Cũng chính vì nguy hiểm, rủi ro, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhan sắc nên mỗi nghệ sĩ xiếc có một khoản tiền hỗ trợ gọi là tiền thanh sắc. Hiện nay, sau bao nhiêu năm đấu tranh, khoản tiền thanh sắc mỗi tháng của mỗi nghệ sĩ xiếc là khoảng 20% mức lương mà họ được nhận.

Tiết lộ “bí mật” về sinh viên trường xiếc
Vào học từ lúc 11 tuổi (với nam) và 13 tuổi (với nữ) – đúng thời điểm bước vào tuổi dậy thì - cuộc sống của các sinh viên trường xiếc có nhiều điểm khá thú vị.
 
Những tai nạn bất thình lình ở xiếc người
Do dây bị tuột nên nghệ sĩ này bị rơi xuống đất khiến anh bị chấn thương phần cổ, phải nằm bất động 1 tháng liền. Nhưng anh không dám cho gia đình biết, bởi sợ gia đình bắt bỏ nghề khi thấy nghề quá nguy hiểm.
 
Diễn viên xiếc và chuyện bị thú tát, ngựa đá
Nghề nào cũng có những rủi ro, tai nạn. Nhưng nghề xiếc là một trong những nghề được xếp vào nhóm nguy hiểm nhất bởi tỷ lệ tai nạn xảy ra rất cao, kể cả ở xiếc người hay xiếc thú.


Ngay từ khi còn là sinh viên thì nữ sinh trường xiếc cũng đã có những hạn chế nhất định với nghề. Lúc ra trường và đi diễn, nghệ sĩ xiếc thường có tuổi nghề biểu diễn không dài (do hạn chế về sức lực, độ dẻo dai). Với nghệ sĩ nữ, tuổi nghề lại càng bị rút ngắn do họ còn có một thiên chức cao cả khác là làm mẹ. Nhiều nghệ sĩ nữ sinh con xong một thời gian thì đành bỏ nghề vì rất khó để trở lại guồng tập cao độ như trước kia.

Vắt kiệt sức lực

Mỗi ngày, Bùi Thị Hương (diễn viên xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam) phải tập ít nhất 2 tiếng đồng hồ để giữ kỹ thuật, cơ thể không quên động tác.

Nhìn những động tác xoạc chân thẳng tắp chỉ thực hiện trong nháy mắt của Hương, người xem thấy đẹp, thấy khâm phục nhưng để có được điều đó, Hương đã tập luyện vất vả suốt 7 năm nay và đến bây giờ, quá trình đó vẫn không dừng lại.

“Tập luyện là nhu cầu tự thân của diễn viên. Ai muốn theo nghề lâu dài thì phải tự giác phấn đấu”, Hương nói.

Vã mồ hôi tập luyện động tác khó (Ảnh: N.A)

Chứng kiến buổi tập tiết mục dây căng cao của các diễn viên Liên đoàn Xiếc Việt Nam mới thấy hết cái sự nguy hiểm đối với một nữ diễn viên xiếc. Do được ưu tiên nên trong tiết mục này, diễn viên nữ sẽ “được” đứng trên vai diễn viên nam, tay cầm một cây sào dài rồi cả hai cùng di chuyển.

Nhìn diễn viên nữ ngất ngưởng ở độ cao khoảng 3m so với mặt đất, nhiều người sợ độ cao có thể chóng mặt. Nhưng cứ hết lượt nọ đến lượt kia, trong vòng khoảng 2 tiếng đồng hồ, nữ diễn viên xiếc nhễ nhại mồ hồi phải tập đi tập lại như vậy cho đến khi nào thực hiện động tác thật thuần thục.

Anh Cao Xuân Hiền (diễn viên Liên đoàn Xiếc Việt Nam, người dạy tiết mục Dây căng cao) cho biết: “Những tiết mục phức tạp ở trên cao như thế này là một thử thách cho các nữ nghệ sĩ. Chúng ta chỉ đi bình thường dưới mặt đất mà nhiều khi cũng ngã, cũng trượt rồi, đằng này bạn ấy phải đứng trên vai bạn diễn, tay cầm sào và phải giữ thăng bằng tuyệt đối trong lúc di chuyển. Chỉ cần ngã một cái thôi là sẽ biết ngay hậu quả”.

Có mặt tại sàn tập cùng anh Hiền, Hương cho biết nếu tập ngắt quãng sẽ biết ngay. Bởi lúc đó dễ bị đau và tập lâu hơn rất nhiều mới lấy lại được nhịp độ cũ.

Vì thế, có những người bị thương, phải điều trị nhưng không thể chờ cho đến khi khỏi vết đau mới tập trở lại. Bởi nếu chờ đến khi đó thì có nghĩa là người nghệ sĩ khó có cơ hội trở lại với xiếc.

“Tàn phá” nhan sắc

Tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam hiện vẫn “truyền tai” nhau câu chuyện về những phụ nữ đã gặp tai nạn trong quá trình cống hiến, hi sinh cho xiếc.

Đầu tiên là NSND Tâm Chính. NS Tâm Chính là tác giả của tiết mục “Cô hàng giải khát” nổi tiếng. Để biểu diễn tiết mục này, NS Chính phải đứng trên đỉnh của 6 tầng cốc thủy tinh. Cả đống cốc đổ, vỡ, người nghệ sĩ cũng theo đà đó mà rơi cả vào đống thủy tinh đổ nát, bị rách hết mặt mũi, tay chân.

Tai nạn của nghệ sĩ đu Hồng Vân cũng là một trong những câu chuyện điển hình. Những lần ngã bong gân, trật khớp, bó bột chưa là gì với cú ngã kinh hoàng từ trên đỉnh rạp xuống đất.

Sau cú ngã này, chị bị chấn thương ở đầu, mất trí nhớ trong một thời gian dài và sau này phải “đoạn tuyệt” với nghề, chuyển sang làm công việc khác ở liên đoàn.

Đối với nghệ sĩ đu Thuý Hạnh cũng không may mắn gì. Ở tuổi 60, chị vẫn bàng hoàng khi nhớ lại những tai nạn gãy tay, gãy chân như cơm bữa mà mình từng trải qua. Xương cốt của chị cũng rệu rã, “xộc xệch” theo năm tháng “uốn, nắn” theo các động tác xiếc.

Nghệ sĩ quá cố Hồng Hạnh với màn biểu diễn “đế kiếm trên đu” đẹp mắt thời còn sống cũng đã từng không giấu nổi những giọt nước mắt khi vạch áo cho người khác xem những vết thương ở răng, ở ngực - thương tích của những lần rủi ro vào đầu xuân nắm ngoái. Trong một lần biểu diễn tại Thái Lan, chị bị mũi kiếm và cả cái khay lớn đâm trúng ngực một vết lớn và gần gãy hai cái răng.

Cũng chính vì nguy hiểm, rủi ro, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhan sắc nên mỗi nghệ sĩ xiếc có một khoản tiền hỗ trợ gọi là tiền thanh sắc. Hiện nay, sau bao nhiêu năm đấu tranh, khoản tiền thanh sắc mỗi tháng của mỗi nghệ sĩ xiếc là khoảng 20% mức lương mà họ được nhận.

Sinh con thì… thôi nghề

NSƯT Tạ Duy Ánh, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết cơ quan có những chế độ dành cho phụ nữ như những nơi khác và hết lòng tạo điều kiện để các chị em vừa hoàn thành công việc vừa đảm bảo được cuộc sống riêng tư.

Tuy nhiên, do đặc thù của xiếc, nhiều người sau khi lấy chồng, sinh con đã phải giã từ sự nghiệp. Thường thì nữ nghệ sĩ xiếc không biểu diễn đến quá 35 tuổi.

Cùng nhận định với NSƯT Tạ Duy Ánh, NSƯT Trần Mạnh Cường và diễn viên xiếc Cao Xuân Hiền đều cho rằng đối với một nghệ sĩ xiếc nữ, sự hi sinh của họ là rất lớn.

Nhiều nghệ sĩ nữ sau khi lập gia đình và sinh con đã phải bỏ nghề vì không còn đủ sức khỏe để tập luyện. Chỉ còn lại rất ít tiếp tục bám trụ, nhưng thường họ không thể biểu diễn sau 35 tuổi (Ảnh: N.A)

“Nam nghệ sĩ có thể cứ tập trung tập luyện và biểu diễn mà không bị gián đoạn. Nhưng với nữ thì khác. Họ còn phải lấy chồng, rồi sinh con. Quá trình ấy cũng phải mất cả năm trời chứ không ít. Với những nghệ sĩ đu dây, nhào lộn trên cao, làm sao vừa có bầu lại vừa thực hiện được những động tác như vậy?”, anh Hiền nói.

Đó là chưa kể đến chuyện có những người sau khi sinh xong, phải quyết tâm lắm mới có thể trở lại với nghề, bởi lúc đó lại gần như “khởi động” lại cả một bộ máy đã cũ kỹ, ì ạch. Quyết tâm là vậy nhưng cũng có khi cuối cùng họ vẫn bỏ nghề, vì đẻ xong, sức khỏe yếu đi, có người lại bị béo phì, không thể tập luyện được…

Nhiều người sau khi giã từ sân khấu đã được Liên đoàn Xiếc sắp xếp cho làm việc ở các khu vực hành chính, tổ chức, kế toán, vv… Bởi không như các ngành nghề khác, khi nghỉ hưu vẫn có thể tiếp tục theo đuổi chuyên môn, xiếc hoàn toàn khác. Đến lúc phải nghỉ hưu có nghĩa là người nghệ sĩ đó đã cạn kiệt sức lực.

Ngọc Anh

(còn nữa)