Bão giật cấp 15, hướng thẳng Quảng Ninh-Nam Định
Hồi 4 giờ ngày 29/9, vị trí
tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông,
cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 700km
về phía Đông Đông Nam.
|
Quanh năm lo chống bão
1h chiều ngày 30/9, khi nghe tin bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, ông Hoàng Thành Triệu, Chủ tịch UBND xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) cười hào sảng vui mừng vì hơn 100 ha thủy, hải sản của người dân trong xã không bị mất trắng.
Là xã lấn biển nên xung quanh Nam Điền được bao bọc bằng hệ thống đê quai, cũng chính vì thế mà dân Nam Điền năm nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng chống chọi với bão lũ.
Là xã 4 mặt giáp biển nên quanh năm, bà con xã Nam Điền phải vật lộn mỗi khi có tin bão tới. |
Trong cơn bão số 5 vừa qua, nỗi lo lớn nhất của người dân xã Nam Điền là con đê xung yếu Cồn Xanh có chiều dài hơn 7 km sẽ nguy hiểm nếu bão tràn vào, nguy cơ vỡ đê khó tránh khỏi, bất chấp việc xã được UBND tỉnh Nam Định ứng cứu bằng bạt phủ và rọ sắt.
“Đê chưa đảm bảo cao trình theo thiết kế, nền cốt thấp nên chúng tôi đang đề nghị nhà nước cho làm đủ cao trình. Hơn nữa do đất đắp đê là đất lõi cát bọc thịt nên mưa to là bị trôi và bão vào nước biển dâng cao có nguy cơ vỡ. Chúng tôi phải toàn tâm toàn lực để giữ đê bằng được”, ông Triệu nói.
Sở dĩ người dân Nam Điền phải dồn sức lực giữ đê Cồn Xanh vì phía trong đê là 114 ha đầm phá nuôi trồng thủy hải sản của các hộ dân trong xã. Dù còn nghèo so với các xã lân cận, nhưng những năm qua, nhờ quai đê lấn biển nuôi trồng thủy hải sản nên cuộc sống người dân tại đây đã được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã vươn lên có của ăn của để nhờ vào nuôi con tôm, con cá...
Thế nhưng, theo ông Điền, nếu đê vỡ thì coi như toàn bộ chi phí đầu tư của bà con mất trắng, đó là chưa kể nếu muốn đầu tư trở lại không biết phải trông chờ vào đâu.
Trong chén trà thảnh thơi lúc nghỉ lao khi cơn bão số 5 đi qua, ông Triệu nói lịch sử lập xã Nam Điền từ khi thành lập cho đến nay là lịch sử giữ đê chống xâm lấn của nước biển.
Lo chống bão đã mệt, thu dọn sau bão còn mệt hơn. |
Trong những cuộc chống chọi đó, đã nhiều lần bà con cầm cự được sức tàn phá của thiên tai, nhưng cũng đã có lần bất lực đứng nhìn đê vỡ cuốn đi nhiều diện tích hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản.
“Năm 1980 và năm 1986, hệ thống đê bao quanh xã yếu nên khi bão vào, nước biển dâng cao, đê bao có nguy cơ bị vỡ. Thế nhưng dân chúng tôi toàn tâm, toàn sức một lòng nên cuối cùng đã kháng cự được cơn cuồng nộ của thiên tai. Nhưng gần đây nhất, năm 2005 khi bão tràn qua, đê vỡ dân phải chạy sơ tán lúc nửa đêm còn cây cối hoa màu và thủy hải sản xem như mất trắng hoàn toàn”, ông Triệu nhớ lại.
Dự báo diện rộng, dân “lờn” bão?
Bão không tràn vào như dự báo, ông Triệu lại phải xắn tay cùng người dân trong xã thu dọn.
Bên cạnh niềm vui bão tan, dường như trong sâu thẳm, vị chủ tịch xã này vẫn thoáng buồn. Bởi vì đã mấy năm nay dự báo thời tiết toàn ở diện rộng, bão không vào người dân lại phải mất khá nhiều thời gian và công sức cho việc thu dọn để quay lại cuộc sống bình thường.
Ông Hoàng Thành Triệu |
Ông Triệu nói: “Xã tôi có 4 mặt đê bao biển, nên năm nào nghe dự báo bão sắp đổ bộ vào là lại chạy đôn chạy đáo chuẩn bị sẵn sàng chống bão. Nhưng những năm gần đây việc dự báo thời tiết trên diện rộng khiến người dân không biết phải xoay xở như thế nào. Mỗi lần như thế này, tốn rất nhiều sức lực và tiền của”.
Bão đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng
Khoảng 13h trưa 30/9, tâm
bão số 5 đã đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng với
sức gió mạnh cấp 11. Hàng trăm nhà dân đã bị tốc mái,
nhiều tàu bị chìm...
Bão giật cấp 15, hướng thẳng Quảng Ninh-Nam Định
Hồi 4 giờ ngày 29/9, vị trí
tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông,
cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 700km
về phía Đông Đông Nam.
|
Vì người dân bảo chưa thấy mưa to gió lớn và theo kinh nghiệm của người già thì bão không về vùng này.
“Dự báo thời tiết trên diện rộng, đáng cấp 9 thì nói lên cấp 10, bán kính 1 thì nói lên 2 nên chúng tôi không thể chủ quan, phải huy động lực lượng sẵn sàng chống bão. Nhưng cứ sau mỗi lần như thế này dân lại thêm chủ quan mỗi khi sắp có bão...”, ông Triệu nói.
Cùng chung nỗi niềm, bà Vũ Thị Khuy, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Nam Điền nói: Dân bây giờ không tin nhiều vào dự báo nữa, vì dự báo bão diện rộng, bão không vào nhưng mọi hoạt động đời sống bình thường của họ lại bị xáo trộn.
Bà Khuy cho biết thêm, cơn bảo số 5 là cơn bão thứ 2 xã thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên về việc di dân. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nhiều hộ dân không tin và vẫn chủ quan không di dời, xã phải thuyết phục mãi cuối cùng họ mới nghe theo.
Nghi ngờ về tình chính xác của vấn đề dự báo, nhưng nhiều người dân đã áp dụng kinh nghiệm được lưu truyền bao năm nay.
Anh Minh - một ngư dân xã Nam Điền cho biết: “Ngoài dự báo thời tiết chúng tôi còn sống bắng kinh nghiệm đi biển nhiều năm. Cứ đặt chân xuống bùn, thấy bùn ấm thì chắc chắn bão sẽ về và bão rất to, còn bình thường thì chắc bão sẽ khó vào và nếu vào thì không to lắm”.
Nhiều người dân chân lấm tay bùn ở xã lấn biển này tâm sự, phòng chống bão là việc đương nhiên phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho chính họ, nhưng mong cơ quan chức năng dự báo chính xác, sát thực tế. Từ đó, sẽ thấu hiểu tình cảnh 'sống chung với việc chạy bão' của người dân nơi đây...
Vũ Điệp