- Từ những tấm đá vô tri vô giác, qua bàn tay khéo léo, đầy sáng tạo của người thợ đã có đường nét, hoa văn uyển chuyển, sống động hơn thành những tượng Phật có hồn, cốt.
Về làng đá Ninh Vân để xem mỗi tác phẩm nghệ thuật tượng Phật chứa đựng những tâm huyết, kỳ vọng của những người nghệ nhân chuyên thổi hồn vào đá.
500 pho tượng La Hán đã hoàn thành và được đặt linh thiêng ở chùa Bái Đính, giờ đây các nghệ nhân Ninh Vân lại miệt mài tạo nên 500 pho tượng La Hán cho công trình Công viên tâm linh ở Thành phố Ninh Bình.
Công đoạn tìm những khối đá trên núi đối với người
thợ đá Ninh Vân rất vất vả và nguy hiểm. Những khối đá ở dãy núi đá vôi Tam
Điệp dùng để tạc tượng phải là đá xanh nguyên khối có độ gắn kết cao.
Khi chọn được những khối đá ưng ý phải dùng máy cắt
để tạo thành những khối đá vuông thành sắc cạnh.
Bắt đầu từ đây, những khối đá vuông thành sắc cạnh
ấy được các nghệ nhân làm tỉ mỉ từng công đoạn, tạo hình khối tượng rồi tỉa tót
hoa văn.
Con mắt nghệ nhân luôn phải ngắm nghía để điều chỉnh
các chi tiết tượng phật sao cho hài hòa, cân đối.
Đôi bàn tay và thân thể của người nghệ nhận làng đá
Ninh Vân luôn bám đầy bui đá nhưng ánh mắt luôn chất chứa đam mê thổi hồn cho đá
để mỗi bức tượng phật có hồn, có cốt.
Chỉnh sửa những chi tiết cuối cùng để những
bức tượng về Công viên tâm linh.
Làng đá Ninh Vân không chỉ nổi tiếng về làm tượng La
Hán, tượng Bồ Tát mà còn làm nhiều sản phẩm nghệ thuật khác từ đá phục vụ nhu
cầu của thị trường.
Làng đá Ninh Vân những ngày này thành đại công
trường lớn gấp rút hoàn thành 500 pho tượng La Hán cho Công viên tâm linh đồ sộ
và duy nhất ở Việt Nam.
500 pho tượng La Hán được đặt uy nghiêm ở chùa
Bái Đính đã làm nên tên tuổi của làng đá Ninh Vân trong bản đồ làng nghề truyền
thống Việt.
Hồng Quang – Xuân Thủy