Bà nội trợ lên “kịch bản” đón bão
Mưa to gió lớn do ảnh hưởng của bão làm nhiều người như thấy cuộc sống đảo lộn. Chỉ nghe thông tin có bão to, mưa lớn, kế hoạch tích trữ lương thực lập tức được thực thi.
Nhưng bài toán mua gì, tích gì để đảm bảo đời sống gia đình vẫn ổn định và “cơm dẻo canh ngọt” như mọi khi luôn khiến các bà nội trợ đau đầu. “Lại bão ư? Tôi sợ cảnh thực phẩm khan hiếm lắm rồi”! - nhiều bà nội trợ đã kêu lên như vậy.
Các bà nội trợ đua nhau lên kịch bản đón bão |
“Nếu chỉ là đi mua thực phẩm tích trữ bình thường thì chỉ cần thích gì mua nấy là được. Nhưng săn thực phẩm mùa bão cũng cần biết cách chọn lựa, biết cách tính toán. Đó là nghệ thuật của bà nội trợ đảm đang”… Trên một diễn đàn cho các bà nội trợ, ngay khi tin về bão Nesat tràn vào Việt Nam, một loạt các kinh nghiệm mua sắm, tích trữ thực phẩm mùa bão giá đã được các chị em đua nhau chia sẻ.
Các loại rau được tích nhiều nhất thường là các loại củ quả, do thời gian lưu trữ được lâu. Các bà nội trợ chọn phương pháp kho thịt, kho cá, rim các loại thức ăn mặn sẵn để phòng trừ và không bị ôi thiu thức ăn.
Do đã có kinh nghiệm từ nhiều đợt mưa bão, mọi người đều thống nhất cho rằng trường hợp lụt lội, lũ kéo dài, thực phẩm tồn trữ đã mốc, ôi thiu; chợ không thể họp, giao thông vận chuyển khó khăn, có tiền cũng bó tay.
"Khi đó có mà ăn đã là tốt lắm rồi. Vì thế, phải tranh thủ tích trữ vì nghe đâu, bão lên đến cấp 15 thì chợ có họp thì cũng khó mua được thức ăn ngon rẻ” – chị Mĩ Loan, nhân viên văn phòng trên phố Xã Đàn chia sẻ.
Sáng ngày 30/9, nhiều chị em thấy trời mưa to, mặc dù đã tích sẵn thực phẩm trong nhà nhưng cũng cố gắng đội mưa đi chợ sớm tích thêm nhiều đồ vì “càng đọc báo, thấy bão chồng bão và Hà Nội được dự báo mưa to lại càng lo hơn”.
Thực phẩm “nhảy múa” vì bão
Tại một số chợ nội thành, từ chiều 29/9 cho thấy mức giá của các loại hải sản, cá nước ngọt và thịt lợn là tăng cao nhất so với hồi đầu tuần.
Rau xanh là loại thực phẩm khan giảm đi nhiều trong những ngày trời mưa bão, nên giá cũng “chồm chồm” nhảy lên liên tục.
Đáng kể là rau muống từ 10.000 đồng đã tăng lên 13.000đ/mớ, cải ngọt từ 8.000 đồng tăng lên 11.000 đồng/kg, cải bắp cuốn từ 12.000 đồng đã tăng lên 15.000 đồng/kg, mướp từ 11.000 đồng tăng lên 14.000 đồng/kg, cà chua tăng từ15.000 đồng lên 20.000đồng/kg…
Thực phẩm "nhảy múa" vẫn phải chen nhau mua |
Chị Hoa - một người bán rau muống ở chợ Nam Đồng (Đống Đa) cảnh báo các bà nội trợ: “Mua về mà tích trữ, đài dự báo trời mưa đến đầu tuần sau cơ. Trời này thì không ai đi thu hoạch rau cả, một hai hôm nữa sẽ không có rau, hoặc giá sẽ còn cao hơn nữa”.
Mặc dù giá tăng cao hơn mọi ngày nhưng đến khoảng 9h sáng, một loạt các chợ Vĩnh Hồ, Thành Công, Thổ Quan… đều trong tình trạng hàng hóa bán đã gần hết. Một số mặt hàng tươi sống như thịt lợn, thịt bò… trên các phản đã sạch bách.
Theo quan sát của PV, các mặt hàng thực phẩm được người dân mua tích trữ nhiều nhất vẫn là mì tôm, mì gạo. Rau xanh cũng trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình nên giá rau xanh cũng nhích lên từng giờ.
Nhưng sáng nay, do thấy trời vừa mưa to gió lớn, người dân sợ bão to hơn nữa nên ai cũng cố chen lấn mua cho bằng được dù giá đã cao.
Nhiều bà nội trợ khôn ngoan đã chọn cách vào siêu thị mua hàng. Tuy nhiên, theo chị Lan, một người có kinh nghiệm “găm hàng” mùa bão cho biêt “rau xanh và thịt thì tốt nhất vẫn nên mua ngòai chợ vì rau tươi hơn và rẻ hơn trong siêu thị.
Vào siêu thị chỉ nên mua các loại đồ khô, gia vị để đảm bảo giá không tăng.
Các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa bão lụt1. Trước bão lụt: Cần tính toán và chuẩn bị đủ lượng lương thực, thực phẩm dự trữ trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm bão lụt của từng vùng (mức độ, thời gian…), đặc điểm địa lý, dân cư; quy luật bão lụt…để quy ra số lượng. Các chủng loại thực phẩm cần dự trữ: - Lương thực: mỳ ăn liền, ... - Nước sạch để uống ... - Các thực phẩm như: muối ăn, nước chấm, rau củ,... Sau mỗi đợt lũ, lại chuẩn bị một lượng thực phẩm mới cho đợt lũ tới, đến khi hết mùa lũ. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm tại chỗ cho từng thôn bản, xã, phường, khu vực. Có phương án dự trữ ở tuyến sau và cứu trợ cho tuyến trước: Mỗi địa phương, mỗi khu vực cần có kế hoạch dự trữ ở những nơi không có bão lụt đe doạ (tuyến sau) và có phương án tiếp tế, cứu trợ cho vùng bão lụt (tuyến trước) khi tình huống xảy ra. Thường xuyên kiểm tra các phương án dự trữ, cứu trợ thực phẩm. Tăng cường giáo dục, truyền thông cho người dân có kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. 2. Trong bão lụt: Cần đảm bảo đủ nước sạch cho ăn uống: - Đun sôi nước trước khi sử dụng; Cung cấp nước đóng lon, chai, hộp; - Xử lý, khử trùng nước trước khi sử dụng. Bảo đảm lương thực thực phẩm: - Đủ ăn (tại chỗ, tiếp viện), sử dụng đồ hộp, mì tôm… - Thực hiện ăn chín, sạch - Chú ý bổ sung rau xanh Không ăn thức ăn hư hỏng, biến chất, mốc, ô nhiễm Bổ sung vitamin, vi chất khi lụt kéo dài Có phương án phòng chống NĐTP và các dịch bệnh truyền qua thực phẩm: Chuẩn bị lực lượng cấp cứu, thuốc, chất tiêu độc, khử trùng, nơi điều trị, đặc biệt chú ý các vụ dịch tiêu chảy và ngộ độc hàng loạt. 3. Sau bão lụt: Cần tổng vệ sinh môi trường và các công trình: - Giếng nước; nhà vệ sinh… - Nhà bếp Chú ý khẩu phần ăn: cần bổ sung thức ăn tươi, giầu vitamin, vi chất dinh dưỡng Giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh thiếu vitamin,xử lý kịp thời khi có các vụ NĐTP và dịch bệnh truyền qua thực phẩm. |
Thu Lý