- Những ngày trước, trong và sau Tết, cường độ làm việc
của công nhân vệ sinh tăng cao. Có lẽ họ - những người làm đẹp cho đời, không ăn Tết.
Có lẽ một năm chỉ được mấy ngày Tết để ngủ nướng. Nhưng có nướng gì thì nướng, 6g sáng mồng 2, tiếng chổi quét đường đã làm tôi thức giấc. Bên ngoài, một công nhân vệ sinh đã quét sạch con hẻm tự bao giờ và bắt đầu đến từng nhà thu gom rác.
Tiếng chổi sáng mồng 2
Con hẻm dài rộng 4m trải bê tông ngang qua 14 căn nhà ở khu phố 2 phường Tân Định (quận 1, TP.HCM) đã sạch. Những bịch rác gói kỹ được trao qua cho cô công nhân vệ sinh cho vào thùng. Hết nhà này đến nhà khác. Sau khi nhận rác, cô công nhân trẻ không quên nói những lời chúc mừng năm mới đến chủ nhà.
Cô công nhân vệ sinh này là Nguyễn Thị Thanh Phượng, 34 tuổi đã nhiều năm phụ trách vệ sinh trong khu vực này. Tên rất đẹp nhưng cô vẫn thích mọi người gọi cái tên thân mật “Bi” đã có từ khi mới lọt lòng mẹ.
Bi không phải là công nhân trong biên chế nhà nước nên dĩ nhiên không có lương tháng và các khoản phụ cấp theo chế độ. Rác và vệ sinh trong các con hẻm được phân cấp cho các tổ rác dân lập. Bi nằm trong số này và hàng tháng, mỗi gia đình Bi thu gom rác đã trả số tiền thù lao 15.000đ.
Con hẻm này lúc nào cũng sạch nhờ vào tiếng chổi của Bi. Không hẹn trước nhưng đã thành thông lệ cứ sau 11g trưa mỗi ngày, chiếc xe rác của Bi dừng ở đầu hẻm. Bi quét dọn và gom rác từ đầu đến cuối hẻm. Sau đó đến từng nhà nhận rác. Đều đặn như thế suốt nhiều năm nay.
Cả xóm tôi đều xem Bi như người thân trong gia đình. Ngày nào vắng tiếng chổi của Bi ai nấy cũng đều lo lắng: “Không biết con bé đau bệnh hay gia đình có chuyện gì nên nó mới nghỉ ?”. Nhưng cũng chỉ một ngày, ngày sau tiếng chổi quen thuộc lại vang lên.
Sáng mồng 2 Tết, Bi xuất hiện. Những túi rác nặng trĩu được mang ra và Bi lại tiếp tục công việc như một ngày bình thường. “Cháu không ăn Tết đâu. Làm nghề này phải xác định là không có ngày nghỉ”. Bi tâm sự với tôi như thế khi thấy tôi nhìn bằng con mắt ái ngại. Bi còn có cả một gia đình, chồng và 2 con. Bi nói tiếp: “Ông xã cháu là công nhân biên chế của công ty môi trường quận 1. Tết này anh ấy được về nhà đón giao thừa đến lúc 23g đêm nhưng đến 5g sáng mồng 1 phải vào thay ca cho số anh em phải làm xuyên suốt".
Làm đẹp cho đời
Chiếc xe tưới nước công viên chạy chậm sát lề. Trên xe một người đàn ông cầm vòi xịt nước thẳng vào các bồn hoa các gốc cây trong công viên trước dinh Thống Nhất. Đèn đường vẫn còn sáng và bóng đêm bao trùm vạn vật. Mới 4g sáng mồng một Tết.
Đứng sát xe tôi hỏi lên, không nghỉ Tết sao anh? Người đàn ông vừa tưới vừa cười nói, bỏ tưới một ngày cây sẽ héo ngay. Mình Tết chứ cỏ cây có Tết đâu.
Cũng ở công viên Thống Nhất, một chị công nhân tay cầm chổi gom những rác rưởi mà đêm giao thừa nhiều người vứt bỏ. Hộp xốp đựng thức ăn, vỏ chai nước ngọt, lon bia và vô van thứ linh tinh khác được gom lại thành đống. Chị tâm sự: Giá mà ai cũng ý thức về vệ sinh môi trường vút rác đúng chỗ thì may ra những công nhân như chúng tôi mới được nghỉ Tết.
Ngày Tết, nhu cầu sinh hoạt của mỗi gia đình tăng cao. Tại các khu vui chơi công cộng, lượng rác lại nhiều vô kể. Rác phát sinh nhiều và dĩ nhiên nếu không có những công nhân vệ sinh lầm lũi làm việc một cách chăm chỉ thì có lẽ cả thành phố này ngập rác. Cũng chính vì điều đó, những ngày trước, trong và sau Tết, cường độ làm việc của công nhân vệ sinh tăng cao. Có lẽ họ - những người làm đẹp cho đời, là những người không ăn Tết.
Trần Chánh Nghĩa
Có lẽ một năm chỉ được mấy ngày Tết để ngủ nướng. Nhưng có nướng gì thì nướng, 6g sáng mồng 2, tiếng chổi quét đường đã làm tôi thức giấc. Bên ngoài, một công nhân vệ sinh đã quét sạch con hẻm tự bao giờ và bắt đầu đến từng nhà thu gom rác.
Tiếng chổi sáng mồng 2
Con hẻm dài rộng 4m trải bê tông ngang qua 14 căn nhà ở khu phố 2 phường Tân Định (quận 1, TP.HCM) đã sạch. Những bịch rác gói kỹ được trao qua cho cô công nhân vệ sinh cho vào thùng. Hết nhà này đến nhà khác. Sau khi nhận rác, cô công nhân trẻ không quên nói những lời chúc mừng năm mới đến chủ nhà.
Cô công nhân vệ sinh này là Nguyễn Thị Thanh Phượng, 34 tuổi đã nhiều năm phụ trách vệ sinh trong khu vực này. Tên rất đẹp nhưng cô vẫn thích mọi người gọi cái tên thân mật “Bi” đã có từ khi mới lọt lòng mẹ.
Gom rác của từng hộ gia đình, Bi được chủ nhà lì xì đầu năm |
Bi không phải là công nhân trong biên chế nhà nước nên dĩ nhiên không có lương tháng và các khoản phụ cấp theo chế độ. Rác và vệ sinh trong các con hẻm được phân cấp cho các tổ rác dân lập. Bi nằm trong số này và hàng tháng, mỗi gia đình Bi thu gom rác đã trả số tiền thù lao 15.000đ.
Con hẻm này lúc nào cũng sạch nhờ vào tiếng chổi của Bi. Không hẹn trước nhưng đã thành thông lệ cứ sau 11g trưa mỗi ngày, chiếc xe rác của Bi dừng ở đầu hẻm. Bi quét dọn và gom rác từ đầu đến cuối hẻm. Sau đó đến từng nhà nhận rác. Đều đặn như thế suốt nhiều năm nay.
Cả xóm tôi đều xem Bi như người thân trong gia đình. Ngày nào vắng tiếng chổi của Bi ai nấy cũng đều lo lắng: “Không biết con bé đau bệnh hay gia đình có chuyện gì nên nó mới nghỉ ?”. Nhưng cũng chỉ một ngày, ngày sau tiếng chổi quen thuộc lại vang lên.
Sáng mồng 2 Tết, Bi xuất hiện. Những túi rác nặng trĩu được mang ra và Bi lại tiếp tục công việc như một ngày bình thường. “Cháu không ăn Tết đâu. Làm nghề này phải xác định là không có ngày nghỉ”. Bi tâm sự với tôi như thế khi thấy tôi nhìn bằng con mắt ái ngại. Bi còn có cả một gia đình, chồng và 2 con. Bi nói tiếp: “Ông xã cháu là công nhân biên chế của công ty môi trường quận 1. Tết này anh ấy được về nhà đón giao thừa đến lúc 23g đêm nhưng đến 5g sáng mồng 1 phải vào thay ca cho số anh em phải làm xuyên suốt".
Làm đẹp cho đời
Chiếc xe tưới nước công viên chạy chậm sát lề. Trên xe một người đàn ông cầm vòi xịt nước thẳng vào các bồn hoa các gốc cây trong công viên trước dinh Thống Nhất. Đèn đường vẫn còn sáng và bóng đêm bao trùm vạn vật. Mới 4g sáng mồng một Tết.
Tưới nước công viên rạng sáng mồng một |
Đứng sát xe tôi hỏi lên, không nghỉ Tết sao anh? Người đàn ông vừa tưới vừa cười nói, bỏ tưới một ngày cây sẽ héo ngay. Mình Tết chứ cỏ cây có Tết đâu.
Cũng ở công viên Thống Nhất, một chị công nhân tay cầm chổi gom những rác rưởi mà đêm giao thừa nhiều người vứt bỏ. Hộp xốp đựng thức ăn, vỏ chai nước ngọt, lon bia và vô van thứ linh tinh khác được gom lại thành đống. Chị tâm sự: Giá mà ai cũng ý thức về vệ sinh môi trường vút rác đúng chỗ thì may ra những công nhân như chúng tôi mới được nghỉ Tết.
Giữa dòng người đón giao thừa trên đường Lê Lợi, anh công nhân vệ sinh lặng lẽ làm việc |
Ngày Tết, nhu cầu sinh hoạt của mỗi gia đình tăng cao. Tại các khu vui chơi công cộng, lượng rác lại nhiều vô kể. Rác phát sinh nhiều và dĩ nhiên nếu không có những công nhân vệ sinh lầm lũi làm việc một cách chăm chỉ thì có lẽ cả thành phố này ngập rác. Cũng chính vì điều đó, những ngày trước, trong và sau Tết, cường độ làm việc của công nhân vệ sinh tăng cao. Có lẽ họ - những người làm đẹp cho đời, là những người không ăn Tết.
Trần Chánh Nghĩa