- Bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh là vấn đề nhức nhối đối với Chính phủ của nhiều Quốc gia, trong đó có Việt Nam, là hiểm họa hàng ngày đối với nhiều người dân. Khắc phục ô nhiễm bom mìn sót lại sau chiến tranh đang được Bộ đội Công binh Việt Nam nỗ lực thực hiện.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, chỉ tính riêng số lượng bom, mìn, đạn do Hoa Kỳ sử dụng ở Việt Nam đã là 15,530 triệu tấn (khoảng 7,8 triệu tấn thả từ máy bay và 7,5 triệu tấn sử dụng dưới đất), nhiều gấp 3.9 lần so với chiến tranh thế giới thứ II, gấp 12 lần so với Chiến tranh Triều Tiên.
|
Hiện còn khoảng 350 đến 800 ngàn tấn bom đạn còn sót lại, bao gồm đủ loại bom phá, bom bi, bom xuyên, tên lửa, mìn, đầu đạn pháo, cối và vật nổ khác.
Điều tra sơ bộ của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (Binh chủng công binh), diện tích đất hiện còn bị ô nhiễm bom mìn Việt Nam khoảng 6,6 triệu ha (chiếm gần 20% tổng diện tích).
Với khối lượng khổng lồ như vậy, Việt Nam còn phải mất nhiều thập kỷ với chi phí hàng trăm nghìn tỷ đồng mới khắc phục được về cơ bản sự ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh.
Số bom mìn chưa nổ hiện nằm rải rác trên hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung, ở mọi địa hình rừng núi, trung du, đồng bằng; trong rừng rậm, dưới đáy ao hồ, sông suối, ve biển…
Có quả nằm lộ thiên ngay trên mặt đất, nhưng đa số nằm trong lòng đất có độ sâu đến 5 mét, cá biệt có quả nằm dưới độ sâu từ 10 – 20 mét.
Những hình ảnh chưa từng công bố về rà phá bom mìn ở Việt Nam do Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh cung cấp:
|
|
Kiên Trung