– Có gia đình tìm được hài cốt, có người chỉ lấy được nắm đất rồi trở về với niềm tin, không ít người phải vào bệnh viện tâm thần vì “vong nhập”.
Tin liên quan:
Nghe người có "căn duyên" với liệt sĩ kể chuyệnSống trong ảo giác
Bệnh viện tâm thần tỉnh Nghệ An hiện đang rất có nhiều trường hợp phải vào đây điều trị do có những triệu chứng về thần kinh sau khi vong nhập.
Bác sỹ Phan Kim Thìn, Giám đốc Bệnh viện tâm thần Nghệ An cho biết: “Hiện tượng “vong nhập” là bệnh lý tâm thần của những người bị dồn nén từ lâu, trước tâm lí mong muốn tìm được hài cốt liệt sĩ. Môi trường cũng rất quan trọng, bởi trong hoàn cảnh nóng nực, khói hương nghi ngút tại các trung tâm lại tập trung đông người, dẫn đến sức khoẻ không đảm bảo. Do đó dẫn đến mắc bệnh lý tâm thần”.
Được biết, trong hàng chục nhân nhập viện ở Nghệ An vì tình trạng “vong nhập đuổi mãi không ra" đều có triệu chứng bệnh lý tâm thần nặng.
Chị Bùi Thị Việt sau gần hơn một tuần điều trị tại bệnh viện đã dần ổn định sức khoẻ và chuẩn bị xuất viện. |
Chị Bùi Thị Việt - một bệnh nhân từng bị vong nhập đang điều trị tại đây kể rằng: “Khi được vong ứng vào thì không còn là người bình thường nữa. Vẫn biết là mình nói liên tục, chân tay là cứ giật mạnh, nhưng sau khi tỉnh lại thì không còn nhớ gì hết. Lúc đó tôi cảm giác là mình như sống trong ảo giác”.
Chồng của chị Việt, anh Nguyễn Văn Bón, người từng tham gia tìm mộ tại một "trung tâm" ở huyện Nam Đàn kể: “Sau 2 ngày lập bàn thờ, thắp hương cúng bái ngồi thiền tại trung tâm thì vong bác Vĩnh nhập vào vợ tôi.
Ban đầu thì vong bảo là không cần phải đi kiếm nữa đâu. Sau đó, gia đình năn nỉ mãi, bác mới chỉ cho địa điểm mà bác đang nằm tại núi Thống Nhất, Nha Trang (Khánh Hoà). Vong bảo, vì bom thả nên giờ không còn hài cốt nữa,vào đến nơi thì đào xuống khoảng 20cm, lấy một ít đất ở đó về thờ cúng”.
Đến lúc người thân trở về nhà, chị Việt vẫn trong tình trạng “vong nhập”. Anh Bón kể lại những ngày đầu tiên đưa vợ vào nhập viện: “Tôi bảo kiểu gì cũng không chịu ăn và uống thuốc, cứ nhịn thế suốt nhiều ngày. Nhưng hôm nay thì bà ấy đã muốn ăn, đòi uống thuốc để nhanh khoẻ mà về nhà, nên giờ tôi cũng thấy yên tâm”.
Được biết, tại Bệnh viên tâm thần Nghệ An đã điều trị và cho xuất viện trên 20 bệnh nhân có triệu chứng bệnh lý thần kinh. Các đối tượng được “vong nhập” cũng như nhập viện chủ yếu là phụ nữ.
Điểm mặt 15 “trung tâm” tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có tới 15 “trung tâm” tìm kiếm mộ liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm, gồm các huyện Nam Đàn có 5 “trung tâm”; Hưng Nguyên 4 “trung tâm”; Yên Thành có 1 “trung tâm”; Đô Lương có 2 “trung tâm” và TP. Vinh cũng có 2 “trung tâm”.
Đến thời điểm ngày 22/8, “trung tâm” tìm kiếm liệt sĩ bằng phương pháp tâm linh của chị Phan Thị Hạnh tại xã Nam Cát, huyện Nam Đàn đã tìm được hơn 1.000 bộ hài cốt liệt sĩ mang về quê án táng ở nhiều tỉnh khác nhau trong cả nước.
Còn 14 “trung tâm” khác số liệu đến ngày 17/6/2011 đã tìm được 538 hài cốt được cho là của liệt sĩ. Hiện nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một con số nào chính thức công bố tiếp theo.
Bác sỹ Nguyễn Đức Toàn, Trưởng khoa bán tâm thần nữ cho hay, hầu hết các bệnh nhân đều là nữ vì “vong nhập” thì chỉ ở những người có tính tự kỷ cao nên rất dễ bị ám thị. Cũng theo BS Toàn, riêng bệnh nhân đã đến điều trị tại khoa bán tâm thần nữ tại khoa lên đến gần 20 người. Đó là chưa kể đến nhiều bệnh nhân vì tâm lý e ngại nên không muốn đến bệnh viện điều trị.
tại nghĩa trang Việt – Lào đang có hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ vô danh. |
“Hiện nay tôi đang soạn thảo đề tài nghiên cứu các bệnh nhân tâm thần liên quan đến việc tìm kiếm mộ liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm. Tìm mộ liệt sĩ thì có nhiều cách, nhưng cách tìm chính xác nhất là dựa vào sơ đồ mộ chí do đơn vị, đồng đội và nhân dân nơi chôn liệt sĩ cung cấp.
Các bệnh nhân đến tại bệnh viện điều trị trong tình trạng bị “vong nhập. Biểu hiện của người bệnh là: ngất lịm, giãy dụa, co giật, mất ngủ, nói không chính xác, cười khóc, la hét. Thực chất, đó là rối loạn thần kinh có căn nguyên chuyển sang chấn tâm lý.
Có rất nhiều người bệnh đưa đến bệnh viện muộn, sau khi đã “đuổi vong, bắt ma” nhiều lần không thành. Thậm chí có nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng bị đánh đập thâm tím, nên ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người bệnh làm cho nhiều người dân hoang mang” - BS Nguyễn Đức Toàn nói một phần sơ lược về đề tài đang nghiên cứu tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An.
“Vừa rồi tỉnh Nghệ An có chỉ đạo tìm kiếm liệt sĩ bằng tâm linh và khoa học bằng cách xét nghiệm AND, tôi rất hoan nghênh về điều đó. Thà rằng một năm tìm được 1 đến 2 người, tôi không muốn đưa liệt sĩ về mà bị nhầm” - Chị Phan Thị Hạnh, người mở địa điểm tìm kiếm liệt sĩ đầu tiên tại Nghệ An nói.
Trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Phạm Ngọc Ngô, Phó giám đốc Bệnh viện tâm thần Nghệ An cho rằng, vấn đề tìm mộ liệt sĩ khi trở về mà phải vào điều trị tại bệnh viện tâm thần là chuyện bình thường, đó là một bệnh lý có bệnh nguyên và bệnh sinh rõ ràng không có gì là bí ẩn hay tâm linh ở đây. Lĩnh vực tâm thần là một lĩnh vực khó, ngay cả những người trong chuyên môn vẫn còn nhầm lẫn.
Quốc Huy
Tin liên quan: