Người đàn ông kỳ lạ
Chỉ nghe qua cái tên Tôn Thất Phi Hùng thôi thì người ta đủ biết phạm nhân này xuất thân từ con nhà dòng dõi. Phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sinh năm 1955, nhà ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, phạm nhân Hùng đã cải tạo ở trại giam Vĩnh Quang được ngót 10 năm. Nhưng ngần ấy năm, ông chưa một lần gặp vợ con, thái độ cương quyết đến cực đoan của ông lại xuất phát từ tình yêu thương vợ con vô bờ bến.
Từ một “đại gia” thành đạt, ông Hùng vướng vòng lao lý trong sự ngỡ ngàng của những người biết đến ông. Ngay chính bản thân ông khi nghe tòa tuyên mức án 20 năm, tai ông ù đi, lùng bùng không hình dung nổi quãng thời gian 20 năm là thế nào. “Phải sau ba tháng ăn cơm tù tôi mới bắt đầu tĩnh tâm lại để nhận ra quãng thời gian 20 năm tù trả giá cho lỗi lầm của mình là một khoảng thời gian quá dài”.
Từ một “đại gia” thành đạt, ông Hùng vướng vòng lao lý trong sự ngỡ ngàng của những người biết đến ông. Ngay chính bản thân ông khi nghe tòa tuyên mức án 20 năm, tai ông ù đi, lùng bùng không hình dung nổi quãng thời gian 20 năm là thế nào. “Phải sau ba tháng ăn cơm tù tôi mới bắt đầu tĩnh tâm lại để nhận ra quãng thời gian 20 năm tù trả giá cho lỗi lầm của mình là một khoảng thời gian quá dài”.
Ngoài thời gian lao động cải tạo, lúc rảnh ông Hùng thường dịch sách. |
-Thế nhưng tại sao trong ngót 10 năm ông nhất định không chịu gặp vợ con?
-Tôi không muốn vợ con tôi phải khổ, phải vượt quãng đường dài hơn 2000 cây số chỉ để đến thăm chồng, thăm cha. Vợ tôi còn phải giữ sức khỏe để nuôi các con, nếu cứ đi đi lại lại thăm tôi như vậy thì còn sức đâu mà nuôi dạy các con.
-Vậy nhưng vợ con ông cũng chịu sao?
-Ngay từ khi ở nhà, vợ con tôi đều biết tính tôi nên họ không dám trái lời. Đã có lần tôi nói không gặp vợ, nhưng vợ tôi vẫn cố tình đến thăm tôi rồi lại phải quay về mà không được gặp chồng vì tôi nhất định không chịu ra gặp. Sau lần đó, vợ tôi biết rằng không lay chuyển nếu một khi tôi đã quyết.
-Vậy ông phải vượt qua chính bản thân mình thế nào khi mà vẫn phải chứng kiến những phạm nhân khác được gặp người thân?
-Tôi phải chịu đựng rất nhiều, nhất là vào những dịp lễ Tết, khi mà những phạm nhân khác nô nức đi gặp người thân thì tôi chỉ còm cõi có một mình. Nhưng với tình cảm của tôi dành cho vợ con thì tôi đã có thể vượt qua tất cả.
- Đã bao giờ ông phải khóc ?
- Những phạm nhân như chúng tôi cũng phải khóc nhiều lắm, những giọt nước mắt nhớ thương, ân hận... nhưng trong hoàn cảnh khó khăn nhất thì tôi đều gắng giữ vững tinh thần để không mắc sai lầm thêm lần nào nữa...
Vậy là trong suốt 10 năm trời, ông Hùng chỉ liên lạc với gia đình qua những lá thư, dù nhớ vợ và các con nhiều lắm, nhưng khác với tất cả những phạm nhân khác, ông không cho vợ con ông gửi ảnh vào trại giam vì ông không muốn hình ảnh của vợ con mình lại xuất hiện ở nơi tù đầy.
Ông Hùng càng quyết tâm cải tạo tốt để sớm được đoàn tụ khi ông hiểu vợ và các con ông ở nhà cũng đã phải vượt qua những khó khăn như ông. Ông hiểu được điều này rõ hơn khi một lần đọc được những dòng tâm sự qua thư của cô con gái nhỏ: “ Ban ngày con không khóc vì con còn phải để dành vai mình cho mẹ và chị, chỉ khi đêm xuống con mới khóc một mình...”
-Vậy nhưng vợ con ông cũng chịu sao?
-Ngay từ khi ở nhà, vợ con tôi đều biết tính tôi nên họ không dám trái lời. Đã có lần tôi nói không gặp vợ, nhưng vợ tôi vẫn cố tình đến thăm tôi rồi lại phải quay về mà không được gặp chồng vì tôi nhất định không chịu ra gặp. Sau lần đó, vợ tôi biết rằng không lay chuyển nếu một khi tôi đã quyết.
-Vậy ông phải vượt qua chính bản thân mình thế nào khi mà vẫn phải chứng kiến những phạm nhân khác được gặp người thân?
-Tôi phải chịu đựng rất nhiều, nhất là vào những dịp lễ Tết, khi mà những phạm nhân khác nô nức đi gặp người thân thì tôi chỉ còm cõi có một mình. Nhưng với tình cảm của tôi dành cho vợ con thì tôi đã có thể vượt qua tất cả.
- Đã bao giờ ông phải khóc ?
- Những phạm nhân như chúng tôi cũng phải khóc nhiều lắm, những giọt nước mắt nhớ thương, ân hận... nhưng trong hoàn cảnh khó khăn nhất thì tôi đều gắng giữ vững tinh thần để không mắc sai lầm thêm lần nào nữa...
Vậy là trong suốt 10 năm trời, ông Hùng chỉ liên lạc với gia đình qua những lá thư, dù nhớ vợ và các con nhiều lắm, nhưng khác với tất cả những phạm nhân khác, ông không cho vợ con ông gửi ảnh vào trại giam vì ông không muốn hình ảnh của vợ con mình lại xuất hiện ở nơi tù đầy.
Ông Hùng càng quyết tâm cải tạo tốt để sớm được đoàn tụ khi ông hiểu vợ và các con ông ở nhà cũng đã phải vượt qua những khó khăn như ông. Ông hiểu được điều này rõ hơn khi một lần đọc được những dòng tâm sự qua thư của cô con gái nhỏ: “ Ban ngày con không khóc vì con còn phải để dành vai mình cho mẹ và chị, chỉ khi đêm xuống con mới khóc một mình...”
Ánh sáng nơi tù tội
Không phụ lòng chồng, vợ của ông Hùng ở nhà đã nuôi dạy các con ông thành những người thành đạt. Ông khoe: “Hai cô con gái đầu của tôi giờ đã là thạc sỹ, trong khi cô con gái út đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Maketing”.
Còn bản thân ông Hùng, khi trong trại giam ông luôn tìm cách không để mình được nghỉ ngơi bởi có như vậy, đầu óc ông mới không có cơ hội nghĩ đến những điều tiêu cực.
Để làm được điều tưởng chừng như đơn giản đó đối với một người trí thức như ông Hùng quả là không dễ dàng. Vốn là một trí thức, một “đại gia” quen sống vương giả, khi phải vướng vòng tù tội, sống trong trại giam, ba năm đầu cải tạo của ông Hùng trôi đi trong vô định. “3,4 năm đầu của tôi trôi đi như chiếc lá, cứ để gió nó cuốn đi đâu thì cuốn. Sau đó được sự động viên của cán bộ trại giam tôi dần lấy lại được tinh thần và sự cân bằng để làm những việc có ích dù trong cảnh tù tội”, ông Hùng chia sẻ.
Vậy là, ngoài thời gian lao động cải tạo, lúc rảnh ông Hùng thường dịch sách. Đến nay ông đã hoàn thành nhiều đầu sách như “Mật mã Da Vinci”, “Thiên thần và ác quỷ”, “Biểu tượng thất truyền” của Dan Brown, “11 phút” của Paulo Coelho... Tất cả những cuốn sách đã dịch ông đều gửi tặng con gái trong những dịp sinh nhật của các con.
Đó không chỉ là một món quà thông thường, qua những cuốn sách dịch gửi về cho các con, ông muốn nhắn nhủ với chúng rằng, cha của chúng còn rất minh mẫn, tỉnh táo và đang cải tạo tốt để ngày về với gia đình được ngắn lại.
Để làm được điều tưởng chừng như đơn giản đó đối với một người trí thức như ông Hùng quả là không dễ dàng. Vốn là một trí thức, một “đại gia” quen sống vương giả, khi phải vướng vòng tù tội, sống trong trại giam, ba năm đầu cải tạo của ông Hùng trôi đi trong vô định. “3,4 năm đầu của tôi trôi đi như chiếc lá, cứ để gió nó cuốn đi đâu thì cuốn. Sau đó được sự động viên của cán bộ trại giam tôi dần lấy lại được tinh thần và sự cân bằng để làm những việc có ích dù trong cảnh tù tội”, ông Hùng chia sẻ.
Vậy là, ngoài thời gian lao động cải tạo, lúc rảnh ông Hùng thường dịch sách. Đến nay ông đã hoàn thành nhiều đầu sách như “Mật mã Da Vinci”, “Thiên thần và ác quỷ”, “Biểu tượng thất truyền” của Dan Brown, “11 phút” của Paulo Coelho... Tất cả những cuốn sách đã dịch ông đều gửi tặng con gái trong những dịp sinh nhật của các con.
Đó không chỉ là một món quà thông thường, qua những cuốn sách dịch gửi về cho các con, ông muốn nhắn nhủ với chúng rằng, cha của chúng còn rất minh mẫn, tỉnh táo và đang cải tạo tốt để ngày về với gia đình được ngắn lại.
Sở dĩ ông Hùng có được những cuốn sách hay để dịch là do một người từng là phạm nhân trong trại giam Vĩnh Quang sau khi được ông Hùng dạy tiếng Anh trong tù đã nhận ông làm thầy, khi ra trại, anh này thường xuyên gửi vào cho người thầy của mình những cuốn sách hay để ông Hùng dịch nhằm "đốt" thời gian.
Lần này ông Hùng chưa đủ điều kiện để được đặc xá, nhưng ông đã ấp ủ rất nhiều dự định tốt đẹp khi ông được ra tù: “ Hiện tôi đã hoàn thành một cuốn sách về ngữ pháp tiếng Anh. Khi nào được ra trại, nhất định tôi sẽ xuất bản nó”. Ngoài ra ông Hùng còn ấp ủ khi ra tù ông sẽ gây dựng một quỹ hoàn lương cho những người mới mãn hạn tù.
Theo ông, những người hoàn lương để hòa nhập với cộng đồng họ gặp khá nhiều khó khăn, từ kinh tế cho đến tinh thần khi phải vượt qua những mặc cảm bản thân. Nếu có một cái quỹ dành cho họ thì chắc chắn họ sẽ có thêm cơ hội, chỗ dựa để làm lại cuộc đời.
- T.Nhung