Gần đây, dư luận quan tâm đến việc ba sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang, trong đó có ông Nguyễn Văn Nên, nguyên Phó phòng Cảnh sát điều tra, thành viên tích cực có nhiều đóng góp trong chuyên án Năm Cam, bị xử lý kỷ luật và bị khởi tố.
Báo Pháp Luật TP.HCM đã ghi nhận ý kiến của người trong cuộc liên quan đến vụ án. Để rộng đường dư luận, VietNamNet xin trích đăng lại bài viết này.
Báo Pháp Luật TP.HCM đã ghi nhận ý kiến của người trong cuộc liên quan đến vụ án. Để rộng đường dư luận, VietNamNet xin trích đăng lại bài viết này.
Cơ quan tố tụng cho rằng ông Nên trong thời gian được trưng dụng tham gia chuyên án Năm Cam đã có sai phạm trong việc bắt giữ người, xử lý vụ gây rối ở Công ty Gas Bình Dương và sai phạm trong xử lý vật chứng vụ buôn lậu xăng dầu ở Tiền Giang.
Từ đó, có ý kiến đặt vấn đề về sự liên quan của Trung tướng Nguyễn Việt Thành, Trưởng ban Chuyên án vụ án Năm Cam, trong vụ việc. Loạt bài “Vì sao có “người hùng” trong vụ án Năm Cam bị khởi tố?” của tác giả Nguyễn Như Phong đăng trên báo Năng Lượng Mới có một số nội dung làm người đọc nghĩ rằng ông Nguyễn Việt Thành khi chỉ đạo chuyên án Năm Cam đã có dấu hiệu lạm quyền, chỉ đạo cấp dưới làm sai, dùng báo chí làm công cụ triệt hạ người khác…
“Việc tôi chỉ đạo Công an Tiền Giang bắt khẩn cấp các đối tượng gây rối trật tự công cộng ở Công ty Gas Bình Dương phù hợp với quyết định Bộ Công an trong đợt cao điểm phòng chống tội phạm có tổ chức mang tính chất xã hội đen ở thời điểm đó chứ tôi không lạm quyền.…” - Trung tướng Nguyễn Việt Thành khẳng định.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an
- Thưa ông, vụ án xảy ra tại địa bàn Bình Dương nhưng vì sao ông lại chỉ đạo Công an Tiền Giang trực tiếp thực hiện các công việc tố tụng, bắt người, tiến hành điều tra…? Có ý kiến cho rằng việc ông chỉ đạo như vậy là vi phạm nghiêm trọng tố tụng và lạm quyền?
Vào thời điểm đó, có hai quyết định của tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (TCCS) và Bộ Công an chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho tôi.
Tháng 12-2000, ông Trương Hữu Quốc, tổng cục trưởng TCCS, ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo điều tra vụ án giết Vũ Hoàng Dung (Dung Hà) tại TP.HCM. Quyết định này phân công tôi, Tổng cục phó TCCS, làm trưởng ban chuyên án, Phó giám đốc Công an TP.HCM Võ Văn Măng làm phó ban thường trực, các ông Phạm Xuân Quắc - Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Nguyễn Thế Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra, làm phó ban. Trưởng phòng Cảnh sát hình sự TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng… làm ủy viên.
Trung tướng Nguyễn Việt Thành trong buổi tiếp xúc với phóng viên mới đây. Ảnh: TRUNG DUNG |
Lúc đầu, nhận được đơn thư tố cáo nhóm đối tượng gây rối và chiếm giữ tài sản Công ty Gas Bình Dương, tôi chuyển đơn về Công an tỉnh Bình Dương giải quyết và đề nghị báo cáo lại. Thế nhưng sau thời gian dài, Công an Bình Dương không báo cáo. Thời gian sau, TCCS tiếp tục nhận nhiều đơn tố cáo, tôi mới chỉ đạo Cục Cảnh sát hình sự và Cục Cảnh sát điều tra vào cuộc. Khi ấy tổ công tác của Công an Tiền Giang tăng cường trong chuyên án Năm Cam được giao trực tiếp thực hiện việc bắt khẩn cấp các đối tượng.
Không ưu ái cho Công an Tiền Giang
- Theo quyết định của Bộ Công an thì lúc đó ông có quyền điều động lực lượng công an nhiều địa phương nhưng sao ông lại chỉ đạo Công an Tiền Giang thực hiện? Liệu đây có phải là sự ưu ái do ông từng là giám đốc Công an Tiền Giang?
+ Đúng ra khi có quyết định tổng cục trưởng TCCS và Bộ Công an thì các địa phương nằm trong ban chỉ đạo phải cử cán bộ điều tra lên TCCS. Thế nhưng lúc đó chỉ có hai địa phương cử cán bộ lên là Tiền Giang và Hải Phòng. Một thời gian ngắn, cán bộ Hải Phòng rút về, chỉ còn lực lượng Công an Tiền Giang. Một thời gian sau, có nhiều ý kiến cho rằng Công an Tiền Giang là lính “đánh thuê” nên họ cũng bỏ về gần tuần lễ. Tôi phải đề nghị Ban giám đốc Công an Tiền Giang động viên đưa họ lên trở lại. Khi vụ Công ty Gas Bình Dương xảy ra, tôi chỉ có lực lượng Công an Tiền Giang nên chỉ đạo họ thực hiện việc bắt khẩn cấp vụ này chứ chẳng có ưu ái gì cả.
- Còn tại sao ông đưa Nguyễn Tuấn Hải (Hải “bánh”) về trại tạm giam Tiền Giang để điều tra?
+ Việc đưa Hải “bánh” về trại tạm giam Công an Tiền Giang là do chính Thượng tá Nguyễn Mạnh Trung, Phó Trưởng phòng CSĐT Công an TP.HCM, đề xuất bằng văn bản cho tôi. Nhận được văn bản, tôi cho tổ chức cuộc họp, có đại diện của Công an TP.HCM, Cục Cảnh sát điều tra, Cục Cảnh sát hình sự. Các thành viên trong cuộc họp đề xuất chuyển Hải “bánh” về trại tạm giam Công an Tiền Giang để thuận tiện công tác điều tra, tôi mới đồng ý. Đề xuất của ông Nguyễn Mạnh Trung và biên bản cuộc họp này còn lưu giữ trong hồ sơ vụ án Năm Cam.
Không trù dập cán bộ
- Có người cho rằng trong quá trình điều tra vụ án Năm Cam, bất kỳ cán bộ nào đó ông không ưa thì bị ông ra lệnh điều tra, bắt phải giải trình?
+ Tôi muốn họ chỉ rõ cho tôi biết cán bộ mà tôi trù dập là ai, công tác ở đơn vị nào? Phải nêu cụ thể ra chứ đừng quy chụp khơi khơi vậy. Trong chuyên án Năm Cam, tôi được phân công điều tra các đối tượng xã hội đen. Đại tá Trần Văn Nho, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra, điều tra các cán bộ dính sai phạm phải xử lý hình sự. Mảng cán bộ sai phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì giao cho Công an TP.HCM. Trong vụ án Năm Cam, tôi chưa bao giờ điều tra và xử lý cán bộ nào.
- Có ý kiến rằng ông sử dụng báo chí làm công cụ cho mình trong nhiều vụ án. Đối tượng nào đó vừa bị bắt hoặc đang bị điều tra thì bị tuồn hồ sơ, tài liệu cho các phóng viên bằng cách rỉ tai để họ tha hồ phóng bút. Người bị bắt bị quy chụp là đồng lõa, đệ tử của Năm Cam thì không ai dám bênh vực?
+ Tôi không hề tuồn tài liệu, hồ sơ cho phóng viên nào cả. Trong vụ án Năm Cam, chính ông Nguyễn Như Phong (nhà báo, bấy giờ là phó tổng biên tập báo Công An Nhân Dân - NV) được tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng lúc đó giới thiệu, đề nghị giao toàn bộ tài liệu chuyên án Năm Cam, ông Phong sẽ đưa thông tin trên báo nhưng phải đảm bảo bí mật điều tra. Vậy mà giờ này ông Phong nói là tôi sử dụng báo chí!
- Xin cảm ơn ông.
.Bài viết của ông trên tờ Năng Lượng mới cho rằng vụ án Năm Cam cho đến bây giờ vẫn còn nhiều uẩn khúc, hy vọng VKSND Tối cao sẽ cho điều tra lại một số trường hợp và nếu minh oan hoặc giảm tội được cho ai đó thì cũng là việc “cứu một người phúc đẳng hà sa”. Căn cứ nào để ông nêu như vậy thưa ông? + Đó là ý kiến cá nhân của tôi. Tôi đâu có nói là ai oan, ai sai đâu. Dư luận có như thế nếu VKSND Tối cao điều tra được là tốt chứ sao đâu. . Vụ án Năm Cam kết thúc hơn 10 năm, đến nay chưa có trường hợp nào được kết luận là oan sai. Nếu oan sai thì tòa sẽ bồi thường và VKS cũng không vô can vì họ đã truy tố? + Đúng rồi, VKS đâu phải vô can. . Lúc trước ông được Ban chuyên án Năm Cam cung cấp hồ sơ, ông đã viết nhiều bài đăng báo theo hướng tích cực, thậm chí in ra sách. Nay ông viết ngược lại, liệu có trái chiều không, thưa ông? + Tôi chả sợ trái chiều. Có nhiều vụ án tày đình xử rồi thời gian lật lại thấy rằng người ta vi phạm chưa đến mức thế mà lôi người ta ra xử như thế chứ đâu phải vụ án Năm Cam đâu. . Theo ông, có nhiều cán bộ không được Trung tướng Nguyễn Việt Thành ưa thì phải giải trình, phải báo cáo. Trao đổi với tướng Thành, ông ấy nói là hãy nói cụ thể người đó là ai chứ đừng nói chung chung như vậy. Ông có thể nói cụ thể những cán bộ bị ông Thành không ưa bắt phải giải trình? + Nếu ông Thành có văn bản yêu cầu thì tôi sẽ công bố cụ thể các trường hợp. Tôi cũng là trường hợp cụ thể. . Ông có nói cụ thể trường hợp của ông không? + Chuyện này dài dòng, không thể nói qua điện thoại được đâu. . Xin cảm ơn ông. |