- “Mức phí thu cao tốc TP.HCM –
Trung Lương đã được tham khảo từ các nước và tính trên thu nhập của người Việt
Nam. Do vậy, mức thu như vậy là hợp lý và để hoàn vốn, có tiền đầu tư dự án cao
tốc khác”.
Ngày 7/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết xung quanh mức phí cao
tốc TP.HCM – Trung Lương.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường: Mức phí thu cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã được tham khảo từ các nước và tính trên thu nhập của người Việt Nam |
Trước việc một số đơn vị vận tải cho rằng mức phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương
quá cao, Thứ trưởng Trường cho rằng: Mức phí Bộ GTVT đề xuất 1km/1.000 đồng/ km/
xe tiêu chuẩn đang là ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực, ngay như ở
Trung Quốc đối với đường cao tốc họ thu 1 nhân dân tệ/km.
Ông Trường cũng viện dẫn, ở cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Bộ Tài chính thống nhất
cho thu 1.500 đồng/km/ xe tiêu chuẩn thì doanh nghiệp vận tải không có ý kiến
gì, nhưng ở TP.HCM - Trung Lương thấp hơn thì các doanh nghiệp lại có ý kiến.
“Mức phí thu cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã được tham khảo từ các nước và tính
trên thu nhập của người Việt Nam. Do vậy mức thu như vậy là hợp lý và để hoàn
vốn, có tiền đầu tư dự án cao tốc khác”, Thứ trưởng Trường khẳng định.
Ông Trường cho rằng: Mức phí cao tốc TP.HCM - Trung lương là hợp lý. |
Khi được hỏi tại sao thu phí ở cao tốc TP.HCM – Trung Lương rồi nhưng vẫn xây
dựng trạm thu phí trên QL.1 đi song song với đường cao tốc, ông Trường cho
rằng: Cao tốc TP.HCM – Trung Lương được xây dựng bằng hình thức BOT và Chính phủ
đã phê duyệt cả 2 trạm phí cho cả đường cao tốc và đường QL.1 hiện tại.
Vị Thứ trưởng GTVT cho hay, đường QL.1 từ TP.HCM đi Trung Lương đã mở rộng 4 làn
xe và chất lượng đường rất là tốt, thêm vào đó trong thời gian qua Chính phủ
cũng đã bỏ ra một khoản tiền khá lớn để mở rộng đoạn đường này.
Do vậy, việc dựng 2 trạm thu phí tại cao tốc TP.HCM – Trung
Lương có 3 mục đính, một là thu đường thấp tốc để chia bớt lưu lượng đi sang
đường cao tốc để khai thác tốt hơn.
Hai là để tránh trường hợp do bên QL.1 không thu phí thì xe chạy toàn bộ sang
QL.1 gây quá tải và đường không chịu được áp lực phương tiện. Và thứ 3 là để góp
phần hoàn vốn cho cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Trước lo ngại việc mức phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương quá cao khiến một số
doanh nghiệp vận tải sẽ tăng mức phí gây nên cảnh “phí cao đổ vào đầu dân”, ông
Trường cho biết: Nói phí cao cũng mới chỉ là ý của một số DN tư nhân và Bộ GTVT
cũng đang tập hợp các ý kiến này lại.
Còn việc doanh nghiệp vận tải tăng chi phí khác lên để giảm chi phí đầu vào của
doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp đó phải cân nhắc, bởi nếu doanh nghiệp
tăng giá lên thì người ta sẽ không thuê nữa.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho rằng, thời gian tới Bộ sẽ nghiên cứu về
vấn đề trên. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ mức phí đó là hợp lý và Bộ kiên quyết
vận động nhân dân thực hiện mức phí này.
Thứ trưởng Nguyễn
Hồng Trường cho biết: Vừa qua để đáp ứng hoàn vốn cho dự án cao tốc
TP.HCM – Trung Lương, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ cũng như
các bộ ngành liên quan để tổ chức thu phí và tiến hành thu phí với
dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính, theo đề nghị của Bộ GTVT trên cơ sở tính toán có thể hoàn vốn rồi đưa đưa ra mức phí thu. Theo đó, Dự án TP.HCM – Trung Lương được Chính phủ quyết định mức thu phí là 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn (xe con 12 chỗ trở xuống), xe lớn hơn thì quy từ đó để nhân lên. |
Vũ Điệp