- “Hành động đánh đập, bắt vợ xem clip cảnh ân ái với “bồ nhí” của người chồng ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc dù vì động cơ gì thì cũng không thể chấp nhận được. Dưới góc độ nghiên cứu xã hội đó là một biến thái về nhân cách trong thời hiện đại” – TS Nguyễn Thị Tố Quyên, Phó Trưởng khoa xã hội học, Học viện Báo chí-Tuyên truyền chia sẻ quan điểm.
Một loại bệnh về tâm thần
Dù câu chuyện đánh đập, ép vợ xem clip ngoại tình của người chồng ở Phúc Yên,
Vĩnh Phúc còn đang tiếp tục được điều tra nhưng TS Nguyễn Thị Tố Quyên không
khỏi xót xa: “Cứ nhìn những thương tích trên người chị Lý cũng đã đủ chứng minh
hành vi vi pháp pháp luật của người chồng rồi.
Còn nếu vừa chửi, đánh, ép vợ xem clip ngoại tình thì đúng là mất hết nhân tính. Luật chống bạo lực gia đình, luật dân sự và các cơ quan pháp luật sẽ nghiêm trị những người chồng như vậy. Dưới góc độ người làm nghiên cứu thì đó là một biến thái về nhân cách thời hiện đại".
TS Nguyễn Thị Tố Quyên: “Làm như thế nào để nạn nhân lên tiếng. Trường hợp của chị Lý chỉ là một trong biết bao vụ việc thậm chí còn thậm tệ hơn nhưng xã hội không biết đến vì nạn nhân lựa chọn cách giải quyết im lặng, nhịn nhục”. |
Theo TS Quyên, hành động vừa qua của người chồng này thật khó lý giải được, nếu
không phải chính là một loại bệnh về tâm thần.
Một trí thức, có ăn học như ta anh ta là “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Ta biết
nhiều hơn tới loại hình bạo lực tinh thần ở tầng lớp này. Nhưng nhiều khi trình
độ học thức và văn hóa không tỷ luận với nhau. Đây chính là một trong số những
ví dụ về sự cá biệt đó.
'Lâu nay, chuyện cơm không lành, canh không ngọt diễn ra ở mọi tầng lớp từ nông
dân hay trí thức,.. dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành động của anh chồng kia
là bạo lực kép, cả thể xác lẫn tinh thần lên người vợ, đặc biệt là việc bắt vợ
xem clip ngoại tình là bạo lực ghê ghớm về mặt tinh thần” - TS Quyên cho biết
thêm.
Vừa giận, vừa thương
TS Nguyễn Thị Tố Quyên cũng nhắc đến thái độ cam chịu của người vợ ở trường hợp
này: “Tôi vừa thương cũng vừa giận chị. Bản thân cũng là người có học, chị cần
phải ý thức được và có phản kháng trước những hành động bạo lực của người chồng.
Tôi thông cảm vì chị im lặng để mong gia đình êm ấm, rồi để mọi người nhìn vào
vẫn thấy gia đình chị còn hạnh phúc. Nhưng nếu như chị phản kháng ngay từ những
lần đầu tiên, tôi nghĩ sự việc sẽ không tồi tệ đến vậy".
Bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam chủ yếu do người chồng gây ra (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet) |
Theo bà Quyên, trong vụ việc này, ngoài cảm thương cho chị Lý, còn thương cả con của chị. Nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra nhiều con số và ví dụ cụ thể rằng gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ.
Đa phần các em dính vào các tệ
nạn xã hội đều sinh ra ở những gia đình bất hạnh, hoặc có hoàn cảnh éo le. Từ đó
dẫn tới những hành vi lệch chuẩn. Khi người lớn đã không làm gương thì chuyện
trẻ bị tác động là điều dễ hiểu.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, với sự ngập tràn các thông tin được kiểm chứng
và chưa được sàng lọc như hiện nay, việc dạy cho trẻ kỹ năng phòng vệ càng trở
thành yêu cầu bức thiết, cần tiến hành ngay từ khi các cháu còn nhỏ.
TS Quyên cho rằng, các em cần
được tiếp cận về những mặt trái của xã hội như bạo lực gia đình, tệ nạn xã
hội,.. Nhưng giáo dục hiện nay còn nặng về lý thuyết, hơi giáo điều, nói nhiều
đến những điều lớn lao mà quên đi hoặc ít chú trọng đến giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
Đừng đổ thừa cho ai!
Rồi bà chợt buồn: “Bây giờ có gia đình thậm chí không hạnh phúc, chồng đánh vợ
nhưng có khi vẫn được công nhận là văn hóa. Người ta chạy đua theo hình thức mà
đâu biết rằng trong 100 gia đình có 1/10 số đó là văn hóa thực sự cũng đã quý
lắm rồi”.
Về những giải pháp giải quyết tình trạng bạo lực gia đình, bà Quyên nhấn mạnh
đến việc giáo dục cho mỗi người biết được quyền hạn và trách nhiệm về luật hôn
nhân. Một cách làm hay mà lâu nay đã bị lãng quên được bà nhắc tới là những “lớp
học tiền hôn nhân”.
Lớp dạy cho người sắp làm vợ làm
chồng kỹ năng, nghệ thuật đối xử và phòng vệ trước những trục trặc, khó khăn khi
đã quyết định gắn bó với nhau.
“Không phải vì anh là chồng tôi thì anh có quyền dạy vợ bằng cách “thương cho
roi cho vọt” như thế này được. Đó là xâm phạm thân thể của người khác. Bên cạnh
việc giáo dục thì pháp luật cần có chế tài xử lý thật nghiêm những hành động đó”
- bà Quyên bức xúc.
Tuy nhiên, theo bà Quyên, khó khăn lớn nhất là “làm như thế nào để nạn nhân lên tiếng. Trường hợp của chị Lý chỉ là một trong biết bao vụ việc thậm chí còn thậm tệ hơn nhưng xã hội không biết đến vì nạn nhân lựa chọn cách giải quyết im lặng, nhịn nhục”.
Phong Đăng