- “Tàu chìm, tôi nhảy xuống biển với hy vọng sống cuối cùng, đang lúc ngoi ngóp thì bất ngờ tay nắm được bè cứu sinh. Lúc đấy gió rất to và sóng mạnh, nên bè bị lật úp, tôi phải cố bám lấy bè và trôi dạt theo nó”.
Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng (Nghệ An) kể lại cảnh hải hùng mà anh vừa trải qua sau 5 ngày lênh đênh trên biển qua điện thoại.
Thuỷ thủ Hùng của tàu Vinalines Queen được tàu London Courage (Anh) cứu lên lúc 10h30 sáng 30/12 (giờ Việt Nam), tại vị trí cách nơi tàu Vinalines Queen bị mất tích khoảng 350km.
Theo thông tin thủy thủ Hùng cung cấp về Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, tàu Vinalines Queen bị chìm lúc 7h sáng 25/12, do bị nghiêng sang mạn trái quá lớn (nghiên 18 độ). Điều này có nghĩa tàu chìm sau ít tiếng phát tín hiệu thông báo cuối cùng lúc 5h48 (giờ Việt Nam) cùng ngày.
Cũng theo thủy thủ Hùng, sau khi nghiên trái tàu chìm rất nhanh, bè cứu sinh mạn phải của tàu được hạ xuống biển.
“Tàu chìm, tôi nhảy xuống biển với hy vọng sống cuối cùng, đang lúc ngoi ngóp thì bất ngờ tay nắm được bè cứu sinh. Lúc đấy gió rất to và sóng mạnh, nên bè bị lật úp, tôi phải cố bám lấy bè và trôi dạt theo nó”, anh Hùng kể thỏ thẻ qua điện thoại.
Rất may, trên bè cứu sinh đã được trang bị sẵn một số vật dụng cần thiết, như đồ ăn, nước uống nên anh Hùng mới có thể sống sót sau 5 ngày tàu bị chìm, và trôi dạt trên biển cách vị trí tàu chìm tới 350km thì được tàu London Courage cứu.
Về tình hình các thủy thủ còn lại, theo Hùng cho biết, do lúc đấy sóng to, gió lớn và ngày cả bản thân anh cũng đang rất cuống nên không để ý được những thuyền viên khác như thế nào, có bị chìm theo tàu không.
Đánh giá về khả năng sống sót trên biển khi gặp nạn, ông Vũ Việt Hùng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho rằng: “Nếu một người bình thường có bám được vào phao hoặc một thanh gỗ nào đấy mà trôi dạt trên biển thì cũng chỉ sống được khoảng 3 ngày, vì sức chịu đựng con người cũng có hạn, lại không có thức ăn, nước uống. Đấy là chưa kể điều kiện thời tiết giá lạnh như hiện nay”.
“Còn trường hợp của thủy thủ Đậu Ngọc Hùng là rất may mắn, vì anh leo lên được bè cứu sinh, trong bè đã được trang bị sẵn một số đồ ăn, nước uống, nên mới có thể vượt qua được 5 ngày sóng gió vừa qua”, ông Hùng nói.
Về nguyên nhân dẫn tới việc tàu Vinalines Queen chìm, đặc biệt là thông tin từ thủy thủ Hùng cung cấp khi tàu nghiên trái rồi chìm rất nhanh, theo ông Hùng thì rất khó đánh giá, phải có lực lượng chuyên môn để phân tích.
Về việc tại sao bè cứu sinh của tàu Vinalines Queen không phát tín hiệu cấp cứu khi được thả xuống nước, mà theo thiết kế kỹ thuật tất cả bè, phao cứu sinh khi tiếp nước, hoặc được thả ra khỏi bệ đặt trên tàu sẽ tự động phát tín hiệu cứ hộ, ông Hùng cho biết: “Cái này chúng tôi đang cho xác minh lại, nhưng vấn đề này phải khi nào gặp được thủy thủ Hùng mới xác minh thông tin được, và lúc đấy mới có thể đưa ra đánh giá được”.
“Hay ở nhà đang tắt máy để tổ chức tang lễ gì rồi?”
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC) liên hệ điện thoại vệ tinh với thủy thủ Hùng, Việt Nam MRCC đã đồng thời kết nối điện thoại với chị Lại Thị Thoa (vợ thủy thủ Hùng), để hai vợ chồng được nói chuyện với nhau.
Dù người của Việt Nam MRCC nhiều lần liên hệ với vợ của anh Hùng, nhưng mãi không có ai bắt máy.
Trong lúc chờ chị Thoa bắt máy, ở đầu dây bên kia anh Hùng nói đùa “hay ở nhà đang tắt máy để tổ chức tang lễ gì rồi?”.
Vừa dứt lời thì chị Thoa bắt máy, người gọi điện reo lên, “à đây rồi”, và anh nói thật to qua điện thoại đẻ chị thoa nghe thấy “chị Thoa ạ! chồng chị được tìm thấy rồi đây này, anh Đậu Ngọc Hùng nhà chị được cứu rồi này”.
Rồi sau đấy hai chiếc điện thoại được úp vào nhau để vợ chồng anh Hùng được nói chuyện với nhau. Nhưng yên lặng khoảng 30 giây không có ai lên tiếng trước. Xung quanh cả phòng cũng im bặt để chờ đợi giây phút vộ chồng được nghe lại giọng nói của nhau.
Cho tới khi một người của Việt Nam MRCC nhắc “Hùng nói đi em ơi”. Lúc này anh Hùng mới “alo, alo”, ở đầu dây bên kia chỉ nghe tiếng ồn ào, tiếng khóc xen lẫn giọng chị Thoa nói liến thoắng “anh hùng ơi… anh hùng ơi…”
Cuộc nói chuyện của hai vợ chồng anh Hùng kết thúc.
Vũ Điệp
Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng (Nghệ An) kể lại cảnh hải hùng mà anh vừa trải qua sau 5 ngày lênh đênh trên biển qua điện thoại.
Thuỷ thủ Hùng của tàu Vinalines Queen được tàu London Courage (Anh) cứu lên lúc 10h30 sáng 30/12 (giờ Việt Nam), tại vị trí cách nơi tàu Vinalines Queen bị mất tích khoảng 350km.
Theo thông tin thủy thủ Hùng cung cấp về Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, tàu Vinalines Queen bị chìm lúc 7h sáng 25/12, do bị nghiêng sang mạn trái quá lớn (nghiên 18 độ). Điều này có nghĩa tàu chìm sau ít tiếng phát tín hiệu thông báo cuối cùng lúc 5h48 (giờ Việt Nam) cùng ngày.
Cũng theo thủy thủ Hùng, sau khi nghiên trái tàu chìm rất nhanh, bè cứu sinh mạn phải của tàu được hạ xuống biển.
Rất may, trên bè cứu sinh đã được trang bị sẵn một số vật dụng cần thiết, như đồ ăn, nước uống nên anh Hùng mới có thể sống sót sau 5 ngày tàu bị chìm, và trôi dạt trên biển cách vị trí tàu chìm tới 350km thì được tàu London Courage cứu.
Về tình hình các thủy thủ còn lại, theo Hùng cho biết, do lúc đấy sóng to, gió lớn và ngày cả bản thân anh cũng đang rất cuống nên không để ý được những thuyền viên khác như thế nào, có bị chìm theo tàu không.
Đánh giá về khả năng sống sót trên biển khi gặp nạn, ông Vũ Việt Hùng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho rằng: “Nếu một người bình thường có bám được vào phao hoặc một thanh gỗ nào đấy mà trôi dạt trên biển thì cũng chỉ sống được khoảng 3 ngày, vì sức chịu đựng con người cũng có hạn, lại không có thức ăn, nước uống. Đấy là chưa kể điều kiện thời tiết giá lạnh như hiện nay”.
“Còn trường hợp của thủy thủ Đậu Ngọc Hùng là rất may mắn, vì anh leo lên được bè cứu sinh, trong bè đã được trang bị sẵn một số đồ ăn, nước uống, nên mới có thể vượt qua được 5 ngày sóng gió vừa qua”, ông Hùng nói.
Về nguyên nhân dẫn tới việc tàu Vinalines Queen chìm, đặc biệt là thông tin từ thủy thủ Hùng cung cấp khi tàu nghiên trái rồi chìm rất nhanh, theo ông Hùng thì rất khó đánh giá, phải có lực lượng chuyên môn để phân tích.
Về việc tại sao bè cứu sinh của tàu Vinalines Queen không phát tín hiệu cấp cứu khi được thả xuống nước, mà theo thiết kế kỹ thuật tất cả bè, phao cứu sinh khi tiếp nước, hoặc được thả ra khỏi bệ đặt trên tàu sẽ tự động phát tín hiệu cứ hộ, ông Hùng cho biết: “Cái này chúng tôi đang cho xác minh lại, nhưng vấn đề này phải khi nào gặp được thủy thủ Hùng mới xác minh thông tin được, và lúc đấy mới có thể đưa ra đánh giá được”.
“Hay ở nhà đang tắt máy để tổ chức tang lễ gì rồi?”
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC) liên hệ điện thoại vệ tinh với thủy thủ Hùng, Việt Nam MRCC đã đồng thời kết nối điện thoại với chị Lại Thị Thoa (vợ thủy thủ Hùng), để hai vợ chồng được nói chuyện với nhau.
Dù người của Việt Nam MRCC nhiều lần liên hệ với vợ của anh Hùng, nhưng mãi không có ai bắt máy.
Trong lúc chờ chị Thoa bắt máy, ở đầu dây bên kia anh Hùng nói đùa “hay ở nhà đang tắt máy để tổ chức tang lễ gì rồi?”.
Vừa dứt lời thì chị Thoa bắt máy, người gọi điện reo lên, “à đây rồi”, và anh nói thật to qua điện thoại đẻ chị thoa nghe thấy “chị Thoa ạ! chồng chị được tìm thấy rồi đây này, anh Đậu Ngọc Hùng nhà chị được cứu rồi này”.
Rồi sau đấy hai chiếc điện thoại được úp vào nhau để vợ chồng anh Hùng được nói chuyện với nhau. Nhưng yên lặng khoảng 30 giây không có ai lên tiếng trước. Xung quanh cả phòng cũng im bặt để chờ đợi giây phút vộ chồng được nghe lại giọng nói của nhau.
Cho tới khi một người của Việt Nam MRCC nhắc “Hùng nói đi em ơi”. Lúc này anh Hùng mới “alo, alo”, ở đầu dây bên kia chỉ nghe tiếng ồn ào, tiếng khóc xen lẫn giọng chị Thoa nói liến thoắng “anh hùng ơi… anh hùng ơi…”
Cuộc nói chuyện của hai vợ chồng anh Hùng kết thúc.
Vũ Điệp