- “Với giá giữ xe hiện nay, 120 năm sau chúng tôi cũng chưa thể thu hồi vốn”, bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Phó tổng giám đốc tập đoàn Đông Dương nói trong buổi làm việc với Sở GTVT TP.HCM.
Chiều ngày 22/03, Sở giao thông vận tải (SGTV) TP.HCM đã có buổi làm việc với chủ đầu tư các dự án bãi đậu xe ngầm và một số đơn vị đang triển khai hệ thống xếp xe tự động trên địa bàn thành phố. Nhiều cơ chế, quy định hiện hành được cho là đã lạc hậu, trở thành rào cản gây khó khăn lớn cho các dự án này.
Giá giữ xe lạc hậu, lãi suất vay đầu tư quá cao…
Bà Bảo Quỳnh, Phó tổng giám đốc tập đoàn Đông Dương, chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm cho biết: “Đối với bãi đậu xe ngầm, chi phí xây dựng đắt gấp 4,5 lần xây dựng bãi đậu xe nổi. Trước đây, tập đoàn Đông Dương được thành phố giao cho triển khai dự án bãi đậu xe ngầm tại Công trường Lam Sơn. Sau này quy hoạch lại, vị trí bãi đậu xe ngầm chuyển sang sân khấu Trống Đồng (12B Cách Mạng Tháng 8, phường Bến Thành, quận 1). Tuy nhiên chúng tôi đã mất đến 2 năm mà vẫn chưa xác định được giá thuê đất với Sở tài chính vì lý do… chưa có tiền lệ”.
Theo bà Quỳnh hiện nay, tất cả các hồ sơ đối với bãi đậu xe ngầm từ xây dựng cho đến phòng cháy chữa cháy và nhiều vấn đề khác đều được cho là chưa có tiền lệ nên nhà đầu tư phải “đi từng bước và cứ bước một bước lại phải quay 360 độ vì sự thay đổi, quay chóng mặt gấp mấy lần…người mẫu”.
“Chưa kể, giá trông giữ xe theo quy định của thành phố hiện xe được cho là đã quá lạc hậu. Đơn cử như thu phí đậu xe ô tô tại đường Lê Lợi, trên vé giữ xe in rất đúng theo quy định là 5000 đồng/1 xe. Nhưng trên thực tế, với giá đó không ai giữ xe ô tô cho người dân cả, họ thu buổi sáng 20.000 đồng, buổi trưa 30.000 đồng và buổi tối lên đến 50.000 đồng. Như vậy rõ ràng mức giá theo quy định là giá ảo, sao cứ lấy quy định đó để ép các nhà đầu tư ”, bà Quỳnh nói.
Một vấn đề khó khăn nhất trong khoảng thời gian 2 năm gần đây mà các chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm gặp phải là vấn đề lãi suất ngân hàng. Khi mới lập dự án vào năm 2007, với lãi suất ngân hàng khi đó và giá trông giữ xe theo giá thị trường, chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm tại sân khấu Trống Đồng dự định 14 năm 8 tháng sẽ thu hồi vốn.
Nhưng từ khi các ngân hàng thắt chặt tín dụng với bất động sản, lãi suất vào khoảng 22% trở lên, cùng với phí giữ xe như UBND TP.HCM quy định theo hiện hành thì chủ đầu tư các bãi đậu xe ngầm ước tính khoảng 120 năm sau cũng chưa thể thu hồi vốn. Ngay cả Quỹ đầu tư trực thuộc UBND TP.HCM, cũng từng trả lời bằng văn bản cho một chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm là đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm không hiệu quả.
Sức ì được nguỵ trang bằng cụm từ “chưa có tiền lệ”
Ông Lê Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) bức xúc: “Dự án bãi đậu xe ngầm là dự án được miễn tiền sử dụng đất ngay từ đầu theo Nghị định 108 của Chính phủ. Nhưng để được miễn tiền sử dụng đất, chúng tôi phải mất 25 lần giải trình trong vòng 18 tháng mới được công nhận bằng văn bản vì phải chờ thẩm định giá. Đây là một bước rất thừa, biết là được miễn rồi nhưng vẫn phải xin, để chấp nhận thứ đã được công nhận theo quy định”.
Nói rõ hơn về việc quy định giá giữ xe, ông Lê Tuấn nói: “Giá giữ xe hiện nay cần phải hiểu là giá cho thuê hạ tầng cơ sở do nhà nước đầu tư bằng nguồn thu thuế, với giá 5000-10.000 đồng/1 xe như hiện nay, rõ ràng nhà nước không phải khấu hao chi phí đến bù giải toả, xây dựng mặt đường”.
Theo ông Tuấn, khi lập dự án và đề xuất, chi phí đầu tư bãi đậu xe ngầm tại dự án bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám vào khoảng 870USD/1m2, hiện nay đã lên đến 2000USD/1m2. Phải mất 22-25m2 để đậu 1 xe ô tô, như vậy phải mất đến 50.000 USD cho 1 suất đầu tư 1 vị trí giữ xe tại bãi đậu xe ngầm. Trong khi đó, phải mất 8 năm, IUS mới có được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
“Trong 8 năm đó, đi đâu tôi cũng gặp cái sức ì nguỵ trang dưới cụm từ “chưa có tiền lệ”. Mà không làm thì lấy đâu ra tiền lệ. Trước đây UBND cam kết hỗ trợ chủ đầu tư 3%/ 1 năm trên tổng số vốn vay, không vượt quá 70% giá trị đầu tư của dự án trong vòng 10 năm. Nhưng trong quá trình chúng tôi đang làm thì thành phố rút lại cam kết này và bảo kéo dài thời hạn BOT. Nhưng BOT có kéo dài thì cũng không quá 50 năm, trong khi sau nhiều cố gắng chúng tôi chỉ có thể thu hồi vốn trong vòng 42 năm, muốn có lời thì phải 60-70 năm. Rõ ràng ở cương vị nhà đầu tư thì đầu tư như vậy là thiếu khả thi vì lợi nhuận thấp. Chúng tôi chỉ xin thành phố thực hiện cam kết ưu đãi như đã từng hứa với các chủ đầu tư như trước đây”, ông Tuấn nói.
Ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở GTVT cho rằng, các vướng mắc mà hiện nay các chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm đang gặp đã được Sở GTVT báo cáo UBND thành phố. Sắp tới Sở sẽ kiến nghị tổ chức cuộc họp để UBND thành phố và các chủ đầu tư cùng xem xét tháo gỡ các khó khăn để các dự án này sớm khởi động, phục vụ người dân trong thời gian sớm nhất.
Minh Dũng
Chiều ngày 22/03, Sở giao thông vận tải (SGTV) TP.HCM đã có buổi làm việc với chủ đầu tư các dự án bãi đậu xe ngầm và một số đơn vị đang triển khai hệ thống xếp xe tự động trên địa bàn thành phố. Nhiều cơ chế, quy định hiện hành được cho là đã lạc hậu, trở thành rào cản gây khó khăn lớn cho các dự án này.
Giá giữ xe lạc hậu, lãi suất vay đầu tư quá cao…
Bà Bảo Quỳnh, Phó tổng giám đốc tập đoàn Đông Dương, chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm cho biết: “Đối với bãi đậu xe ngầm, chi phí xây dựng đắt gấp 4,5 lần xây dựng bãi đậu xe nổi. Trước đây, tập đoàn Đông Dương được thành phố giao cho triển khai dự án bãi đậu xe ngầm tại Công trường Lam Sơn. Sau này quy hoạch lại, vị trí bãi đậu xe ngầm chuyển sang sân khấu Trống Đồng (12B Cách Mạng Tháng 8, phường Bến Thành, quận 1). Tuy nhiên chúng tôi đã mất đến 2 năm mà vẫn chưa xác định được giá thuê đất với Sở tài chính vì lý do… chưa có tiền lệ”.
Mô hình bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám |
“Chưa kể, giá trông giữ xe theo quy định của thành phố hiện xe được cho là đã quá lạc hậu. Đơn cử như thu phí đậu xe ô tô tại đường Lê Lợi, trên vé giữ xe in rất đúng theo quy định là 5000 đồng/1 xe. Nhưng trên thực tế, với giá đó không ai giữ xe ô tô cho người dân cả, họ thu buổi sáng 20.000 đồng, buổi trưa 30.000 đồng và buổi tối lên đến 50.000 đồng. Như vậy rõ ràng mức giá theo quy định là giá ảo, sao cứ lấy quy định đó để ép các nhà đầu tư ”, bà Quỳnh nói.
Một vấn đề khó khăn nhất trong khoảng thời gian 2 năm gần đây mà các chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm gặp phải là vấn đề lãi suất ngân hàng. Khi mới lập dự án vào năm 2007, với lãi suất ngân hàng khi đó và giá trông giữ xe theo giá thị trường, chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm tại sân khấu Trống Đồng dự định 14 năm 8 tháng sẽ thu hồi vốn.
Nhưng từ khi các ngân hàng thắt chặt tín dụng với bất động sản, lãi suất vào khoảng 22% trở lên, cùng với phí giữ xe như UBND TP.HCM quy định theo hiện hành thì chủ đầu tư các bãi đậu xe ngầm ước tính khoảng 120 năm sau cũng chưa thể thu hồi vốn. Ngay cả Quỹ đầu tư trực thuộc UBND TP.HCM, cũng từng trả lời bằng văn bản cho một chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm là đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm không hiệu quả.
Sức ì được nguỵ trang bằng cụm từ “chưa có tiền lệ”
Ông Lê Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) bức xúc: “Dự án bãi đậu xe ngầm là dự án được miễn tiền sử dụng đất ngay từ đầu theo Nghị định 108 của Chính phủ. Nhưng để được miễn tiền sử dụng đất, chúng tôi phải mất 25 lần giải trình trong vòng 18 tháng mới được công nhận bằng văn bản vì phải chờ thẩm định giá. Đây là một bước rất thừa, biết là được miễn rồi nhưng vẫn phải xin, để chấp nhận thứ đã được công nhận theo quy định”.
Vị trí xây dựng bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám, sau 8 năm kể từ khi triển khai vẫn chưa thể khởi công |
Theo ông Tuấn, khi lập dự án và đề xuất, chi phí đầu tư bãi đậu xe ngầm tại dự án bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám vào khoảng 870USD/1m2, hiện nay đã lên đến 2000USD/1m2. Phải mất 22-25m2 để đậu 1 xe ô tô, như vậy phải mất đến 50.000 USD cho 1 suất đầu tư 1 vị trí giữ xe tại bãi đậu xe ngầm. Trong khi đó, phải mất 8 năm, IUS mới có được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
“Trong 8 năm đó, đi đâu tôi cũng gặp cái sức ì nguỵ trang dưới cụm từ “chưa có tiền lệ”. Mà không làm thì lấy đâu ra tiền lệ. Trước đây UBND cam kết hỗ trợ chủ đầu tư 3%/ 1 năm trên tổng số vốn vay, không vượt quá 70% giá trị đầu tư của dự án trong vòng 10 năm. Nhưng trong quá trình chúng tôi đang làm thì thành phố rút lại cam kết này và bảo kéo dài thời hạn BOT. Nhưng BOT có kéo dài thì cũng không quá 50 năm, trong khi sau nhiều cố gắng chúng tôi chỉ có thể thu hồi vốn trong vòng 42 năm, muốn có lời thì phải 60-70 năm. Rõ ràng ở cương vị nhà đầu tư thì đầu tư như vậy là thiếu khả thi vì lợi nhuận thấp. Chúng tôi chỉ xin thành phố thực hiện cam kết ưu đãi như đã từng hứa với các chủ đầu tư như trước đây”, ông Tuấn nói.
Ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở GTVT cho rằng, các vướng mắc mà hiện nay các chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm đang gặp đã được Sở GTVT báo cáo UBND thành phố. Sắp tới Sở sẽ kiến nghị tổ chức cuộc họp để UBND thành phố và các chủ đầu tư cùng xem xét tháo gỡ các khó khăn để các dự án này sớm khởi động, phục vụ người dân trong thời gian sớm nhất.
Minh Dũng