Hàng trăm triệu đồng chi cho thuốc men sau 3 lần đột quỵ khiến tiền vào nhà ông Nguyễn Văn Thành (65 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) như gió vào nhà trống. Tiếc tiền mua thuốc để phòng bệnh, nhưng khi đột quỵ tái phát thì cái giá ông phải trả đắt hơn nhiều lần, không chỉ về kinh tế mà còn cả sức khoẻ của chính ông.

Nghèo rớt sau 3 lần đột quỵ

Năm 2010, ông Thành được gia đình đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn khi sáng sớm thức dậy, miệng ông méo xệch, không nói được gì. Các bác sĩ xác định ông bị đột quỵ do nhồi máu não. Sau 10 ngày điều trị tại viện và tiêu tốn gần 30 triệu đồng, ông được ra viện. Tuy không còn được nhanh nhẹn như trước nhưng ông vẫn có thể tự đi lại và sinh hoạt được. Xót tiền mua thuốc mỗi tháng mà không thấy tình trạng cải thiện, ông bỏ dần các loại thuốc bác sĩ kê đơn, và cũng không đến khám theo hẹn nữa.

Người già dễ bị đột quỵ hơn khi trời lạnh và những lúc giao mùa. Ảnh minh họa

Tại Mỹ, chi phí trung bình cho một bệnh nhân đột quỵ sau 90 ngày điều trị là 15.000 USD và hàng năm nước Mỹ phải tiêu tốn 43 tỷ USD cho đột quỵ.

Một năm sau, đúng vào đợt rét đậm cuối mùa đông năm 2011, ông Thành bị cơn đột quỵ thứ hai quật ngã. Dù được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện Bạch Mai nhưng do vùng não bị tổn thương lớn, ông vẫn bị liệt nửa người. Với đợt điều trị đột quỵ lần thứ 2 này, gia đình ông tốn thêm hơn 60 triệu đồng nữa. Mỗi tháng tiền điều trị của ông cũng lên tới vài triệu đồng, bao gồm các chi phí: vật lý trị liệu, châm cứu, thuốc mỡ máu, thuốc tiểu đường, thuốc chống huyết khối và các loại thuốc bổ... Số tiền để dành cả đời của ông gần như cạn kiệt.

Vậy mà bệnh tật vẫn chưa buông tha bệnh nhân xấu số. Đợt gió lạnh đầu tháng 3 vừa qua, ông lại bị tái phát. Sau 3 lần đột quỵ, ông hoàn toàn nằm liệt giường, mọi sinh hoạt phải do bà cụ nhà ông chăm lo. Trí nhớ không còn, ông thậm chí không nhận ra được vợ con, những người thân quen nhất.

Các bác sĩ cho biết, người bệnh sống sót sau đột quỵ thì phải đối mặt với nhiều khó khăn về sức khoẻ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Còn vợ chồng, con cái của người đó thì bị đảo lộn nếp sống vì phải dành nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc để chăm sóc và giữ người thân của mình tránh thoát lưỡi hái tử thần.

Gánh nặng điều trị cũng khiến kinh tế nhiều gia đình kiệt quệ. Bởi chi phí điều trị đột quỵ hiện vẫn còn rất cao so với đại đa số người Việt Nam. Trong khi đó, có nhiều khoản chi phí không được bảo hiểm y tế thanh toán

Cạn chất lượng sống vì di chứng


Hai di chứng hay gặp nhất ở người đột quỵ là liệt vận động và rối loạn ngôn ngữ. Có tới 1/3 số người bị đột quỵ sau đó bị liệt nửa người. Sau 6 tháng, gần 2/3 bệnh nhân không thể tự làm các hoạt động bình thường. Và cũng có tới 1/5 số bệnh nhân bị mất tiếng nói sau tai biến.

Các bác sĩ cũng lưu ý các bệnh nhân sau đột quỵ thường trở nên khó tính hơn vì e ngại tai biến tái phát, bi quan, sợ hãi trở thành gánh nặng cho người thân. Quá trình điều trị kéo dài còn khiến nhiều bệnh nhân chán nản, buông xuôi và tuyệt vọng.

Tiết kiệm phải đúng cách

Chuyên gia thần kinh cũng khẳng định gánh nặng chi phí điều trị khiến nhiều bệnh nhân sau khi thấy tình trạng đã ổn định thì tự ý ngưng thuốc. Và điều này khiến cơn đột quỵ có thể quay lại bất cứ lúc nào. Bởi có tới 40% bệnh nhân đột quỵ bị tái phát và nguy cơ tử vong của lần tái phát này cao gấp 2,67 lần so với lần đầu.

Để phòng tái phát đột quỵ, chuyên gia khuyên dùng thuốc để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ, chỉ với vài trăm ngàn/tháng.

Người bệnh cũng có thể lựa chọn sản phẩm hiệu quả nhưng giá thành hợp lý cũng là một cách để giảm bớt gánh nặng thuốc thang. Nattocare với hiệu quả bảo vệ toàn diện và vượt trội, đã được các bác sỹ tim mạch và thần kinh tin tưởng và khuyên dùng để phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân có nguy cơ cao, giúp bệnh nhân sau đột quỵ nhanh hồi phục và giảm biến chứng, đồng thời giúp tiết kiệm đến 50% chi phí điều trị so với các sản phẩm cùng loại khác.

Nattocare - sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ được sản xuất theo tiêu chuẩn FDA với hàm lượng Nattokinase cao gấp đôi so với các sản phẩm cùng loại khác, giúp ngăn ngừa sự hình thành và làm tan các cục máu đông, ổn định huyết áp, giúp phục hồi nhanh sau đột quỵ và ngăn ngừa tái phát.

Với giá thành 6.000 đồng/viên, người bệnh chỉ cần uống 2 - 3 viên mỗi ngày, chi phí khoảng 12.000 - 18.000 đồng một ngày, trong khi các sản phẩm khác do hàm lượng Nattokinase thấp hơn nên phải uống đến 4 - 6 viên/ngày, vừa phải uống nhiều mà chi phí mỗi ngày lên tới 22.000 - 33.000 đồng.

Nattocare được nhập khẩu bởi công ty Cổ phần BT Việt Nam và hiện có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Hotline: 043.5381166 hoặc truy cập website: taibienmachmaunao.vn
  • Lam Thảo