Qua nắm tình hình chung trên địa bàn
Hà Nội thời gian qua, Cơ quan Công an nhận thấy những vụ vỡ nợ với
số tiền hàng trăm tỷ rất nhiều. Đến thời điểm này chưa có vụ vỡ nợ
nào lên tới 1.000 tỷ nhưng 500 tỷ thì không thiếu. Nguyên nhân được
xác định là có liên quan đến thị trường bất động sản và chứng khoán.
Theo Đại tá Đinh Văn Toản, Phó giám đốc
Công an Hà Nội, từ Tết tới nay trên các quận huyện nội ngoại thành
liên tiếp xảy ra các vụ vỡ nợ với quy mô lớn.
Đại tá Toản điểm lại các vụ vỡ nợ hiện
Công an TP đang điều tra trong thời gian gần đây như vụ vỡ nợ ở Đan
Phượng gần 300 tỷ đồng; Vụ vỡ nợ ở Hà Đông số liệu thu được cho thấy
số nợ cũng lên tới vài trăm tỷ; Vụ vỡ nợ ở Phú Xuyên gần 400 tỷ và
gần đây nhất, báo cáo của Công an Cầu Giấy cho thấy trên địa bàn xảy
ra vụ vỡ nợ trên dưới 100 tỷ.
Đại tá Toản, PGĐ Công an Hà Nội |
Theo lời của Đại tá Toản, dưới dạng vỡ
nợ, các đối tượng gom vốn của dân trả lãi suất cao. Liên quan tới
vay nợ ngân hàng, có dấu hiệu nợ không có tiền trả, hiện cơ quan
Công an TP đang xác minh một vài vụ (thấp thì 70 tỷ nhiều thì trên
vài trăm tỷ).
“Hiện nay cơ quan Công an đang tiếp nhận
được nhiều đơn thư tố cáo các hành vi dùng các giấy tờ giả, để thế
chấp như sổ đỏ giả, dùng thủ đoạn làm phô tô màu, con dấu giả, sử
dụng phôi sổ đỏ giả để vay thế chấp hàng trăm tỷ đồng. Hiện Công an
TP đã chỉ đạo PC46 khởi tố, bắt giam những đối tượng có liên quan
trong một số vụ việc. Tài sản thu hồi lại được là rất ít, chỉ vài
trăm triệu đồng”, Đại tá Toản cho hay.
Các đối tượng còn lừa người dân dưới
hình thức lừa đảo chạy dự án phát triển đô thị, có vụ lên tới 50 –
60 tỷ đồng, khả năng thu hồi thấp. Có vụ hàng trăm tỷ đồng nhưng chỉ
thu hồi được 300 – 500 triệu đồng. Theo hồ sơ điều tra, hiện nay còn
nhiều vụ, trong khi người dân còn chưa biết hoặc là các đối tượng
lừa đảo này còn che giấu.
|
Cơ quan Công an đọc lệnh khám nhà nơi ở của một con nợ Chinh ở Cầu Giấy |
Với nhiều năm kinh nghiệm công tác trong
nghề, Đại tá Toản cho hay, đặc điểm của những con nợ này thường được
nhận dạng như đi bằng xe đắt tiền, đeo nhiều vàng trên người, các
nhu cầu sinh hoạt cao… khiến nhiều người dân không biết và sập bẫy
(như trường hợp của vợ chồng Quang – Quyên rồi vợ chồng Cúc ở Phú
Xuyên mua xe cả chục tỷ).
Thứ hai là thông qua các vệ tinh để dụ
dỗ những người có vốn, câu nhử bằng nhận vay với lãi suất cao… đánh
về vấn đề hám lợi, không am hiểu của người dân. Bản thân những vệ
tinh cũng tin vào chủ, đi tuyên truyền cho chủ, sẵn sàng chi rất
nhiều tiền nếu thu gom được nhiều tiền…. Vì người dân có một ít vốn
mà thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán, ngân
hàng khép trần lãi suất, vàng bấp bênh, nên bị mắc hợm con nợ với
mức lãi suất cao.
Cũng theo Đại tá Toản, nguyên nhân dẫn
đến những vụ vỡ nợ dây chuyền trong thời gian gần đây được xác định
là vì thời điểm vừa rồi việc quy định trần lãi suất hay bình ổn giá,
quản lý lĩnh vực vàng và ngoại hối… đã tác động tới một số thị
trường mà lớn nhất là thị trường BĐS đóng băng, từ đó khiến giá nhà
đất bị kéo xuống, các dự án nhà đất không được triển khai…
Theo số liệu, hiện có hàng trăm dự án
đóng băng, hàng nghìn căn hộ không bán được. Đặc biệt giá 2009, 2010
giá BĐS bị các đối tượng đẩy lên nhiều, bị làm giá. Trong khi đó,
quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực BĐS
là quá lớn, đi quá xa, không đúng với đời sống thực tế người. Các
khu đô thị có hàng trăm khu biệt thự bị bỏ hoang.
Bên cạnh đó, theo Đại tá Toản là do thị
trường chứng khoán bị ảo, bong bóng, không đúng với giá trị thật tới
bây giờ bị xẹp xuống dẫn đến hậu quả.
Ngoài ra, hai lĩnh vực trên có liên quan
đến tiền ngân hàng nhiều. Hiện tại số tiền của những nhà đầu tư lớn
vay tiền ngân hàng đã được thổi lên hiện đã rút ra thì hiện nay còn
lại tiền huy động trong dân.
Những giấy tờ cho vay của các bên trong những vụ vỡ nợ |
Đây là nguyên nhân chính, do vậy mà khi hết thời gian thanh khoản, đáo nợ, thì ngân hàng không cho vay nợ nữa, dẫn tới tình trạng phải huy động trong dân để trả vòng quanh cho nhau.
Từ việc trả vòng quanh, con nợ dùng thủ đoạn đưa ra mức trần lãi suất cao để huy động vốn trong dân. Dân tới lãi mẹ đẻ lãi con. Có tình trạng mức lãi suất từ 7 – 10.000 đồng/triệu/ngày.
Cũng theo lời Đại tá Toản, hiện cơ quan công an vẫn gặp những khó khăn nhất định trong việc điều tra những vụ án này, do quy định về pháp luật gần như hai bên thỏa thuận là cho vay chứ không phải lừa đảo. Khi bị vỡ nợ, cơ quan công an tìm những căn cứ để phục vụ công tác điều tra sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Liên quan đến vụ vỡ
nợ khủng ở quận Cầu Giấy, chiều 18/10, Thượng tá
Trần Bạch Mai, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công
an TP Hà Nội đã ký Quyết định khởi tố vụ án hình
sự về tội lừa đảo, ra lệnh bắt khẩn cấp, khám
xét nơi ở đối với Phạm Thị Chinh (SN 1975) ở số
17 tổ 28 Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
Khoảng 16h cùng ngày, Lệnh khám xét đã được Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy thực hiện với sự phối hợp của Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an phường Nghĩa Đô và sự chứng kiến của đại diện tổ dân phố, Công ty CP Đại Dương (đơn vị đã mua ngôi nhà số 17 tổ 28 Nghĩa Đô ngày 11-8-2011 với giá 7 tỷ đồng).
Quá trình khám xét,
cơ quan công an đã thu được nhiều giấy tờ, tài
liệu liên quan đến việc vay tiền cá nhân và ngân
hàng của Phạm Thị Chinh. Đặc biệt, Cơ quan CSĐT
còn phát hiện lá thư Nguyễn Ngọc Chúc (chồng của
Chinh) viết gửi cho Chinh thú nhận bản thân bị
nghiện ma túy.
Sau khi phát hiện
Phạm Thị Chinh bỏ trốn, Công an phường Nghĩa Đô
cùng chính quyền địa phương đã tạm thời niêm
phong ngôi nhà; đồng thời Cơ quan CSĐT đã có văn
bản gửi cơ quan nhà đất yêu cầu tạm dừng việc
sang tên, chuyển nhượng với số nhà 17, ngõ 13 tổ
28 Nghĩa Đô mà Công ty Cổ phần Đại Dương đã mua
để phục vụ công tác điều tra.
|
(Theo VTC News)