- Liên quan đến vụ phá rừng cực kỳ nghiêm trọng tại Hà Tĩnh, đến ngày 5/3, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ gần 1000 phiến/lóng gỗ (khoảng 250 khối gỗ) được vứt rải rác trong các khu rừng sát biên giới Việt – Lào. Theo đánh giá của một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thì đây có thể vẫn chưa phải là số lượng cuối cùng.
Khu vực rừng bị tàn phá chủ yếu nằm tại các tiểu khu 2; 12; 21; 22, thuộc Ban xây dựng và bảo vệ rừng Hồng Lĩnh (thuộc Cty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, ngay sát biên giới.
Ngoài hàng trăm phiến/lóng gỗ được khai thác từ lâu thì có rất nhiều gốc cây mới bị lâm tặc chặt hạ.
Những hình ảnh do PV. VietNamNet ghi lại về vụ phá rừng biên giới ở Hà Tĩnh:
Trên các tuyến đường “xương cá” trong rừng, sau 3 tuần lực lượng chức năng ra quân vẫn đang còn rất nhiều phiến gỗ được cất dấu. Những cây thân gỗ lâu năm có đường kính 60-70 cm đã bị lâm tặc triệt hạ không thương tiếc. Đây có thể nói là vụ phá rừng quy mô lớn chưa từng có tại Hà Tĩnh.
Hơn 150 khối gỗ từ nhóm 2 đến nhóm 6 đã được các lực
lượng chức năng thu giữ đưa về tập kết tại Trạm kiểm soát biên phòng Đá Gân,
Trạm kiểm soát lâm sản Sơn Lĩnh và Hạt Kiểm lâm Hương Sơn.
heo nhận định của một lãnh đạo Hà Tĩnh, hiện số
lượng gỗ được phát hiện khoảng 250 khối, tuy nhiên con số có thể vẫn chưa dừng
lại, lực lượng Biên phòng và các cơ quan khác đang tiếp tục truy quét.
Việc truy quét số gỗ được khai thác trái phép tại khu
vực rừng đầu nguồn biên giới đã diễn ra trong 3 tuần qua. Dự kiến công việc này
sẽ kết thúc trong một tuần tới.
Nhóm Pv. VietNamNet đã có mặt tại hiện trường một số
khu vực bị chặt phá. Vô số những gốc cây cổ thụ, lâu năm bị đốn hạ trong rừng và
bên đường.
Tại tiểu khu 2, 12 (sát biên giới) xuất hiện nhiều
gốc cây gỗ to mà lâm tặc vừa mới triệt hạ.
Bên tuyến đường Sơn Hồng nối thẳng qua biên giới
Việt Lào, còn có nhiều phiến gỗ mới được cắt xẻ, được nguỵ trang nằm ngay bên
đường.
Lán trại ngay bên đường chưa kịp dỡ. Trong ngày 5/3,
khi trực tiếp đi kiểm tra, Phó Chủ tịch tỉnh Lê Đình Sơn còn tận mắt chứng kiến
có tới 5 lán trại được lâm tặc dựng lên, nằm sát ngay đường biên.
Việc truy quét rồi sẽ kết thúc, dư luận đang quan
tâm tới vấn đề trách nhiệm của các cơ quan chức năng, nhất là những trạm kiểm
soát đóng ngay trên địa bàn (chủ rừng, kiểm lâm, biên phòng...). Nếu không cương
quyết xử lý thì chưa biết đến khi nào rừng mới hết “chảy máu”!
Duy Tuấn