- Quận Thủ Đức nằm ngay cửa ngõ phía đông bắc để vào TP.HCM. Sự hình thành và phát triển của Thủ Đức từ thuở hoang sơ đến hôm nay không thể không nói đến một ngôi chợ cổ xưa ở vùng miền này: chợ Thủ Đức.
Đã có từ hơn 200 năm nay, chợ Thủ Đức là chứng nhân của biết bao thăng trầm hưng phế, là nơi không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây. Vậy mà người có công lập chợ góp phần khai khẩn vùng đất này trở nên trù phú lại . . . hương tàn khói lạnh.
Ngôi nhà hoang lạnh và vong linh vất vưởng
Một ngôi nhà nhỏ với kiểu kiến trúc nhà vuông ba gian hai chái ở góc đường Hồ Văn Tư - Đoàn Công Hớn (P. Trường Thọ Q. Thủ Đức TP.HCM) đã bị bỏ hoang lâu ngày và đã trở nên hoang phế. Tường chịu lực, mái lợp tôn ngôi nhà này trước 1975 là nơi thờ ông Tạ Huy hay còn gọi là Tạ Dương Minh người có công lập ra chợ Thủ Đức.
Theo những người am hiểu, ngôi nhà được xây dựng lại vào năm 1930 trên mảnh đất vốn là từ đường của dòng họ Tạ. Bên trong có các hiện vật gắn liền với kiến trúc công trình, hoành phi liễn đối và các vật thờ cúng. Thế nhưng đến 1984 do cần nhu cầu sử dụng làm trường mẫu giáo, sau đó là mái ấm tình thương cho trẻ mồ côi, những vật thờ cúng này được chuyển về đình Linh Đông.
Hiện nay, nhà trẻ và mái ấm không còn. Ngôi nhà bỏ trống. Phía sân trước được tổ chức làm điểm giữ xe cho những người có nhu cầu đến chợ. UBND phường Trường Thọ được giao trách nhiệm quản lý ngôi nhà này.
Và cứ trong tình trạng bỏ trống đó, nhà thờ ông Tạ Huy mặc dù đã được phòng VH-TT quận Thủ Đức nhiều lần đề nghị khôi phục lại nhưng vẫn chưa có quyết định từ UBND quận. Vong linh ông Tạ Huy không nơi cư trú phải tiếp tục tạm cư ở một ngôi đình.
Chợ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành làng xã. Nơi đây thể hiện một nét văn hóa dân gian độc đáo tạo nên những tập quán đặc trưng. Là nơi thường xuyên gặp gỡ, văn hóa chợ đã góp phần tạo nên phong cách ứng xử qua từng lời ăn tiếng nói giúp người dân có được nét riêng để giao lưu với các vùng miền.
Chợ Thủ Đức có sau hành trình xuôi về phương nam của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thế kỷ 17. Người lập ra chợ này vốn là một thương gia người Hoa bỏ nước ra đi sau khi phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại.
Trong báo cáo của phòng di sản văn hóa Sở VH-TT và DL TPHCM ngày 10/10/2010 có đoạn ghi : “...về nhân vật lịch sử có liên quan, ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy) hiệu Thủ Đức, ông đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu xưa và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức”.
Như vậy đã rõ. Ông Tạ Huy, hay Tạ Dương Minh là người có công khai khẩn vùng đất Thủ Đức và lập ra ngôi chợ đầu tiên đến hôm nay. Những người khai khẩn một vùng đất thường được gọi là tiền hiền, được vua sắc phong và người dân yêu mến lập nơi thờ phụng để tưởng nhớ công đức. Ông Tạ Huy ở trong trường hợp này.
Cần khôi phục lại nhà thờ ông Tạ Huy
Ông Tạ Huy mất vào năm Canh Dần (1890). Mộ phần ông được an táng tại khu phố 4 phường Linh Chiểu. Ngôi mộ có 2 vòng tường trong ngoài bao quanh. Gắn liền phần chân mộ là tấm bia đá cao 42cm, rộng 32cm và dày 4cm. Bia khắc 37 chữ Hán, chia thành một hàng ngang và 3 hàng dọc.
Thời gian năm tháng đã làm số chữ Hán này phai mờ vẫn còn đủ để hiểu nội dung: “Tạ Huy, hiệu Thủ Đức tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông nước Đại Nam chi mộ. Ngày mất 19 tháng 6. Hương chức trong thôn lập mộ bia vào ngày lành tháng 2 năm 1890”.
Ngôi mộ này đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2007. Tuy nhiên, hiện nay ngôi mộ đã xuống cấp rất nhiều đang cần sự tôn tạo từ những đơn vị có trách nhiệm bảo tồn.
Hiện có nhiều nguồn tư liệu trái ngược nhau về danh xưng Thủ Đức. Theo nguồn Wikipedia: “Có thuyết rằng tên gọi Thủ Đức là lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực này tên là Đức. Về sau, một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây lập chợ, lấy tên và chức của vị quan trấn thủ tên Đức kia đặt cho chợ Thủ Đức để tỏ lòng biết ơn. Từ đó có địa danh Thủ Đức”.
Trong khi đó, theo tạp chí Xưa và Nay số 346 ra tháng 12/2009 thì : “căn cứ vào một số di tích còn lưu lại tại địa phương, ta có thể xác định rằng, đó là tên của một người có công lớn trong việc khai lập chợ Thủ Đức hiện nay”
Trần Chánh Nghĩa
Nóng rẫy chuyện đất di tích bị xâm hại
Di tích có nguy cơ biến thành phế tích!
Di tích “nhà trăm cột” đang kêu cứu
Có còn di tích nữa không để trùng tu?
Di tích có nguy cơ biến thành phế tích!
Di tích “nhà trăm cột” đang kêu cứu
Có còn di tích nữa không để trùng tu?
Đã có từ hơn 200 năm nay, chợ Thủ Đức là chứng nhân của biết bao thăng trầm hưng phế, là nơi không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây. Vậy mà người có công lập chợ góp phần khai khẩn vùng đất này trở nên trù phú lại . . . hương tàn khói lạnh.
Ngôi nhà hoang lạnh và vong linh vất vưởng
Một ngôi nhà nhỏ với kiểu kiến trúc nhà vuông ba gian hai chái ở góc đường Hồ Văn Tư - Đoàn Công Hớn (P. Trường Thọ Q. Thủ Đức TP.HCM) đã bị bỏ hoang lâu ngày và đã trở nên hoang phế. Tường chịu lực, mái lợp tôn ngôi nhà này trước 1975 là nơi thờ ông Tạ Huy hay còn gọi là Tạ Dương Minh người có công lập ra chợ Thủ Đức.
Mộ phần ông Tạ Dương Minh đã được công nhận di tích... |
Theo những người am hiểu, ngôi nhà được xây dựng lại vào năm 1930 trên mảnh đất vốn là từ đường của dòng họ Tạ. Bên trong có các hiện vật gắn liền với kiến trúc công trình, hoành phi liễn đối và các vật thờ cúng. Thế nhưng đến 1984 do cần nhu cầu sử dụng làm trường mẫu giáo, sau đó là mái ấm tình thương cho trẻ mồ côi, những vật thờ cúng này được chuyển về đình Linh Đông.
Hiện nay, nhà trẻ và mái ấm không còn. Ngôi nhà bỏ trống. Phía sân trước được tổ chức làm điểm giữ xe cho những người có nhu cầu đến chợ. UBND phường Trường Thọ được giao trách nhiệm quản lý ngôi nhà này.
Và cứ trong tình trạng bỏ trống đó, nhà thờ ông Tạ Huy mặc dù đã được phòng VH-TT quận Thủ Đức nhiều lần đề nghị khôi phục lại nhưng vẫn chưa có quyết định từ UBND quận. Vong linh ông Tạ Huy không nơi cư trú phải tiếp tục tạm cư ở một ngôi đình.
Chợ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành làng xã. Nơi đây thể hiện một nét văn hóa dân gian độc đáo tạo nên những tập quán đặc trưng. Là nơi thường xuyên gặp gỡ, văn hóa chợ đã góp phần tạo nên phong cách ứng xử qua từng lời ăn tiếng nói giúp người dân có được nét riêng để giao lưu với các vùng miền.
Chợ Thủ Đức có sau hành trình xuôi về phương nam của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thế kỷ 17. Người lập ra chợ này vốn là một thương gia người Hoa bỏ nước ra đi sau khi phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại.
...nhưng tiếp tục xuống cấp theo thời gian. |
Trong báo cáo của phòng di sản văn hóa Sở VH-TT và DL TPHCM ngày 10/10/2010 có đoạn ghi : “...về nhân vật lịch sử có liên quan, ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy) hiệu Thủ Đức, ông đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu xưa và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức”.
Như vậy đã rõ. Ông Tạ Huy, hay Tạ Dương Minh là người có công khai khẩn vùng đất Thủ Đức và lập ra ngôi chợ đầu tiên đến hôm nay. Những người khai khẩn một vùng đất thường được gọi là tiền hiền, được vua sắc phong và người dân yêu mến lập nơi thờ phụng để tưởng nhớ công đức. Ông Tạ Huy ở trong trường hợp này.
Cần khôi phục lại nhà thờ ông Tạ Huy
Ông Tạ Huy mất vào năm Canh Dần (1890). Mộ phần ông được an táng tại khu phố 4 phường Linh Chiểu. Ngôi mộ có 2 vòng tường trong ngoài bao quanh. Gắn liền phần chân mộ là tấm bia đá cao 42cm, rộng 32cm và dày 4cm. Bia khắc 37 chữ Hán, chia thành một hàng ngang và 3 hàng dọc.
Thời gian năm tháng đã làm số chữ Hán này phai mờ vẫn còn đủ để hiểu nội dung: “Tạ Huy, hiệu Thủ Đức tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông nước Đại Nam chi mộ. Ngày mất 19 tháng 6. Hương chức trong thôn lập mộ bia vào ngày lành tháng 2 năm 1890”.
Ngôi mộ này đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2007. Tuy nhiên, hiện nay ngôi mộ đã xuống cấp rất nhiều đang cần sự tôn tạo từ những đơn vị có trách nhiệm bảo tồn.
Hiện có nhiều nguồn tư liệu trái ngược nhau về danh xưng Thủ Đức. Theo nguồn Wikipedia: “Có thuyết rằng tên gọi Thủ Đức là lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực này tên là Đức. Về sau, một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây lập chợ, lấy tên và chức của vị quan trấn thủ tên Đức kia đặt cho chợ Thủ Đức để tỏ lòng biết ơn. Từ đó có địa danh Thủ Đức”.
Họa hoằn lắm mới co người đến viếng. |
Trong khi đó, theo tạp chí Xưa và Nay số 346 ra tháng 12/2009 thì : “căn cứ vào một số di tích còn lưu lại tại địa phương, ta có thể xác định rằng, đó là tên của một người có công lớn trong việc khai lập chợ Thủ Đức hiện nay”
Dẫu sao đi nữa, theo báo cáo của phòng Di sản văn hóa, ông Tạ Dương Minh tức Tạ Huy là một người minh hương lánh nạn sang Việt Nam đến khu vực này khai khẩn lập ấp tại vùng Linh Chiểu xưa và lập ngôi chợ đầu tiên mang tên hiệu ông là chợ Thủ Đức.
Việc di dời nơi thờ tự ông về đình Linh Đông và bỏ hoang phế ngôi nhà thờ từ nhiều năm qua là việc cần xem xét lại.
Vì thế, vào tháng 10/2010, ông Phạm Thành Nam, phó phòng di sản văn hóa, Sở VH-TT và DL TPHCM đã đề xuất : “Do công trình có liên quan đến nhân vật lịch sử Tạ Dương Minh và công trình mộ táng đã xếp hạng di tích, phòng Di sản văn hóa đề nghị ban giám đốc sở phân công Trung tâm bảo tồn phát huy giá trị di tích TP tiếp tục xem xét đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, tổ chức lập hồ sơ khoa học cho công trình đền thờ Tạ Dương Minh”.
Mãi đến tháng 9/2011, Sở VH-TT và DL mới lập biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích đền thờ Tạ Dương Minh rồi lặng yên đến nay.
Thêm một cái Tết, nơi thờ phụng người tiền hiền có công mở mang vùng đất Thủ Đức vẫn còn tiếp tục hoang lạnh. Đạo lý uống nước nhớ nguồn họa chăng chỉ còn trong sách vở ?
Việc di dời nơi thờ tự ông về đình Linh Đông và bỏ hoang phế ngôi nhà thờ từ nhiều năm qua là việc cần xem xét lại.
Vì thế, vào tháng 10/2010, ông Phạm Thành Nam, phó phòng di sản văn hóa, Sở VH-TT và DL TPHCM đã đề xuất : “Do công trình có liên quan đến nhân vật lịch sử Tạ Dương Minh và công trình mộ táng đã xếp hạng di tích, phòng Di sản văn hóa đề nghị ban giám đốc sở phân công Trung tâm bảo tồn phát huy giá trị di tích TP tiếp tục xem xét đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, tổ chức lập hồ sơ khoa học cho công trình đền thờ Tạ Dương Minh”.
Mãi đến tháng 9/2011, Sở VH-TT và DL mới lập biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích đền thờ Tạ Dương Minh rồi lặng yên đến nay.
Thêm một cái Tết, nơi thờ phụng người tiền hiền có công mở mang vùng đất Thủ Đức vẫn còn tiếp tục hoang lạnh. Đạo lý uống nước nhớ nguồn họa chăng chỉ còn trong sách vở ?
Trần Chánh Nghĩa