- "Cảnh sát giao thông và lực lượng cảnh sát khác triển khai quyết liệt các giải pháp mạnh chỉ đạo của Bộ Công an về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và mở các đợt cao điểm, tuần tra, kiểm soát, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông trong năm 2011 chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hành vi chống người thì hành công vụ”.

Thượng tá Trần Sơn, Phó phòng Hướng dẫn tuyên truyền luật giao thông, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) cho biết.

Theo Thượng tá Sơn, 6 tháng đầu năm nay, tình trạng chống lại người thi hành công vụ, chống lại lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng khác làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông diễn ra tương đối phức tạp.

Tình trạng chống người thi hành công vụ khi vi phạm giao thông ngày càng gia tăng.


Do lực lượng cảnh sát giao thông và lực lượng cảnh sát khác triển khai quyết liệt các giải pháp mạnh theo chỉ đạo của Bộ Công an về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và mở các đợt cao điểm, tuần tra, kiểm soát, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm  giao thông trong năm 2011 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hành vi chống người thi hành công vụ

Ngoài ra, chế tài xử phạt vi phạm đối với các hành vi dẫn đến tai nạn giap thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là khu vực nội đô Hà Nội và TP.HCM tương đối cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chống người thi hành công vụ gia tăng.

Theo Thượng tá Sơn, đối tượng vi phạm giao thông luôn có suy nghĩ trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát cũng như việc xử lý của cơ quan chức năng.

Tướng Nhanh lý giải việc CA liên tục "bị đánh"
“Nguyên nhân cơ bản dẫn đến gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay..." - Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc CA Hà Nội nhận định.

Khi vi phạm bị xử lý, các đối tượng này sử dụng mọi biện pháp như xin xỏ, điện thoại nhờ ai đó tác động và nếu không được thì dùng tiền đưa công an nhằm bỏ qua lỗi vi phạm. Khi không đáp ứng được thì bắt đầu cản trở, hành hung đối với người thi hành công vụ.

“Nhiều vụ khi lực lượng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe thì người điều khiển xe đã liều lĩnh đâm thẳng vào người đang thi hành công vụ. Điều này chứng tỏ thái độ coi thường kỷ cương pháp luật Nhà nước, thể hiện bản tính côn đồ, hung hãn”, ông Sơn cho hay.

Ông Sơn đặc biệt lưu tâm khi cho rằng, đối tượng chống lại người thi hành công vụ đang có xu hướng trẻ hóa. Có một bộ phận thanh thiếu niên xuống cấp đạo đức, không tôn trọng pháp luật. Đây là điều đáng báo động cần được dư luận xã hội lên án vì những hành vi này.

Ông Sơn cũng cho biết thêm: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt đã tổ chức tập huấn cho lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc nắm vững được chức năng, nhiệm vụ quyền hạn.

Theo đó, trong quá trình tuần tra, kiểm soát phải thực hiện đúng quy định của Bộ Công an, khi truy đuổi đối tượng vi phạm, cảnh sát giao thông phải đảm bảo được đội hình. Lực lượng cảnh sát giao thông phải chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ chống lại người thi hành công vụ.

Đối với các đối tượng vi phạm mà hành vi nhẹ như không đội mũ bảo hiểm ở các tuyến đường đông người cố tình quay xe bỏ chạy, lạng lách đánh võng, lực lượng cảnh sát giao thông ghi nhận biển số xe phối hợp cảnh sát phía trước để xử lý đối tượng.

  • Gia Văn