- 'Cả hai chúng tôi bàn với nhau, thôi đi cầm chiếc xe để lấy tiền cứu cô gái. Nhưng cầm ở đâu giữa đêm khuya như thế này? Nghĩ đi nghĩ lại, chợt nhớ đến một người bạn đã đi làm, chắc anh ta có tiền nên chúng tôi gọi điện đề nghị giúp đỡ. Đầu dây bên kia người bạn sốt sắng và chẳng bao lâu anh ta cũng có mặt tại bệnh viện trao số tiền chúng tôi cần" - Hiến kể.

Sáng 15/11, trên chiếc ghế đá trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức, một bệnh nhân nữ còn rất trẻ ngồi trầm tư. Một vết thương trên trán đang còn băng trắng xóa. Nhiều vết khâu lốm đốm khiến cho gương mặt vốn thơ ngây giờ trở nên rắn rỏi hơn...
 
Cứu người trong đêm
 
Bệnh nhân này là Hồ Thị Thu Hương (16 tuổi, ngụ ở quận 9, TP.HCM) người được cứu sống nhờ vào nghĩa cử cao đẹp của hai sinh viên.

Những người am hiểu câu chuyện thuật lại, khoảng 23g ngày 9/11, hai sinh viên Nguyễn Tôn Hiến (sinh viên năm thứ 4, khoa điện tử viễn thông Học viện bưu chính viễn thông) và Nguyễn Viết Sơn (sinh viên năm cuối, khoa công nghệ thông tin Đại học quốc gia TP.HCM) trên đường dự sinh nhật bạn gái về, khi chỉ còn cách cổng đại học Nông lâm vài trăm mét phát hiện hiện tượng khác thường.

Nạn nhân bất động trên băng ca. Hiến, Sơn và các nhân viên y tế luôn bên cạnh nạn nhân

Dòng xe tải và container bỗng nhiên lách vào bên phải và chạy chậm lại. Qua ánh đèn của xe, hai sinh viên nhìn kỹ thấy một người nằm sấp bất động. Chiếc xe máy của nạn nhân một nửa trèo lên dải phân cách...

Hiến nhảy xuống xe len vào bên trong. Trời tối đen. Dùng điện thoại làm đèn pin soi thẳng vào nạn nhân, Hiến giật mình. Đó là một cô gái mặt mày be bết máu. Giữa trán, một vết lõm đang rỉ máu.

Thu hết can đảm, Hiến rọi vào dưới bụng. Người bị nạn vẫn còn thoi thóp.

Hiến và Sơn hội ý nhanh chóng. Phải gọi ngay 115 nhưng khi gọi tín hiệu mất sóng vang lên.

Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thế Đức đã lẳng lặng làm thủ tục đề xuất lãnh đạo cho chụp trước trả sau. Bs Cúc, người trực lãnh đạo đã đã chấp nhận và bút phê ngay vào giấy phiếu chụp CT.

Không chần chừ, Hiến bế xốc nạn nhân đặt vào giữa. Sơn cầm lái chạy thẳng đến Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức.  

Khoa cấp cứu bệnh viên tiếp nhận nạn nhân và sơ cứu ngay. Máu được lau sạch lộ ra khuôn mặt cô gái còn rất trẻ. Nạn nhân vẫn không hề hay biết gì và vẫn trong trạng thái bất động.

Mùi cồn từ trong thân thể cô gái toát ra. Thì ra, nạn nhân bị nạn trong trạng thái say khướt bởi khi đo nồng độ cồn trong máu lên đến 1.2 (tiêu chuẩn cho phép lái xe phải dưới 0.6)...

Làm thủ tục nhập viện, hai sinh viên không trả lời được những chi tiết mà nhân viên y tế cần hỏi. Sơn phải trở ra hiện trường. Hai chiếc giỏ vẫn còn đó nhưng bên trong không có ví.

Chỉ một bộ đồ và dụng cụ trang điểm. Đành bó tay không thể biết nhân thân nạn nhân...
Tên bệnh nhân ban đầu được bệnh viện ghi : vô danh nữ.
 
Những tấm lòng
 
Chúng tôi gặp bà Lê Thị Hồng Hoa, mẹ của Thu Hương và được bà cho biết: Đêm hôm ấy, chờ con mãi không thấy về tôi lo lắng đến không ngủ được. Đến 3g sáng, một cuộc gọi đến máy bàn của một giọng nam lạ hoắc, chị đến ngay bệnh viện Thủ Đức. Con gái chị bị tai nạn đang cấp cứu tại đây.

Tôi tức tốc đến bệnh viện. Con gái tôi chưa tỉnh hẳn. Bên cạnh hai thanh niên còn rất trẻ đang túc trực.

Nạn nhân Hồ Thị Thu Hương   

Hiến kể lại với chúng tôi, khi đưa Hương vào cấp cứu, nhân viên bệnh viện cho biết cần phải đóng 800.000đ để được chuyển đến bệnh viện dân quân y Miền Đông chụp CT. Rất bối rối vì trong túi cả hai gom lại vỏn vẹn chỉ còn 300.000đ.

Làm sao bây giờ? Hiến đành phải thú thật với khoa: Chúng tôi chỉ là người đi đường thấy người bị nạn thì đưa vào thôi. Nhờ các anh chị cố gắng cứu người. Chúng tôi sẽ tìm cách đóng tiền sau.

'Cả hai chúng tôi bàn với nhau, thôi đi cầm chiếc xe để lấy tiền cứu cô gái. Nhưng cầm ở đâu giữa đêm khuya như thế này? Nghĩ đi nghĩ lại, chợt nhớ đến một người bạn đã đi làm, chắc anh ta có tiền nên chúng tôi gọi điện đề nghị giúp đỡ. Đầu dây bên kia người bạn sốt sắng và chẳng bao lâu anh ta cũng có mặt tại bệnh viện trao số tiền chúng tôi cần" - Hiến kể.

Trong khi đó, điều dưỡng trưởng Nguyễn Thế Đức đã lẳng lặng làm thủ tục đề xuất lãnh đạo cho chụp trước trả sau. Bs Cúc, người trực lãnh đạo đã đã chấp nhận và bút phê ngay vào giấy phiếu chụp CT.

Sau khi bác sỹ đưa bệnh nhân sang bệnh viện Miền Đông chụp, hai sinh viên cũng vừa chạy được tiền để đóng. Tất cả cũng cùng một tấm lòng với người bị nạn.

Bác sĩ Võ Thanh Hải, phó giám đốc bệnh viện khẳng định với chúng tôi, công việc cứu người phải ưu tiên hàng đầu, chuyện tiền bạc tính sau.

Khi máy chụp CT của bệnh viện bị hư, tất cả các ca chụp CT đều nhờ bệnh viện Miền Đông hỗ trợ nhưng bệnh viện cũng không vì thế mà ép bệnh nhân phải có tiền mới chụp.
Bs Hải đã đưa chúng tôi xem một thông báo, trong đó ghi rõ những điều khoản qui định đối với trường hợp bệnh nhân chưa kịp mang tiền đến đóng.

 Hiến và Sơn

Cũng nhờ vậy, mặc dù bị chấn thương não nhưng với tấm lòng của hai sinh viên, với y đức của người thầy thuốc, bệnh nhân Hương được cứu kịp thời thoát khỏi cái chết thảm.

Gặp Hương và gia đình trong khuôn viên bệnh viện. Trên tay em còn sợi dây truyền dịch. Mặt Hương còn nhiều vết khâu và băng trắng nhưng tất cả đều toát ra sự biết ơn những người đã quên mình, đã hết lòng tận tụy dành lại sự sống để hôm nay, Hương ngồi ở đây và hồi tưởng lại.

Hương không còn nhớ những gì đã xảy ra với mình. Em chỉ biết khi mở mắt ra thấy chung quanh những người hoàn toàn xa lạ đang chăm chút vết thương cho mình.

Được biết, cuộc sống gia đình Hương rất khó khăn. 16 tuổi Hương đã phải ra ngoài đời làm nhân viên hầu bàn cho một nhà hàng ở Hóc Môn. Công việc lao động đơn giản nhưng cần phải có một tửu lượng khá cao để... chiến đấu với những lời mời của khách.

Chính vì vậy, sau buổi làm việc hôm ấy, Hương ra về trong trạng thái không còn tỉnh táo và đã tự va vào con lươn phân cách...

Hiến, Sơn, và những người áo trắng thầm lặng ở khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức đã thể hiện tất cả tấm lòng của mình trước tai nạn của người khác.

Trần Chánh Nghĩa