Siêu bão giật cấp 14-15 vào biển Đông
Bão NASET (bão số 5) đã vào
biển Đông của Việt Nam và vẫn duy trì cường độ rất mạnh:
Cấp 12, 13, giật cấp 14, 15. Đây là cơn bão số 5 trên
biển Đông trong mùa mưa bão năm nay.
Nóng trong ngày: Bão cực mạnh trên biển Đông
Siêu bão NESAT uy hiếp miền
Trung; Người dân cần thận trọng với vàng; Doanh nghiệp
Dược phẩm tố cáo Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế);
Sắp mở phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện; … là những thông
tin thời sự nóng trong ngày 27/9.
Siêu bão NESAT sẽ gây mưa lớn tại miền Bắc
Với diễn biến bão Nesat, Thứ
trưởng Bộ NN&PTNT lo ngại việc bão kết hợp với không
khí lạnh sẽ tạo nên những đợt mưa lịch sử ở miền Bắc,
không loại trừ trường hợp mưa lớn như trận lụt lịch sử ở
thủ đô Hà Nội vào 10-2008.
Bão số 4 đổ bộ, siêu bão NESAT sắp vào
Khoảng 4h sáng nay (27/9),
bão số 4 đã đổ bộ vào khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên
Huế. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh lúc đổ bộ
cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9.
|
Ngày 30/9 bão đổ bộ
Hiện nay, bão số 5 còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 490km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 7 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Bắc.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp14, cấp 15.
Dự báo đến 7h ngày 30/9, bão cấp 12 cách Quảng Ninh – Thái Bình 270km. Lúc này bão vẫn mạnh cấp 12, giật cấp 13, 14 (Ảnh: NCHMF) |
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km.
Đến 7 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Thái Bình khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Ban chỉ huy PCLB TW yêu cầu các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định triển khai ngay các biện pháp đối phó với bão và mưa lũ; phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, các công trình đang thi công ven sông, ven biển; rà soát, sẵn sàng sơ tán dân tại các vùng trũng, thấp ở cửa sông, ven biển, các khu vực ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở.
Các tình cần khẩn trương sắp xếp tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản vào nơi neo đậu; kiên quyết không để người ở lại tàu thuyền, lồng bè tại nơi neo đậu khi bão đổ bộ vào đất liền và chuẩn bị lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm,.. sẵn sàng đối phó với các tình huống khi có mưa, lũ lớn, sạt lở đất gây chia cắt; Hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn khi có bão; Cử người canh gác, hướng dẫn tại các khu vực đò ngang, ngầm, tràn có nước chảy xiết.
Theo báo cáo nhanh số 1 của Bộ Tham mưu – Bộ đội Biên phòng, kết quả kiểm đếm tàu thuyền đến 16 giờ ngày 27/9 đã thông báo kêu gọi được 30.069 tàu, thuyền/145.487 người, trong đó: Hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa: 03 tàu/41 người (Quảng Ngãi) vẫn giữ liên lạc, đang trên dường vào bờ; hoạt động ven bờ, các khu vực khác và neo đậu tại bến: 30.066 tàu/145.446 người.
Bão số 4: 8 người chết và bị thương
Đêm ngày 26/9 và ngày 27/9, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã có mưa to, lượng mưa phổ biến ở mức từ 100-120mm, có nơi mưa rất to: Hương Khê (Hà Tĩnh) 151mm, Mai Hóa (Quảng Bình) 148mm, Đông Hà (Quảng Trị) 163mm, Đakrông (Quảng Trị) 169mm, Nam Đông (TT Huế) 120mm.
Miền Trung đang ngập nặng sau bão số 4 (Ảnh: VietNamNet) |
Tổng lượng mưa 3 ngày (từ 19h 24/9 đến 19h 27/9) các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế phổ biến ở mức từ 150 đến 180mm, có nơi mưa rất to: Cửa Việt (Quảng Trị) 338mm, Phong Bình (T.T. Huế) 247mm, Thượng Nhật (T.T. Huế) 245mm.
Về thiệt hại do bão số 4 gây ra: Hiện đã có 4 người chết (Quảng Trị: 1, Thừa Thiên - Huế: 2, Phú Yên: 1) và 4 người bị thương. Tổng số nhà bị ngập, hư hại, tốc mái là 128 nhà. Diện tích lúa, hoa màu bị ngập là 5.167h (Quảng Trị: 4.472 ha; Thừa Thiên Huế: 695 ha).
Lũ trên sông Cửu Long ngày càng căng thẳng
Lũ sông Mê Kông từ thượng nguồn đến Koom Pông Chàm (Căm Pu Chia) đang xuống, hạ lưu từ Cảng Phnôm Pênh về cuối nguồn (sông Cửu Long) đang lên nhanh và ở mức cao. Mực nước tại các trạm trên sông Cửu Long đều vượt hoặc đạt BĐ 3.
Dự báo trong 2 - 3 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục lên nhanh, sau đó lên chậm dần. Đến ngày 01/10, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu lên mức 4,9m (trên BĐ3: 0,4m); trên sông Hậu tại Châu Đốc lên mức 4,25m (trên BĐ3: 0,25m); trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa lên mức 2,3m (dưới BĐ3: 0,1m).
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung mọi nguồn lực để ứng phó với lũ lớn. Tại tỉnh An Giang: Từ đầu đợt lũ đến nay, tỉnh đã huy động các lực lượng với hơn 11.000 lượt người tham gia gia cố 350km đê, bờ bao.
Tỉnh Đồng Tháp đã huy động 990 cán bộ, chiến sỹ bộ đội, công an hỗ trợ các huyện, thị xã gia cố đê bao chống lũ và đã thu hoạch được 72.984 ha/98.818 ha lúa Thu Đông. TP. Cần Thơ: Đã thu hoạch được 31.080/54.363 ha lúa Thu Đông. Hiện chưa có thiệt hại nào về người.
Ngọc Anh