- “Phải đảm bảo được
chất lượng bảo trì kết cấu hạ tầng; tránh được thất thoát lãng phí đến mức cao
nhất, để người dân khi nạp tiền vào quỹ bão trì đường bộ thấy yên tâm với những
đồng tiền mình bỏ ra được sử dụng có hiệu quả. Đừng để người dân bỏ tiền ra phải
nghi ngờ từ cơ chế chính sách họ thấy không công khai, không minh bạch”.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết về công tác đổi mới toàn diện công tác
bảo trì, bảo dưỡng đường bộ của Bộ GTVT.
Phải đổi mới toàn diện công tác bảo trì
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: Cùng với việc đầu tư phát triển hạ tầng mới thì cần phải quản lý bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa hạ tầng hiện có thật tốt.
Đây là trách nhiệm hết sức nặng
nề, bởi trong khi chưa đầu tư được đường mới mà những cái cũ lại hỏng hết thì
cái đầu tư mới không lại được so với cái bị hỏng.
Từ đánh giá của mình, ông Thăng chỉ đạo: cần phải đổi mới toàn diện công tác
quản lý, nâng cao chất lượng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ. Mục đích là để mỗi đồng tiền của dân góp, mỗi đồng tiền của ngân sách nhà
nước phải được sử dụng có hiệu quả nhất, không thể để thất thoát, lãng phí.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: mỗi đồng tiền của dân góp, mỗi đồng tiền của ngân sách nhà nước phải được sử dụng có hiệu quả nhất, không thể để thất thoát, lãng phí. |
“Rõ ràng cơ chế hiện nay đã bị lỗi thời lạc hậu không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc biệt từ ngày 1/6 tới khi thực hiện Nghị định của Chính phủ về thu phí bảo trì đường bộ do vậy Tổng Cục đường bộ cần tiếp thu xây dựng đề án đổi mởi toàn diện…”, Bộ trưởng Thăng chỉ đạo.
Ônh Thăng cũng đưa ra mục tiêu cụ thể cho đề án đổi mới toàn diện công tác bảo trì, bảo dưỡng đường bộ.
Theo đó, trước tiên phải đảm bảo được chất lượng
bảo trì kết cấu hạ tầng; tránh được thất thoát lãng phí đến mức cao nhất, để cho
người dân khi nạp tiền vào quỹ bão trì đường bộ thấy yên tâm với những đồng tiền
mình bỏ ra được sử dụng có hiệu quả.
“Đừng để người dân bỏ tiền ra phải nghi ngờ từ cơ chế chính sách họ thấy không
công khai, không minh bạch”, Bộ trưởng Bộ GTVT nói.
Bộ trưởng GTVT cũng cho biết, cần phải hiện đại hoá, áp dụng đưa được công nghệ
mới vào công tác bảo trì bảo dưỡng bằng việc đưa toàn bộ các đơn vị hiện nay
đang làm công tác bảo trì chuyển sang các Cienco, không thể để tồn tại tình
trạng công nhân bảo trì xách xô đốt nhựa để trám vào đường.
“Các đơn vị bảo trì hiện nay kể cả cổ phần rồi hay chưa cổ phần đều quá nhỏ bé
và manh muốn. Do vậy đưa vào Cienco, đơn vị có máy mọc thiết bị, công nghệ sẵn
có vào làm thì công tác bảo trì bảo dưỡng đường bộ sẽ tốt hơn”, Bộ trưởng Thăng
chỉ đạo.
Tránh công ty gia đình
Trong cơ chế quản lý công tác bảo trì đường bộ hiện nay, Bộ trưởng Thăng cũng
chỉ đạo, cần phải tránh được công ty gia đình mà thực trạng là sân sau của lãnh
đạo.
“Bây giờ bình thường thì không sao, nhưng một loạt cầu yếu nếu không có giải pháp để xuất thì rất nguy hiểm' |
“Mình là người quản lý, mình thành lập công ty
ra, thậm chí cổ phần rồi thành công ty gia đình, công ty sân sau cứ thế rót vốn
về rồi nghiệm thu thanh toán. Điều này rất nguy hiểm”, Bộ trưởng Bộ GTVT lấy ví
dụ.
Ông Thăng cũng chỉ đạo: Tổng Cục đường bộ và Vụ kết cấu hạ tầng phải đưa ra được
những văn bản pháp luật quản lý đường cao tốc, cầu lớn, hầm, những cái hiện nay
Bộ GTVT chưa có và còn thiếu. Đồng thời phải rà soát lại toàn bộ xem còn thiếu
những gì để bổ sung cho đầy đủ.
“Bây giờ bình thường thì không sao, nhưng một loạt cầu yếu nếu không có giải
pháp để xuất thì rất nguy hiểm. Cầu An Giang, Vĩnh Long yếu, mỗi buổi sáng có
vài trăm người đi, nếu chẳng may nó sập thì xin nói thật là tôi với Thứ trưởng
Đông... ra đi luôn chứ không có việc chờ cắt chức.
Không thể có chuyện cái cầu sập làm chết hàng trăm người một lúc mà Bộ trưởng và
thứ trưởng Bộ GTVT vẫn tại vị được, ngay cả bản thân mình cũng không thể chấp
nhận được việc này. Do vậy mình biết được điều đó thì phải đề xuất để làm”, Bộ
trưởng Thăng thành thật.
Vũ Điệp