Đây là công bố được Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, dựa trên số liệu số liệu báo cáo của các địa phương.
Con số này đưa ra có phần mâu thuẫn với thực tế, khi tại TPHCM, một doanh nghiệp FDI thông báo mức thưởng Tết cao nhất là trên 700 triệu đồng.
Về vấn đề này bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ tiền lương (Bộ LĐTB&XH) giải thích: Sở dĩ có sự chênh lệch này là do TPHCM lập báo cáo kết quả lương thưởng gửi Bộ LĐTB&XH sớm hơn so với báo cáo của một số doanh nghiệp báo cáo gửi lên Sở LĐTB&XH TPHCM.
Con số này đưa ra có phần mâu thuẫn với thực tế, khi tại TPHCM, một doanh nghiệp FDI thông báo mức thưởng Tết cao nhất là trên 700 triệu đồng.
Về vấn đề này bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ tiền lương (Bộ LĐTB&XH) giải thích: Sở dĩ có sự chênh lệch này là do TPHCM lập báo cáo kết quả lương thưởng gửi Bộ LĐTB&XH sớm hơn so với báo cáo của một số doanh nghiệp báo cáo gửi lên Sở LĐTB&XH TPHCM.
Trong số các tỉnh có doanh nghiệp thưởng Tết Nguyên đán cao nhất, đứng
đầu vẫn là TP. HCM (400 triệu đồng/người), tiếp đến là Cần Thơ (250
triệu đồng/người), Hải Dương (150 triệu đồng/người)… Còn Hà Nội xếp thứ
9, với mức thưởng cao nhất là 67,343 triệu đồng/người. (Ảnh: VnEconomy) |
Đánh giá về tình hình lương thưởng của doanh nghiệp tác động tới người lao động, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, năm 2011 là năm có nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, lạm phát, giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng cao… đã khiến một số doanh nghiệp phá sản. Xảy ra một số vụ việc tranh chấp lao động, chủ yếu liên quan đến tiền lương, thưởng.
Tuy nhiên, theo ông Huân, trên bình diện chung, việc làm của người lao động vẫn tiếp tục ổn định, nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng đảm bảo tiền lương và thưởng cho người lao động. Tiền lương năm 2011 tăng hơn so với 2010, song chủ yếu bù trượt giá, còn thu nhập thực tế tăng không đáng kể.
Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tính đến 31/12/2011, đã có 63/63 Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ban quản lý các khu công nghiệp gửi báo cáo lương và thưởng Tết về Bộ.
Qua tổng hợp cho thấy, kết quả bình quân thưởng Tết dương lịch năm 2012 là 928 nghìn đồng/người (giảm 11,4% so với năm 2011). Tiền thưởng Tết Nguyên đán bình quân năm 2012 là 3,218 triệu đồng/người (tăng 20,2% so với năm 2011).
Trong đó, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất (400 triệu đồng/người) và thấp nhất (50 ngàn đồng/người) đều thuộc khối Doanh nghiệp FDI; khối Công ty cổ phần chi phối cao nhất là 356 triệu đồng/người, thấp nhất là 100 ngàn đồng/người; khối Doanh nghiệp dân doanh cao nhất là 250 triệu đồng/người, thấp nhất là 100 ngàn đồng/người; khối Công ty nhà nước cao nhất là 130 triệu đồng/người, thấp nhất là 200 ngàn đồng/người.
Trong số các tỉnh có doanh nghiệp thưởng Tết Nguyên đán cao nhất, đứng đầu vẫn là TP. HCM (400 triệu đồng/người), tiếp đến là Cần Thơ (250 triệu đồng/người), Hải Dương (150 triệu đồng/người)… Còn Hà Nội xếp thứ 9, với mức thưởng cao nhất là 67,343 triệu đồng/người.
Liên quan đến tính thuế thu nhập tiền lương tháng thứ 13 (tiền thưởng Tết), bà Tống Thị Minh cho biết: “Sẽ đề xuất Chính phủ giãn, giảm thuế thu nhập cho người lao động”.
Liên quan đến tính thuế thu nhập tiền lương tháng thứ 13 (tiền thưởng Tết), bà Tống Thị Minh cho biết: “Sẽ đề xuất Chính phủ giãn, giảm thuế thu nhập cho người lao động”.
Vũ Điệp