- Sức khỏe, lâu nay
vẫn được coi là vốn quý giá nhất của cuộc sống con người. Thế nhưng, với một
số người, vì một phút nông nổi, thiếu suy nghĩ, họ vẫn cố ý tự hủy hoại sức
khỏe của mình, thậm chí, tự tước đi cả mạng sống. Vì thế, những vụ tự tử và
cả doạ… tự tử cứ liên tiếp diễn ra. Và, dù người tự tử (và cả doạ tử tử) có
chết hay không chết, hành động ấy không chỉ để lại di chứng dai dẳng với
chính họ. Ngoài ra, nó còn để lại nỗi đau không thể đo đếm và là nỗi nhức
nhối của cả cộng đồng.
Bị phụ tình, thiếu nữ viết thư… tuyệt mệnh
Có lẽ ở Hà Nội và toàn miền Bắc này, không có nơi nào người ta lại gặp nhiều chuyện tự tử như tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Có cả 1001 lý do khiến người ta có hành động nông nổi là tự tử. Nhưng những lý do xuất phát từ chuyện tình cảm thì nhiều vô số.
Theo tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc trung tâm, một người đã từng tìm đến tự tử một lần thì họ rất dễ “tái diễn” hành động tự tử những lần tiếp theo. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp ra viện đến lần thức hai, thứ ba rồi mà các bác sỹ vẫn cứ lo bệnh nhân sẽ tiếp tục nhập viện vì tự tử.
Bác sỹ Sơn kể, cách đây không lâu, trung tâm có tiếp nhận và điều trị cho một nữ sinh viên có tên Nguyễn Thị H., sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bệnh nhân này đã tìm đến cái chết bằng cách uống thuốc ngủ sau khi bị người yêu phụ tình.
Lần đầu tiên tìm đến cái chết, H. uống 30 viên thuốc ngủ mà cô vừa mua được từ một hiệu thuốc nằm ngay gần khu nhà trọ. Cũng may, bạn bè ở cùng đã phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu nên sau vài hôm nằm viện, H. đã được ra viện.
Cứ nghĩ sau một lần chết hụt, nữ sinh viên này sẽ có một bài học nhớ đời. Nhưng ra viện chỉ đúng một ngày, không thấy người yêu đến thăm hay quay lại với mình, H. lại tiếp tục tìm đến cái chết bằng cách uống số lượng thuốc ngủ nhiều gấp đôi lần trước đó. Cũng may ngay sau khi uống thuốc ít lâu, các bạn của cô đã phát hiện và đưa cô đến trung tâm chống độc điều trị.
Đến bệnh viện vì tự tử lần thứ 2 chỉ trong vòng một tuần là một điều vô cùng tồi tệ. Và, lần thứ 2 này, bố mẹ của H. ở quê đã biết chuyện. Vì vậy, họ đã hớt hải bỏ hết công việc đồng áng để lên Hà Nội chăm sóc con gái. Tại bệnh viện, trong khi mẹ của H. khóc hết nước mắt, người gầy rộc vì thương con, thì H. chỉ im lặng, mặt lúc nào cũng u uất vì nghĩ đến sự phụ tình của người yêu.
Lâm ly và dứt khoát
Bác sỹ Sơn cho biết, những người tự tử bằng thuốc ngủ hầu hết vẫn được cứu sống khi được đưa đến bệnh viện kịp thời. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bị chết trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân bị nôn, khiến dịch bị tràn vào phổi và chết ngay trên đường đi cấp cứu. Nhiều trường hợp khác, vì được phát hiện và cấp cứu không kịp thời, người bệnh không chết nhưng lại bị ảnh hưởng não và phải sống thực vật trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời.
Đến điều trị tại Trung tâm chống độc, còn có nhiều nữ sinh bị phụ tình có "ý chí quyên sinh" mãnh liệt đến nỗi, trước khi chết, họ đã viết thư tuyệt mệnh gửi cho cha mẹ, cho người tình rất lâm ly và dứt khoát.
Bác sỹ Sơn kể, cách đây không lâu, một nữ sinh một trường đại học tiếng tăm khác tại Hà Nội, sau khi bị người yêu bỏ cũng đã quyết định tìm đến cái chết. Trước khi uống thuốc ngủ với một liều cực cao để tự tử, nữ sinh viên đã thức trắng đêm để viết hai bức thư, một gửi cho bố mẹ ở quê và một gửi cho gã người tình phụ bạc.
Bức thư nữ sinh viên viết gửi cho bố mẹ không dài nhưng đầy nước mắt, thể hiện sự day dứt và cảm xúc đau đớn tột độ. Trong thư, có những đoạn cô viết: “Con là một đứa con gái bất hiếu và đầy tội lỗi”. Hay: “Bố mẹ hãy tha lỗi cho con. Con là đứa con gái tội lỗi vì chết đi mà chưa một ngày đền đáp công lao sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ”… Trong khi đó, bức thư cô viết gửi cho người yêu thì đầy sự trách móc và thù hận. Chẳng hạn, có đoạn cô viết: “Anh sẽ phải hối hận cả đời vì đã bỏ rơi tôi”. Hoặc: “Tôi sẽ chết, nhưng lương tâm anh sẽ bị cắn rứt cả đời vì đã bỏ tôi”…
Khi hai bức thư tuyệt mệnh đầy đau đớn này được hoàn tất, nữ sinh để ngay ngắn ở trên bàn để đảm bảo người đầu tiên vào phòng phát hiện xác của cô sẽ thấy ngay những bức thư. Đến lúc này, cô mới bình tĩnh mở hộp thuốc ngủ với gần 100 viên thuốc mà cô mua góp trước đó không lâu ra để uống.
Cứ nghĩ rằng, sau giấc ngủ dài, khi tỉnh dậy, cô sẽ ở một chốn thiên đường nào đó. Thế nhưng, chỉ vừa mở mắt, cô phát hiện mình đang nằm trong bệnh viện. Ở ngay bên cạnh giường bệnh là mẹ cô, với gương mặt khắc khổ đang oà khóc. Còn xung quanh là những gương mặt của bố, của em, ai cũng như vừa đang cười vì vui sướng lại như đang khóc vì khổ đau. Nhìn thấy cảnh đấy, cô gái xúc động vô cùng, nhưng cô lại muốn được chết hơn vì cô cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Bác sỹ Nguyễn Kim Sơn cho biết: những trường hợp tự tử không chết, họ thường có tâm lý mặc cảm và xấu hổ trước những việc mình đã làm. Vì vậy, họ cần được động viên, chăm sóc và giám sát thường xuyên. Bởi nếu không, họ rất dễ tiếp tục tìm cách tự tử. Mà những lần tự tử tiếp theo lại vô cùng nguy hiểm. Bởi người tự tử lần thứ hai hay lần thứ 3, họ có xu hướng sẽ uống thuốc tự tử với liều cao hơn, hoặc sẽ tìm dụng những chất độc mạnh hơn và nguy hiểm hơn để chết, nên việc điều trị cho những bệnh nhân này vì thế càng khó khăn và phức tạp hơn.
Nguyễn Tuyến - Quang Anh
(còn nữa)
Bị phụ tình, thiếu nữ viết thư… tuyệt mệnh
Có lẽ ở Hà Nội và toàn miền Bắc này, không có nơi nào người ta lại gặp nhiều chuyện tự tử như tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Có cả 1001 lý do khiến người ta có hành động nông nổi là tự tử. Nhưng những lý do xuất phát từ chuyện tình cảm thì nhiều vô số.
Mỗi ngày vẫn có hàng trăm người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc chất, trong đó, cũng có vô số người nhập viện cấp cứu vì hành động tự tử hết sức nông nổi. (Ảnh minh họa). |
Theo tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc trung tâm, một người đã từng tìm đến tự tử một lần thì họ rất dễ “tái diễn” hành động tự tử những lần tiếp theo. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp ra viện đến lần thức hai, thứ ba rồi mà các bác sỹ vẫn cứ lo bệnh nhân sẽ tiếp tục nhập viện vì tự tử.
Bác sỹ Sơn kể, cách đây không lâu, trung tâm có tiếp nhận và điều trị cho một nữ sinh viên có tên Nguyễn Thị H., sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bệnh nhân này đã tìm đến cái chết bằng cách uống thuốc ngủ sau khi bị người yêu phụ tình.
Lần đầu tiên tìm đến cái chết, H. uống 30 viên thuốc ngủ mà cô vừa mua được từ một hiệu thuốc nằm ngay gần khu nhà trọ. Cũng may, bạn bè ở cùng đã phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu nên sau vài hôm nằm viện, H. đã được ra viện.
Cứ nghĩ sau một lần chết hụt, nữ sinh viên này sẽ có một bài học nhớ đời. Nhưng ra viện chỉ đúng một ngày, không thấy người yêu đến thăm hay quay lại với mình, H. lại tiếp tục tìm đến cái chết bằng cách uống số lượng thuốc ngủ nhiều gấp đôi lần trước đó. Cũng may ngay sau khi uống thuốc ít lâu, các bạn của cô đã phát hiện và đưa cô đến trung tâm chống độc điều trị.
Đến bệnh viện vì tự tử lần thứ 2 chỉ trong vòng một tuần là một điều vô cùng tồi tệ. Và, lần thứ 2 này, bố mẹ của H. ở quê đã biết chuyện. Vì vậy, họ đã hớt hải bỏ hết công việc đồng áng để lên Hà Nội chăm sóc con gái. Tại bệnh viện, trong khi mẹ của H. khóc hết nước mắt, người gầy rộc vì thương con, thì H. chỉ im lặng, mặt lúc nào cũng u uất vì nghĩ đến sự phụ tình của người yêu.
Lâm ly và dứt khoát
Bác sỹ Sơn cho biết, những người tự tử bằng thuốc ngủ hầu hết vẫn được cứu sống khi được đưa đến bệnh viện kịp thời. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bị chết trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân bị nôn, khiến dịch bị tràn vào phổi và chết ngay trên đường đi cấp cứu. Nhiều trường hợp khác, vì được phát hiện và cấp cứu không kịp thời, người bệnh không chết nhưng lại bị ảnh hưởng não và phải sống thực vật trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời.
Đến điều trị tại Trung tâm chống độc, còn có nhiều nữ sinh bị phụ tình có "ý chí quyên sinh" mãnh liệt đến nỗi, trước khi chết, họ đã viết thư tuyệt mệnh gửi cho cha mẹ, cho người tình rất lâm ly và dứt khoát.
Bác sỹ Sơn kể, cách đây không lâu, một nữ sinh một trường đại học tiếng tăm khác tại Hà Nội, sau khi bị người yêu bỏ cũng đã quyết định tìm đến cái chết. Trước khi uống thuốc ngủ với một liều cực cao để tự tử, nữ sinh viên đã thức trắng đêm để viết hai bức thư, một gửi cho bố mẹ ở quê và một gửi cho gã người tình phụ bạc.
Bức thư nữ sinh viên viết gửi cho bố mẹ không dài nhưng đầy nước mắt, thể hiện sự day dứt và cảm xúc đau đớn tột độ. Trong thư, có những đoạn cô viết: “Con là một đứa con gái bất hiếu và đầy tội lỗi”. Hay: “Bố mẹ hãy tha lỗi cho con. Con là đứa con gái tội lỗi vì chết đi mà chưa một ngày đền đáp công lao sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ”… Trong khi đó, bức thư cô viết gửi cho người yêu thì đầy sự trách móc và thù hận. Chẳng hạn, có đoạn cô viết: “Anh sẽ phải hối hận cả đời vì đã bỏ rơi tôi”. Hoặc: “Tôi sẽ chết, nhưng lương tâm anh sẽ bị cắn rứt cả đời vì đã bỏ tôi”…
Khi hai bức thư tuyệt mệnh đầy đau đớn này được hoàn tất, nữ sinh để ngay ngắn ở trên bàn để đảm bảo người đầu tiên vào phòng phát hiện xác của cô sẽ thấy ngay những bức thư. Đến lúc này, cô mới bình tĩnh mở hộp thuốc ngủ với gần 100 viên thuốc mà cô mua góp trước đó không lâu ra để uống.
Cứ nghĩ rằng, sau giấc ngủ dài, khi tỉnh dậy, cô sẽ ở một chốn thiên đường nào đó. Thế nhưng, chỉ vừa mở mắt, cô phát hiện mình đang nằm trong bệnh viện. Ở ngay bên cạnh giường bệnh là mẹ cô, với gương mặt khắc khổ đang oà khóc. Còn xung quanh là những gương mặt của bố, của em, ai cũng như vừa đang cười vì vui sướng lại như đang khóc vì khổ đau. Nhìn thấy cảnh đấy, cô gái xúc động vô cùng, nhưng cô lại muốn được chết hơn vì cô cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Bác sỹ Nguyễn Kim Sơn cho biết: những trường hợp tự tử không chết, họ thường có tâm lý mặc cảm và xấu hổ trước những việc mình đã làm. Vì vậy, họ cần được động viên, chăm sóc và giám sát thường xuyên. Bởi nếu không, họ rất dễ tiếp tục tìm cách tự tử. Mà những lần tự tử tiếp theo lại vô cùng nguy hiểm. Bởi người tự tử lần thứ hai hay lần thứ 3, họ có xu hướng sẽ uống thuốc tự tử với liều cao hơn, hoặc sẽ tìm dụng những chất độc mạnh hơn và nguy hiểm hơn để chết, nên việc điều trị cho những bệnh nhân này vì thế càng khó khăn và phức tạp hơn.
Nguyễn Tuyến - Quang Anh
(còn nữa)