- Chiều 30/3, HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện y án 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản và của và 9 tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chíêm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là 18 năm tù.


Luật sư Ngọc: Nhất trí với VKS. Bản án  sơ thẩm đã đánh giá đúng mức độ phạm tội của Luyện, hành vi của Luyện gây hoang mang lo sợ đối với quần chúng nhân dân, cần được trừng trị nghiêm khắc, nhưng khi phạm tội Luyện chưa đủ 18 tuổi nên không thể tuyên Luyện quá 18 năm tù.


Do công tác giáo dục còn nhiều bất cập, các cháu học sinh mới học các môn tự nhiên, học ít các môn giáo dục công dân, đạo đức, giáo dục ít đề cập đến cách làm người, mặt khác các cấp chính quyền còn quản lý lỏng lẻo. Sự kết hợp với gia đình, nhà trường còn chưa tốt, để hình thành, hoàn thiện nhân cách người chưa thành niên là khả năng kiềm chế thấp, khi phạm tội bản thân họ phải chịu trách nhiệm trước hết nhưng bên cạnh đó còn có trách nhiệm của gia đình.

Qua vụ án này bài học rút ra là trách nhiệm của gia đình đình, nhà trường, xã hội, cần làm thế nào để loại trừ ra khỏi xã hội những hành động tương tự.

Nhất trí cao với bản án sơ thẩm, quan điểm của VKS là đề nghị giữ nguyên bản án đối với Lê Văn Luyện.

Luật sư cho các bị cáo khác trình bày quan điểm bào chữa.

Luật sư Lê Sơn, bào chữa cho Hồng, Hợp và Lược: Luật sư gửi lời chia buồn với gia đình cháu Bích.

Tại phiên tòa các bị cáo đã khai nhận thành khẩn, HĐXX chưa ghi nhận hết các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Các bị cáo đã bồi thường cho gia đình bị hại, phải ghi nhận điểm này cho các bị cáo.

Các bị cáo còn có tình tiết giảm nhẹ là phạm tội lần đầu, phạm tội ít nghiêm trọng. Tuy nhiên bản án sơ thẩm cho rằng dù các bị cáo phạm tội lần đầu, nhưng hành vi của Luyện là đặc biệt nghiêm trọng nên cần cách lý các bị cáo ra khỏi xã hội. Không thể đánh đồng hành động của các bị cáo Hồng, Lược, Hợp với Luyện. Ngoài các tình tiết giảm nhẹ tại Bộ luật hình sự cũng mong HĐXX xem xét.

Trình độ hiểu biết pháp luật của các bị cáo còn hạn chế. Bị cáo còn nuôi con nhỏ, nếu cách ly 2 vợ chồng bị cáo thì không có người nuôi dạy. Có thể bản án phạt bị cáo phải ngồi tù có thể gây ra mầm mống phạm tội cho cháu nhỏ con bị cáo, khi mà thiếu sự dạy dỗ, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Bản án chỉ nên có sức răn đe. Các bị cáo đều là những người làm ăn lương thiện, phạm tội trong sự thiếu hiểu biết pháp luật. Đề nghị HĐXX xem xét theo hướng giảm nhẹ tội cho các bị cáo.

Nghe đến đây, người nhà bị hại ào ào phản đối. Chủ tọa phiên tòa phải nhắc người nhà nạn nhân giữ bình tĩnh.

Luật sư An bào chữa cho bị cáo Nghi và Định trình bày: Bị cáo Nghi phải được áp dụng tình tiết giảm nhẹ vì đã lập công chuộc tội, khi đã đưa Luyện về giao cho cơ quan chức năng. Nhưng bản án sơ thẩm chưa đề cập đến. Cả hai bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Bản thân cả gia đình hai bị cáo đều có công với cách mạng. Bản thân bị cáo Nghi là người dân tộc Tày, vợ chồng bị cáo sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức pháp luật của các bị cáo.

Cả hai bị cáo đều phạm tội lần đầu, nhân thân tốt. Do đó đều có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo.

Nếu tuyên bị cáo Nghi án tù thì không khuyến khích người có công đưa Luyện về. Tuyên như vậy chưa phù hợp, cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của các bị cáo.

HĐXX phải nhiều lần yêu cầu người nhà nạn nhân giữ trật tự phiên tòa để HĐXX làm việc. Gia đình nạn nhân luôn tỏ ra bức xúc, liên tục la ó, chửi bới các bị cáo.

Chủ tọa hỏi các bị cáo có tranh luận gì kkhông? Các bị cáo đều trả lời không.

Các luật sư của phía gia đình bị hại trình bầy.

Luật Huỳnh trình bầy: Bảo vệ cho gia đình nạn nhân theo tinh thần miễn phí, trợ lý pháp lý. Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Luyện không kháng cáo, gia đình bị hại và một số bị cáo khác có kháng cáo. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và nghe thẩm vấn công khai tại phiên phúc thẩm, ý kiến kết luận của VKS, tôi xin đưa ra quan điểm không đồng tình với bản án sơ thẩm.

Về trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Luyện, tuyên phạt bị cáo 18 năm tù giam nhưng ở đây bản án sơ thẩm đã bỏ sót dù Luyện đã chịu tất cả các tình tiết tăng nặng, nhưng bị cáo Luyện đã có 3 lần thực hiện hành vi tàn ác.

Khi thấy anh Ngọc còn thở, bị cáo Luyện còn bồi thêm nhát dao cho anh Ngọc chết hẳn. Bản án cấp sơ thẩm còn bỏ sót, lọt các điều luật, ngoài hành vi cướp tài sản, bị cáo Luyện còn làm tổn hại sức khỏe cho cháu Bích trên 60%. Do vậy, hành vi của Luyện là đặc biệt nghiêm trọng.

Phải chịu 3 tình tiết định khung mới là đúng người đúng tội. Bị cáo Luyện phạm tội dưới 18 tuổi, nhưng dù bất luận thế nào khi ra bản án phải đúng người đúng tội. Bản án cấp sơ thẩm tuyên Luyện tổng hình phạt không quá 18 năm tù, điều này ai cũng hiểu. Nhưng khi ra một bản án phải làm sao tâm phục khẩu phục.

Bản án cấp sơ thẩm tuyên Miên 14 tháng tội Che giấu tội phạm, Hợp 30 tháng cùng tội Che giấu tội phạm, tôi đồng tình. Ở đây hai bị cáo che dấu tội giết người hay cướp tài sản, hai bị cáo cất giấu tài sản. Do vậy ngoài hành vi bị cáo Hồng còn cầm dây chuyền của Luyện đưa cho. Đương nhiên hai bị cáo phải chịu hai hành vi che giấu tội giết người và che giấu tội cướp tài sản. Nhưng sơ thẩm không rạch ròi.

Chính bản án tuyên như vậy mà gia đình bị hại không đồng tình, che giấu tội gì, tội cướp hay tội giết. Khi truy tố bị cáo Luyện hai hành vi, thì hai bị cáo kia cũng phải chịu trách nhiệm về hai hành vi chứ. Ngoài ra bị cáo Nghi cũng biết rõ hành vi của Luyện là cướp tài sản và giết người, nhưng Nghị đã giúp bị cáo Luyện ra nước ngoài, cấu thành tội tổ chức cho người khác ra nước ngoài chứ không phải chỉ tội che giấu đâu.


Bản án cấp sơ thẩm không phân tích sâu những tài liệu cần thiết. Bị cáo Luyện vẫn trước sau khai chỉ dùng dao phớ chém chị Chín. Căn cứ kết quả khám nghiệm tử thi chị Chín có nhiều vết cắt, vết thương từ phái sau sang trái, vết xước từ đằng sau. Bị cáo khai có vật nhau với nạn nhân, bóp cổ nhau, cào cấu nhau, bị cáo cũng thừa nhận có chém một phát dao phớ.

Tuy nhiên, thi thể của chị Chín có 4 vét thương có vật sắc nhọn, sâu, làm sao dùng dao phớ đâm mà sâu, nhọn được. Xin hỏi ở đây, bị cáo không đâm thì ai là người đâm. Trong bản kết luận điều tra và cáo trạng ghi, có thể lúc giằng co anh Ngọc đâm nhầm vợ, đây là chuyện rất vô lý. Hiện trường tại tầng 3, anh Ngọc bị bị cáo đâm liên tục. Khi chị Chín lên ôm đằng sau, khi bị cáo đang giằng co với anh Ngọc, tay phải còn bị đứt sâu do vậy việc giằng co lại với anh Ngọc, anh Ngọc đâm bị cáo, khả năng anh Ngọc đâm vào chị chín,... cái này cần xem xét lại.

Bị cáo khai rõ, bị cáo đạp anh Ngọc ra, thì làm sao mà anh Ngọc đâm được nữa. Tại tòa có nhiều tình tiết mới mà cấp sơ thẩm chưa làm rõ. Khi bị cáo nói rất rõ tại cơ quan điều tra: vào hồi 2h sáng 24/8, lúc đó trời mưa, tôi leo lên trước cửa nhà bánh mỳ, đu lên mái ngói, tôi không dám trèo vào nhà Ngọc Bích nữa, tôi ngồi trên mái ngói nhà bánh mỳ, thấy nhà đối diện tiệm vàng bật điện. Họ nhìn thấy tôi và điện thoại cho tiệm vàng Ngọc Bích và nhà đối diện cầm đèn pin soi, nhưng không thấy vì tôi ngồi xuống mái ngói.

Vô lý làm sao bị cáo nghe được điện thoại. Cơ quan điều tra không hỏi nhà đối diện xem đúng không, điều đó cơ quan điều tra không làm, HĐXX cần cần nhắc. Điều đó là cần phải làm nhưng cơ quan điều tra không làm gây bức xúc cho gia đình nạn nhân. Bị cáo Luyện khai đã gọi đến hai hãng taxi, cơ quan điều tra không làm rõ xem có đúng chuyện đó không.

Có thể làm rõ hai chiếc xe taxi có đến địa chỉ Luyện gọi hay không, nếu có đến thì có chở đông người là đồng phạm của Luyện hay không, hai lời khai của bé Bích và Luyện đều là lời khai của vị thành niên sao chỉ xem xét lời khai của Luyện.

Việc thu vật chứng vi phạm tố tụng nghiêm trọng, nhẽ ra thu về thu ở đâu phải có người bị can, bị cáo dẫn đến gia đình bị hại cho rằng số vàng mất mát của gia đình người ta còn nhiều nữa. Đề nghị HĐXX chấp nhận đơn kháng cáo của gia đình bị hại và không chấp nhận đơn kháng cáo của các bị cáo.

Luật sư Thanh (bào chữa cho gia đình bị hại) bổ sung:

Gia đình bị hại cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt nhiều chứng cứ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, tôi và đồng nghiệp hoàn toàn đồng ý với quan điểm của VKS đề nghị không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo. Tại phiên tòa hôm nay vấn đề duy nhất mà gia đình nạn nhân trăn trở là có hay không đằng sau Luyện còn có đồng phạm khác.

Căn cứ hồ sơ, lời khai của bị cáo Luyện tại tòa, tôi xin trích dẫn những điểm bất cập, mâu thuẫn, chưa được làm rõ tại cấp sơ thẩm. Thứ nhất, theo lời khai trong hồ sơ và quá trình thẩm vấn, bị cáo Luyện khai, ngày 21/8/11, sau khi bị cáo chuẩn bị các công cụ gây án, có đến nhà nghỉ Đồi Mô. Trong hồ sơ thể hiện, bị cáo Luyện không thể nhớ nhà nghỉ đó là nhà nghỉ nào.

Hôm nay bị cáo Luyện nói rằng, nếu cho bị cáo Luyện quay lại thì bị cáo có thể chỉ rõ nhà nghỉ đó, nhưng cấp sơ thẩm không làm rõ. Chủ nhà nghỉ có thể làm rõ bị cáo Luyện nghỉ ở nhà nghỉ một mình hay với ai.


Thứ hai, lời khai bị cáo Luyện leo lên mái tôn nhà hàng xóm, bị phát hiện đã cúi rạp xuống mái tôn. Vấn đề ở đây, bản án sơ thẩm chưa làm rõ chỗ, khi thực nghiệm hiện trường để xem không gian, địa điểm để xem lời khai của bị cáo Luyện có đúng hay không. Khi cơ quan điều tra làm đã làm theo lời khai của bị cáo Luyện. Đã thực nghiệm hiện trường phải đúng thời gian, không gian. Dù cho người đóng thế, theo lời khai của Luyện, nhưng trong quá trình xét hỏi, liệu Luyện có làm được điều đó hay không. Luyện khai có thể làm được, và có gì để kiểm chứng là Luyện làm được điều đó.

Tôi khẳng định rằng, người đóng thế thực hiện vào buổi đêm, lúc 2h sáng như lời khai của Luyện chắc chắn không làm được. Vì người đóng thế chỉ làm theo những gì Luyện khai, không phải do chính Luyện thực nghiệm hành vi đó xem lời khai và việc làm của mình có đúng không.

Luyện sau khi leo lên tầng 3, cậy cửa chui vào, bỏ dép, dắt dao vào lưng, dùng đèn pin soi các phòng, khi đến tầng hai nhìn vào biết là có người, bị cáo biết rằng không thể thực hiện hành vi cướp và phải chờ thời cơ gia đình bị hại dậy giết xong rồi mới cướp. Bị cáo xuống tầng 1 soi các tủ vàng, thấy có vàng nhưng tủ khóa không thể lấy vàng được, nếu đập tủ kính sẽ làm gia đình nạn nhân thức dậy.

Bị cáo phát hiện trong nhà có chuông báo động và camera, vậy chắc chắn hình ảnh của Luyện phải nằm trong camera. Ở nhà nạn nhân có camera. Vậy điều gì minh chứng lời khai của bị cáo Luyện là đúng. Không có hình ảnh nào thể hiện bị cáo Luyện có một mình hay không phải một mình.

Bị cáo Luyện lại bật cầu dao làm cho chuông báo động kêu, rồi sợ quá tắt đi. Bị cáo Luyện khai là sợ người khác phát hiện. Vậy là có 2 người hay chỉ có một mình Luyện bật và tắt cầu dao. Bị cáo Luyện khẳng định ngoài các vết chém và vết dao đâm anh Ngọc, ngoài ra, bị cáo Luyện không thừa nhận các vết dao khác. Vậy cấp sơ thẩm đã làm rõ những vết thương khác ai là người đâm và hung khí đâm là loại gì?

Trong quá trình bị cáo bị sát hại có quá trình vật lộn, vậy quần áo của Luyện phải bê bết máu, nhưng trong hồ sơ chỉ thể hiện áo bị cáo có máu, không thấy nhắc đến quần.

Lý do tại sao Luyện lại gọi cho hãng taxi trước khi gọi cho Hồng, phải chăng khi Luyện gọi cho  hãng taxi là gọi cho đồng phạm. Phải chẳng đồng phạm của Luyện khi biết Luyện đã thực hiện hành vi rồi thì sợ quá đã không đến đón Luyện, khiến Luyện sau đó phải gọi cho Hồng đến đón?

Đề nghị HĐXX hủy bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.

Đông người quan tâm đến xem xét xử phiên tòa.
Gia đình bị hại cho rằng đã mất một cái túi có số tiền không phải là nhỏ, gia đình bị hại có mô tả hình dạng chiếc túi đó, hàng ngày gia đình nạn nhân đựng tiền và vàng sau mỗi ngày kết thúc. VKS có hỏi gia đình nạn nhân có bằng chứng chứng minh không. Tuy nhiên, sau khi phiên tòa sơ thẩm xét xử xong, ông chủ tọa khẳng định, còn có nhân chứng, hình ảnh nào chứng minh có sự tồn tại của chiếc túi không.

Ông Hùng, chủ tọa phiên tòa trả lời báo chí rằng cơ quan chức năng đã xem xét 7 ngày trên chiếc camera và không thấy có sự xuất hiện của chiếc túi, nhưng máy quay ghi chọn 30 ngày rồi mới xóa hình ảnh cũ và ghi lại hình ảnh mới. Cơ quan chức năng mới xem xét 7 ngày là chưa đầy đủ. Ngần đấy chiếc nhẫn thì cân được trọng lượng là bao nhiêu phải làm rõ. Nếu làm được như vậy đã không khiến người nhà nạn nhân phải trăn trở.

Trong vụ án này, mọi người mong muốn tội ác của Luyện cần tử hình nhưng do bị cáo dưới 18 khi thực hiện hành vi phạm tội.

Cấp sơ thẩm còn một chi tiết nữa chưa làm được là mỗi người khi sinh ra đều có giấy chứng sinh và lưu giữ và sổ chứng sinh. Nếu như tìm được giấy chứng sinh, bị cáo Luyện đủ tuổi 18 thì có thể không phải là 18 năm tù. Với tất cả những gì luật sư chứng minh, cấp sơ thẩm chưa làm rõ, đề nghị HĐXX cân nhắc và xem xét hủy bản án sơ thẩm điều tra lại.

Sau khi luật sư Thanh trình bày xong, phía gia đình bị hại vỗ tay tán thưởng.

Tòa hỏi anh Hương có thống nhất và bổ sung gì không?

Gia đình nạn nhân tại tòa.

Anh Hương: Tôi hoàn toàn thống nhất, đồng tình với hai luật sư. Đề nghị phiên tòa hủy sơ thẩm để điều tra lại. Gia đình chúng tôi phát hiện được một bản tóc. Lê Văn Luyện trước tòa khai là không đâm nạn nhân Chín, vậy vết đâm hình móng ngựa là của ai? Hung khí sử dụng là hung khí gì? Điều này kết luận điều tra của cơ quan điều tra chưa làm rõ.

Trên cổ nạn nhân Chín và Ngọc đều có vết cứa. Khi cháu Bích nói trên điện thoại cháu Bích nói là “Nhà cháu bị cướp, chúng gí bố mẹ con vào tường”, vậy vết thương trên cổ, một mình Luyện không thể khống chế được hai nạn nhân.

Lời khai của Bích khi cháu ở bệnh viện cháu rất tỉnh táo. Cháu khai rằng đã nhìn thấy hai người mà trong kết luận điều tra không đề cập đến. Tôi nghĩ đó mới là lời khai chính xác nhất. Nếu căn cứ lời khai sau đó thì chưa có tính xác thực.

Tình tiết Chín kêu lên: “Anh đâm nhầm em rồi” không có ai làm chứng chỉ đơn phương Luyện khai mà cơ quan điều tra đưa vào kết luận điều tra là không thuyết phục kính mong quý tòa xem xét.

Tòa hỏi anh Sinh có bổ sung gì không?

Anh Sinh xin bổ sung: “Luyện khai thấy Ngọc bê chậu quần áo lên bậc cầu thang thì Luyện đâm sao không có quần áo rơi ra nhà? Sao trong máy giặt có nước khi mà Luyện đã cắt cầu dao rồi? Luyện bảo Luyện đâm Ngọc ngã xuống nền nhà sao Ngọc lại nằm ở cầu thang? Theo phán đoán Ngọc tóm lại được đối tượng nào đó rồi bị đối tượng đó quay lại tấn công nên Ngọc mới ngã ở tư thế đó.

Nếu Luyện đạp Ngọc từ trên tầng ba xuống thì phải có vết máu từ trên tầng ba xuống chứ không phải là vết máu nhỏ giọt từ trên tầng ba xuống.

Ông Tín, bố của nạn nhân Ngọc xin có ý kiến.

Ông đọc với giọng bức xúc: “Chưa làm rõ vết thương hình móng ngựa là hung khí gì? Dùng dao nhọn có thể gây ra vết thương mình móng ngựa được không? Một mình Luyện không thể uy hiếp được hai người áp mặt vào tường. Ngoài ra, tên Luyện còn đồng phạm như lời cháu Bích khai với công an: “Cháu thấy hai thằng con trẻ, có thể con nhiều thằng nữa mà cháu không thấy”. Phải có hai người, không phải chỉ có một tên Luyện. Tên Luyện ngủ ở nhà trọ phố Sàn chờ thời cơ giết người cướp của, thế đã đến điều tra chưa? Hầu như chỉ nghe tên Luyện khai. Còn chiếc túi đựng vàng và đô la, nó không lấy thì ai lấy, có vô số người biết về chiếc túi đó.

Giọng ông cụ sang sảng, đầy bức xúc: Một mình thằng Luyện có ba đầu sáu tay cũng không làm được những việc ấy.

Mặt cụ đỏ gay trình bầy trước tòa, một mình tên Luyện có đâm chém được mấy người thế không?  HĐXX để cho ông cụ thoải mái trình bầy. Số vàng 12 ngăn nó chỉ lấy có một ngăn, nó lấy cái túi kia đầy quá rồi, còn gì nữa mà phải lấy. 12 ngăn sao nó chỉ lấy có một ngăn khi mà nạn nhân chết hết rồi. Vì có đầy trong cái túi kia.

15h15: Tòa nghỉ giải lao trong vòng 15 phút.

Hung thủ Lê Văn Luyện và các bị cáo liên quan tại tòa.
15h30: Phiên tòa tiếp tục, VKS đối đáp: Các luật sư đề nghị giảm nhẹ hình phạt và cho bị cáo được hưởng án treo, nhưng VKS bảo lưu ý kiến không giảm nhẹ, làm vậy không có tác dụng giáo dục chung. Về ý kiến luật sư Huỳnh, áp dụng tình tiết tăng nặng cho bị cáo Luyện, tăng nặng trách nhiệm hình sự cho bị cáo luyện là chính xác. Đề nghị HĐXX xem xét.

Theo quy định, hậu quả bị cáo Luyện gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn trong xã hội. Đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết tăng nặng đối với bị cáo Luyện.

Đối với bị cáo Nghi, LS. Huỳnh cho rằng cần truy tố xét xử thêm bị cáo này tội Tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài. Cấp sơ thẩm đã nhận định bị cáo Nghi nhờ người khác đưa người đi chốn tránh, phát hiện tội phạm không khai báo, dù sau đó bị cáo Nghi đã có công đưa Luyện về Việt Nam để cơ quan chức năng bắt giữ. Đề nghị HĐXX không chấp nhận. 

Một số vấn đề gia đình bị hại quan tâm, việc còn bỏ lọt tội phạm, lý do khiến gia đình bị hại có mấy căn cứ: vết thương hình móng ngựa. Vết thương hình móng ngựa đã được cơ quan chức năng mô tả trong tài liệu tố tụng, trong biên bản khám nghiệm.

Đại diện VKS: Công bố tài liệu của cơ quan chức năng: Vết thương hình móng ngựa trên cơ thể nạn nhân, cơ quan chức năng kết luận: các vết thương trên cơ thể nạn nhân Ngọc là do vật sắc nhọn gây nên, tôi cũng không phải chuyên môn về lĩnh vực này, phía gia đình bị hại chắc cũng không có chuyên môn về vấn đề này. Tôi tôn trọng ý kiến của cơ quan chuyên môn.

Vết đâm trên người chị Chín, các nghi ngờ về vết thương trên ngực và đùi chị Chín là các vết nông, không thấu qua ngực, do vật sắc nhọn, tác động với lực nhẹ, vết thương đứt da nông. Ý kiến cơ quan chuyên môn, rất có thể anh Ngọc ôm nhầm vào người chị Chín. Điều này phù hợp với các vết thương trên cơ thể chị Chín.

Gia đình nạn nhân phản ứng.

Có thể dùng từ "có thể" không.

VKS cho rằng, chỉ trích nguyên văn ý kiến của cơ quan chuyên môn, về lời khai của cháu Bích, không xác định rõ ràng có hai đối tượng. Với căn cứ trên, các lời khai, tài liệu có trong hồ sơ, việc tòa sơ thẩm kết luận Luyện không có đồng phạm là có cơ sở.

Phía gia đình nạn nhân phản ứng, bức xúc việc cơ quan điều tra thu giữ vật chứng không đầy đủ, chưa thu giữ được chiếc túi.

VKS trích bút lục trong hồ sơ vụ án ghi rõ, cơ quan điều tra đã kiểm tra các dữ liệu hình ảnh lưu giữ trong gia đình anh Ngọc, kết quả cho thấy không có hình ảnh anh Ngọc cho vàng và tiền vào chiếc túi.

Tại biên lai số 15 có chữ do chị Chín viết ghi rõ số vàng của gia đình là 515 chỉ vàng. Kết quả khám xét, thu giữ tang vật tai gia đình anh Ngọc là 394,5 chỉ vàng. 213 chỉ vàng là số vàng Luyện cướp được. 514,8 chỉ là cả hai số vàng cộng lại. Sai số với số vàng chị chín ghi lại là 0,2 chỉ vàng. Căn cứ hồ sơ vụ án thấy rằng tòa cấp sơ thẩm là có căn cứ. Tôi tiếp tục bảo lưu cần xem xét tăng mức bồi thường.

Gia đình nạn nhân phản ứng gay gắt.

Tòa đề nghị gia đình nạn nhân trật tự để tiếp tục phiên tòa.

LS. Sơn: Các thân chủ phạm tội nên mới bị đưa ra xét xử, không phải không tố giác tội phạm nào cũng vi phạm điều 314, phải là tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, một lần nữa khẳng định, không thể đánh đồng hành vi của các thân chủ tôi với Luyện.

LS. Huỳnh: tranh luận với VKS.

LS Thanh: VKS không đối đáp những yêu cầu, uẩn khúc như LS và gia đình bị hại đưa ra, như vậy vô hình chung VKS đồng ý với những vấn đề cần làm sáng tỏ như cần làm rõ việc nhà nghỉ, việc thực nghiệm điều tra liệu có thể làm đúng như bị cáo Luyện đã khai.

Tại sao không lưu giữ được hình ảnh trong camera. VKS không đưa ra quan điểm tranh luận với luật sư ngày hôm nay, đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm để điều tra làm rõ. Khi làm rõ đầy đủ những thắc mắc, sau đó xét xử vẫn chưa muộn, dù không làm thay đổi mức án của Luyện, nhưng sẽ làm mọi ng tâm phục khẩu phục.

Anh Hương bổ sung: Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của hai luật sư.

Anh Sinh: Nếu để cho Luyện làm lại chắc Luyện không thể làm được như thế, mong quý tòa xem xét lại, hủy phiên tòa sơ thẩm.

Các bị cáo được yêu cầu đứng ra trước vành móng ngựa. Phần tranh luận kết thúc, các bị cáo nói lời sau cùng

Luyện nói: Bị cáo xin lỗi gia đình nạn nhân. Mong  tòa xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo là cô bác cậu ở đây.

Bị cáo Hồng: Bị cáo xin chia sẻ nỗi đau của gia đình nạn nhân, mong tòa xem xét giảm án cho bị cáo.

Bị cáo Nghi: Bị cáo chân thành xin lỗi gia đình bị hại, rồi khóc và xin giảm nhẹ án.

Bị cáo Định: Xin giảm nhẹ cho bị cáo.

Bị cáo Hợp: Bị cáo biết bị cáo phạm tội, mong sự khoan hồng của pháp luật và xin được hưởng án treo.

Bị cáo Lược: Bị cáo không hiểu biết pháp luật, xin tòa mở rộng khoan hồng cho bị cáo hưởng án treo.  k hieu bit pl, xin toa mo rong khan hong cho bc dc hưởng án treo.

HĐXX vào nghị án.

Trong phiên tòa phúc thẩm, Luyện hầu tòa với trạng thái tinh thần có phần sa sút, gầy tọp đi và mặt luôn cúi gằm xuống đất, với khuôn mặt sầu thảm từ lúc bắt đầu đến giờ nghị án.

17h10: Theo nhận định của HĐXX, tính chất của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, cướp đi mạng sống của những nạn nhân, gây ra đau thương không gì bù đắp nổi.

Sau khi giết hại các nạn nhân, Lê Văn Luyện cướp tài sản với số tài sản đặc biệt lớn. Hành vi của bc là man rợ, tàn ác, bị dư luận xã hội bất bình, lên án đòi bản án nghiêm khắc.



Do bị cáo khi thực hiện là người chưa thành niên nên cấp sơ thẩm tuyên bị cáo tổng hợp hình phạt chung là 18 năm tù là đúng với quy định của pháp luật.

Các bị cáo khác biết Luyện phạm tội nhưng vẫn cho ở nhờ nhà và đưa bị cáo sang Trung Quốc trốn, phạm tội che giấu.

Các bị cáo khác bị truy tố tội không tố giác tội phạm là đúng người, đúng pháp luật...

Khi quyết định hình phạt tù, toà sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, nên đã có mức án phù hợp với từng bị cáo.

Nên việc xin giảm hình phạt tù và xin hưởng án treo là không có cơ sở chấp nhận.

Bị cáo Luyện luôn khai báo nhất quán chỉ có một mình bị cáo thực hiện.

Ngoài ra không có ai thực hiện tội phạm cùng bị cáo.

Cơ quan điều tra không xác định có người nào tham gia giết người, cướp tài sản cùng Luyện.

Cơ quan điều tra đã đảm bảo đúng quy trình tố tụng, nên không có cơ sở xác định có đồng phạm giúp sức với bị cáo Luyện.

Không có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt tội danh với các bị cáo khác.

Về tài sản, trong suốt quá trình điều tra, bị cáo Luyện khai nhận sau khi giết các nạn nhân, bị cáo lấy số tiền trong tủ, không lấy túi đựng tiền vàng.

Về nội dung này, HĐXX phúc thẩm đề nghị cho tiếp tục điều tra làm rõ.

Phần bồi thường thiệt hại, buộc bị cáo Luyện và bố mẹ bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường hơn 300 triệu đồng và cấp dưỡng cho cháu Bích đến khi trưởng thành.

Tại phiên phúc thẩm, đại diện bị hại đề nghị huỷ án sơ thẩm, tăng tiền bồi thường. Nhưng bị hại cũng trình bày do tang gia bối rối nên chưa tính được chi phí mai táng cho 3 người bị hại. Đề nghị chi phí mai táng 3 người là 500 triệu đồng, điều trị cho cháu Bích sau khi ra viện là 200 triệu đồng, bồi thường tiền tổn thất tinh thần là 500 triệu đồng.

Tăng khoản bồi thường sau khi cháu Bích ra viện.

Xét cấp sơ thẩm đã xem xét bồi thường thiệt hại các khoản tiền là có căn cứ.

Người bị hại đòi tăng khoản tiền nhưng chưa đưa ra được căn cứ chứng minh, chưa tổng kết nên chủ toạ phiên toà chưa có căn cứ xem xét.

Nhưng đối với khoản tiền bồi dưỡng cho cháu Bích chỉ là 25 triệu đồng là chưa thoả đáng, buộc bồi thường tăng thêm khoản này lên 30 triệu nữa.

Xét thấy việc điều tra đã đầy đủ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, nên kháng cáo của người bị hại và đề nghị của luật sư bị hại là đề nghị huỷ án sơ thẩm là không có cơ sở.

Ông nội cháu Bích

Vì các lẽ trên, không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm đối vơi các bị cáo, chấp nhận một phần kháng cáo của người bị hại, tuyên bố bị cáo Lê Văn Luyện phạm 3 tội 'giết người', 'cướp tài sản', 'làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản', các bị cáo khác phạm tội che giấu và không tố giác tội phạm.

HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện y án 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản và của và 9 tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chíêm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là 18 năm tù.

Sau khi chủ toạ tuyên án xong, gia đình bị hại đã bức xúc, la ó ầm ĩ.

Trao đổi với VietNamNet ngay sau phiên toà, luật sư Huỳnh cho hay:

"Theo quan điểm của tôi, gia đình bị hại sẽ không đồng tình với bản án phúc thẩm này và sẽ làm đơn kiến nghị, khiếu nại tới chánh án và viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.

Theo trình tự giám đốc thẩm, căn cứ bản án phúc thẩm HĐXX đã tuyên kiến nghị đến cơ quan điều tra và VKS tỉnh Bắc Giang tiếp tục làm rõ bị cáo có đồng phạm hay không và những tài liệu mâu thuẫn cũng cần làm rõ.

Bản án của cấp sơ thẩm đã có thiếu sót, cái đó là rất quan trọng...'


Nhóm PV Thời sự