- Những hình ảnh thi công hối hả trên hai cây cầu không kể ngày đêm qua ống kính VietNamNet.

Để giảm ùn tắc tại những nút giao có mật độ giao thông thông lớn, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở GTVT và các đơn vị liên quan xây dựng cầu vượt lắp ghép cho phương tiện cơ giới đường bộ có trọng tải nhẹ từ 3 tấn trở xuống như: xe du lịch, taxi, mô tô, xe gắn máy... trên các trục hướng tâm. Hai chiếc cầu vượt lắp ghép sẽ được thông xe vào 1/5/2012.

Ngày 20/10, Sở GTVT Hà Nội đã làm việc với các bên liên quan bàn về việc xây dựng cầu lắp ghép tại 2 nút giao đường Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Láng Hạ, nút giao Thái Hà - Chùa Bộc - Tây Sơn.

Theo tính toán của Đại học Giao thông vận tải, cầu vượt lắp ghép chỉ mất 4 tháng là có thể đưa vào sử dụng trong khoảng 10-15 năm. 

Cũng theo nhóm nghiên cứu Đại học GTVT, 2 cầu lắp ghép này sẽ đặt theo trục hướng tâm. Theo đó, tại nút giao Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Láng Hạ sẽ ưu tiên làm cầu theo đường Láng Hạ.

Tại tại nút Thái Hà - Chùa Bộc - Tây Sơn, cầu sẽ chạy theo hướng đường Tây Sơn. Cầu có mắt cắt ngang 12m, bề mặt đổ bê tông liên hợp, chi phí khoảng 150-189 tỉ đồng/cầu.

Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Hồng Phương  - Tổng giám đốc Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long cho biết: Nhịp cầu bằng thép được sản xuất trên công nghệ dây truyền của Pháp.

Ông Phương cũng cho biết thêm: Công nghệ xây, lắp cầu với 4 ưu điểm như; Giá thành rẻ; Thi công nhanh; Tháo dỡ thuận lợi; Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn và dễ điều chỉnh theo quy hoạch giao thông đô thị.

'Hai cầu vượt nói trên sẽ được thông xe vào ngày Quốc tế Lao động 1/5/2012' – ông Phương chia sẻ với VietNamNet.

Những người thi công cầu vượt nói vui là "công nghệ cầu... một đêm". Vì mỗi đêm thi công xong một nhịp cầu.

Những hình ảnh thi công hối hả trên hai cây cầu không kể ngày đêm qua ống kính VietNamNet

Những nhịp cầu được sản xuất bằng thép
Tiến hành lắp đặt vào ban đêm, để tránh ùn tắc đều có sự điều tiết phân làn của TTGT và CSGT
Những người thi công cầu vượt nói vui là "công nghệ cầu... một đêm". Vì mỗi đêm thi công xong một nhịp cầu. Trong ảnh là cán bộ TTGT trực phân làn khi tiến hành lắp ghép 1 nhịp cầu vượt Tây Sơn
Mỗi nhịp cầu được ghép lại bằng 4 thanh thép sản xuất sẵn từ xưởng.
Mỗi nhịp cầu dài 24m, mặt cắt ngang 12m, nặng 28 tấn
Các kỹ sư tiến hành lắp ghép cầu trong đêm
Sự chính xác từng cm
Để lai dắt được nhịp cầu từ xưởng sản xuất đến địa điểm thi công cần 2 xe tải chuyên dụng (một xe đẩy, 1 xe kéo) dưới sự dẫn đường của CSGT và TTGT
Hai xe cẩu hai đầu khi tiến hành lắp ghép mỗi nhịp cầu
Mỗi một nhịp cầu được lắp ghép hoàn tất trong khoảng 2 giờ đồng hồ
Mẻ bê tông đầu tiên trên cây cầu vượt Láng Hạ
Để về đích trước 1 tháng, cán bộ, công nhân Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long thi công cả ngày lẫn đêm.
P.Trần