Sài Gòn lên thượng nguồn, tông mạnh, làm cho thanh ray tàu lửa bị dịch chuyển lệch hẳn sang một bên, trong khi các dầm gỗ cố định của đường ray gắn trên cầu Bình Lợi bị gãy khiến tàu không thể qua lại khu vực cầu.

Trước đó, trưa 3/6/2015, mực nước trên sông Sài Gòn đang cao, độ tĩnh không thấp nhưng tài công sà lan số hiệu ST3619H chở bùn than lưu thông trên sông Sài Gòn hướng từ TPHCM đi Bình Dương vẫn cố cho sà lan lưu thông qua. Hậu quả, sà lan tông gầm cầu sắt Bình Lợi và xảy ra sự cố mắc kẹt.

Vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông qua khu vực, trong đó có tuyến đường sắt Bắc Nam qua khu vực bị ngưng hoạt động trong nhiều giờ liền.

Cuối tháng 5/2015, một sự cố khác cũng xảy ra tại khu vực này. Một chiếc sà lan rỗng lưu thông hướng TP HCM về Bình Dương bị kẹt dưới gầm cầu. Sự số mất gần 3 giờ mới được khắc phục xong. Chưa kể, trước đó trong năm 2014, 2013 cũng có hàng chục sự cố khác khi sà lan, tàu thuyên đâm, mắc kẹt vào cầu sắt này.

Toát mồ hôi qua cầu sắt trăm tuổi

Nguy hiểm, mất an toàn là vậy, tuy nhiên hàng ngày hàng trăm phương tiện, trong đó có nhiều sà lan chở hàng ngàn khối cát, tàu hàng chở hàng chất cao, qua lại dưới cầu Bình Lợi.

{keywords}
Hình ảnh cầu Ghềnh bị đâm do va chạm tàu thuyền ngày 20/3    

Nhiều tài công cho biết, mỗi lần nhận chở hàng qua khu vực này họ phải nín thở vì sợ phương tiện gây va chạm với kết cấu của cầu, nhất là những lúc triều cường lên nhưng vì mưu sinh nên họ không còn cách nào khác là phải “đánh liều”.

Cũng theo ghi nhận, mỗi lần gặp triều cường lên cao thì hầu như các hoạt động chuyên chở hàng hóa đều bị gián đoạn, nhiều tài công chở hàng hóa qua đây phải dừng chờ hàng giờ để chờ nước rút, hoặc chọn cách quay đầu lại. Trong khi đó, một số tài công vì áp lực nên đã cố cho tàu, sà lan qua nên đã xảy ra những sự cố giao thông đáng tiếc.

Trước tình trạng cầu Bình Lợi cũ đang xuống cấp, kết cấu không còn phù hợp, sự cố tai nạn liên tiếp xảy ra. Cuối tháng 4/2015, Bộ GTVT cùng chính quyền TP.HCM, tỉnh Bình Dương tổ chức động thổ dự án xây cầu Bình Lợi mới (Q.Bình Thạnh - Thủ Đức) và cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn (đoạn từ cầu sắt Bình Lợi (TP.HCM) đến cảng Bến Súc, tỉnh Bình Dương dài 71km). Sau khi hoàn thành, tàu thuyền tải trọng khoảng 2.000 tấn có thể lưu thông dễ dàng.

Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn của nhà đầu tư BOT (đầu tư - khai thác - chuyển giao) và vốn ngân là 1.302 tỉ đồng (bao gồm nạo vét luồng sông).

Dự án sẽ hoàn thành sau 16 tháng thi công, thu phí giao thông trong thời gian 20 năm và 9 tháng. Thế nhưng, từ khi động thổ đến nay dự án vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Như Sỹ