- Nhóm do công tác quản lý được xác định là nguyên nhân chủ yếu chủ yếu gây ra tình trạng sụp lún mặt đường trong thời gian qua.

Sáng 31/8, tại Hội thảo về thực trạng công trình ngầm ở TP.HCM, PGS-TS Hoàng Anh Tuấn, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ Thuật (KHKT) TP.HCM, cho biết, nhóm chuyên gia tìm kiếm nguyên nhân gây ra tình trạng sụp lún mặt đường ở TP.HCM đã hoàn tất công việc.

“Công tác quản lý công trình ngầm là nguyên nhân của những nguyên nhân gây ra tình trạng lún sụt mặt đường ở TP.HCM. Tôi rất tiếc vì Hội thảo hôm nay không có sự tham dự của lãnh đạo UBND TP”, PGS – TS Hoàng Anh Tuấn, nói.

Chuyên gia cao cấp Hà Ngọc Trường, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết, từ 1/3 đến 30/8/2011, nhóm chuyên gia đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập hồ sơ về tình trạng sụp lún mặt đường ở TP.CHM.

Công tác quản lý yếu kém là nguyên nhân chính gay ra tình trạng lún sụp mặt đường ở TP.HCM.

Số liệu thống kê cho thấy từ tháng 7/2010 đến hết tháng 8/2011, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 139 vụ lún sụp nến mặt đường. Quận 1 là khu vực xảy ra nhiều vụ lún sụp nhất với 37 vụ, tiếp đến là quận 3 với 17 vụ…

Trong đó, nguyên nhân do đường ống cấp nước và cống thoát nước bị sụp, bể, hở mối nối là 83 vụ, chiếm 60%. Công trình hạ tầng kỹ thuật khác bị hư bể 21 vụ, chiếm 15%. Thi công không đúng qui trình kỹ thuật, không đúng quy định và trực tiếp làm hư hỏng công trình gây ra sụp lún là 25 vụ, chiếm 18%.

Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra tình trạng sụp lún mặt đường được nhóm nguyên gia xác định, gồm: Nhóm do công trình và do thi công; Nhóm do địa chất thủy văn và nhóm do công tác quản lý.

Nhóm do công tác quản lý được xác định là nguyên nhân chủ yếu chủ yếu gây ra tình trạng sụp lún mặt đường trong thời gian qua.

Số liệu thống kê cho thấy từ tháng 7/2010 đến hết tháng 8/2011, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 139 vụ lún sụp nến mặt đường. Quận 1 là khu vực xảy ra nhiều vụ lún sụp nhất với 37 vụ, tiếp đến là quận 3 với 17 vụ…

“Chúng tôi phát hiện có một đường ống ngầm không biết của đơn vị nào nên phải gọi đại diện của ngành Bưu điện TP và Điện lực TP đến để hỏi. Cả hai đơn vị này đều cho rằng đưòng ống trên không phải của họ. Thế nhưng khi chúng tôi tiến hành cắt bỏ đường ống thì bên Bưu điện mới la lên đường ống là của họ”, ông Vương Hoàng Hoàng Thanh, Phó giám đốc Ban quản lý  công trình giao thông TP. HCM dẫn chứng về thực trạng yếu kém trong công tác quản lý công trình ngầm.

Theo ông Thanh, công tác tái lập mặt đường ở những khu vực xảy ra sụp lún trong thời gian qua cũng chưa đảm bảo. Cụ thể, mức đánh gia tỉ lệ % giữa mô đun tại điểm bị lún sụp sau khi tái lập cho thấy độ đàn hồi chỉ đạt 5,6% so với hiện trạng cũ.

Qua quá trình điều tra, khảo sát, đoàn chuyên gia nhận định, cần phải đi sâu phân tích về và đưa ra những giải pháp thích hợp để khắc phục những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý công trình ngầm nói riêng và không gian ngầm nói chung.

Ông Lau Yew Hoong, chuyên gia cao cấp của Bộ tài nguyên – môi trường Singapore, cho biết, ở Singapore, việc quản lý đường sá đều do Cục đường bộ quản lý và việc thi công các công trình ngầm được kiểm soát rất chặt chẽ.

Theo đó, đơn vị nào thi công để xảy ra sự cố thì phải chịu trách nhiệm khắc phục. Việc khắc phục các sự cố ở công trình ngầm được thực hiện bằng công nghệ kỹ thuật hiện đại, không phải đào đường lên như ở Việt Nam.

Nhật Tân