-
Sau vụ chính quyền hai cấp ở xã H’bông cưỡng chế 2 viên đá, người chơi
đá tại đây ngầm ngầm rỉ tai nhau mang đá đi cất giấu vì sợ bị thu hồi.
Ngay cả 2 viên đá của gia đình ông Dũng vừa bị chính quyền cưỡng chế
“hụt” cũng đã được tẩu tán.
Tuy nhiên, điều mà người dân ở đây rất bức xúc vì sao chính quyền không ngăn cấm một số đối tượng khai thác đá quy mô mà lại đi thu hồi những viên đá nhỏ lẻ trong dân?
Sau một tuần xảy ra vụ chính quyền huyện Chư Sê cưỡng chế thu hồi hai hòn đá tại nhà ông Lê Hùng Dũng (thôn Ia Sa, xã H’bông, huyện Chư Sê), dư luận ở vùng nông thôn này vẫn còn rất xôn xao, bức xúc.
Chiều 4/4, khi tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân xã H’bông cho
biết: Sau khi sự việc thu hồi đá của UBND huyện diễn ra ngày 29/3, nhiều
hộ dân ở xã này đang sở hữu đá cảnh rất lo lắng. Hiện tại, những hộ gia
đình có đá cảnh (qua chế tác thành phẩm) đã mang đá đi cất giấu nơi
khác vì sợ bị chính quyền thu hồi.
Xã H’bông hiện có 7 cơ sở gia công đá cảnh (chưa được cơ quan chức năng huyện cấp giấy phép hành nghề). Việc thu hồi đá cảnh của chính quyền không chỉ khiến người chơi đá ở đây lo lắng mà ngay cả những chủ hộ gia công cũng “đứng ngồi không yên”.
Anh Trần Xuân Hải, một chủ gia công đá tại địa bàn xã này cho biết, cơ sở gia công đá của anh hoạt động được 4 năm nay. Mặc dù đã xin cấp phép hoạt động, đóng thuế cho nhà nước, nhưng cơ quan chức năng vẫn không cho phép. Do vậy, cơ sở của anh chỉ nhận gia công đá thuê theo yêu cầu của người chơi để kiếm sống qua ngày.
“Dành dụm được đồng nào tôi đều đầu tư mua đá thô của người dân lượm lặt ở các nơi rồi chế tác thành phẩm để chơi cảnh. Nếu có ai mua thì bán kiếm lời. Bây giờ chính quyền bảo là phải thu những viên đá không rõ nguồn gốc thì có phải là quá chèn ép dân không?” - anh Hải bức xúc.
Hiện tại hầu hết những cở sở gia công đá trên địa bàn xã H’bông là gia công thuê theo yêu cầu của khách hàng. Một số hộ có điều kiện thì tìm mua đá từ các nơi về chế tác, phục vụ chơi cảnh.
Là một hội viên của Hội sinh vật cảnh Việt Nam, có gần 9 năm hành nghề chế tác đá tại địa bàn xã, anh Huỳnh Bửu Quyết cho biết: “Ở
vùng này nhìn đâu cũng thấy đá. Một người dân đi làm rẫy cũng có thể
tìm được một vài cục đá mang về bán kiếm tiền. Người chơi đá như chúng
tôi, nếu may mắn gặp được hòn đá tốt thì còn chế tác thành phẩm, còn nếu
mua phải cục đá thối bên trong thì coi như mất cả chì lẫn chài”.
“Là hội viên Hội sinh vật cảnh, trước tiên tôi phải có sản phẩm để hàng năm tham gia triển lãm. Đá của tôi phần lớn được mua của người dân đi mót từ các mỏ khai thác đá, mang về chế tác. Vậy thì làm sao chứng minh được nguồn gốc đá để không bị chính quyền thu hồi ?”- anh Quyết phân trần.
Để có được một tác phẩm đá cảnh, người gia công phải lột gỡ cả một hòn đá lớn mới có thể tìm được một viên đá nhỏ có chất liệu tốt, có màu đẹp. Từ đó, với con mắt “nhà nghề” phải mài giũa kỳ công mới thành một tác phẩm đẹp để trưng bày. Cũng theo anh Quyết, có nhiều tảng đá lớn trông rất đẹp, nhưng khi gở bỏ lớp vỏ thì bên trong bị hư thối nên đành phải bỏ.
Trên thực tế, địa bàn xã H’bông là một bãi đá dày cộm. Khi người dân làm rẫy, đào hồ lấy nước tưới hay cày xới đất đai trong vườn… cũng có thể tìm thấy những hòn đá đẹp, rồi thuê thợ gia công chơi đá cảnh. Tại triển lãm sinh vật cảnh Fastival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai năm 2009, một hòn đá mã não có nguồn gốc tại xã này có trị giá trên 2 tỷ đồng. Từ đó, giới chơi đá các nơi cũng như người dân trong vùng đã tìm về đây săn lùng đá đẹp.
Việc chính quyền huyện Chư Sê cưỡng quyết thu hồi 2 hòn đá tại gia đình ông Dũng và nhiều khả năng sắp tới là những hòn đá không rõ nguồn gốc khiến người dân địa phương quá bức xúc. Bởi có một nghịch lý là tại sao chính quyền không ngăn cấm một số đối tượng khai thác đá một cách quy mô trên địa bàn mà lại cưỡng chế thu hồi những hòn đá nhỏ lẻ do người dân vô tình tìm được?
Cụ thể, khi xâm nhập thực tế tại địa bàn xã H’bông, chúng tôi thấy có
nhiều vị trí đã được khai thác đá cảnh trong thời gian qua. Các đối
tượng này đã đưa cả xe máy xúc, máy ủi vào để khai thác với quy mô lớn.
Các đối tượng khai thác, sau khi mang đi những viên đá đẹp, còn bỏ lại
hiện trường ngổn ngang. Người dân địa phương muốn chơi đá, cũng chỉ đi
lượm lặt những viên đá nhỏ được thải ra từ những bãi khai thác đá này.
Theo một số người dân cho chúng tôi biết: những bãi khai thác đá ở đây đều chưa được cấp phép.
Như vậy, có nghịch lý xảy ra tại đây, thay vì đi “cưỡng chế” những điểm khai thác đá trái phép, lộ thiên như đã nói ở trên. Chính quyền huyện Chư Sê chỉ đi bắt “đằng ngọn” là những hòn đá mà người dân vô tình tìm được, hoặc được chế tác nhưng “không rõ nguồn gốc”.
Làm như vậy khác nào chèn ép dân?
• Tiến Thành
>>Chính quyền cử người giám sát hòn đá cưỡng chế
>>Chuyện lạ, chính quyền cưỡng chế đá quý của dân
>>Hai cấp chính quyền 'xuất binh' vì…hòn đá
>>Chuyện lạ, chính quyền cưỡng chế đá quý của dân
>>Hai cấp chính quyền 'xuất binh' vì…hòn đá
Tuy nhiên, điều mà người dân ở đây rất bức xúc vì sao chính quyền không ngăn cấm một số đối tượng khai thác đá quy mô mà lại đi thu hồi những viên đá nhỏ lẻ trong dân?
Sau một tuần xảy ra vụ chính quyền huyện Chư Sê cưỡng chế thu hồi hai hòn đá tại nhà ông Lê Hùng Dũng (thôn Ia Sa, xã H’bông, huyện Chư Sê), dư luận ở vùng nông thôn này vẫn còn rất xôn xao, bức xúc.
Nhiều người dân lo bị thu hồi đá nên mang đi cất giấu |
Xã H’bông hiện có 7 cơ sở gia công đá cảnh (chưa được cơ quan chức năng huyện cấp giấy phép hành nghề). Việc thu hồi đá cảnh của chính quyền không chỉ khiến người chơi đá ở đây lo lắng mà ngay cả những chủ hộ gia công cũng “đứng ngồi không yên”.
Anh Trần Xuân Hải, một chủ gia công đá tại địa bàn xã này cho biết, cơ sở gia công đá của anh hoạt động được 4 năm nay. Mặc dù đã xin cấp phép hoạt động, đóng thuế cho nhà nước, nhưng cơ quan chức năng vẫn không cho phép. Do vậy, cơ sở của anh chỉ nhận gia công đá thuê theo yêu cầu của người chơi để kiếm sống qua ngày.
Đá của người dân bỏ ngổn ngang ngoài sân |
“Dành dụm được đồng nào tôi đều đầu tư mua đá thô của người dân lượm lặt ở các nơi rồi chế tác thành phẩm để chơi cảnh. Nếu có ai mua thì bán kiếm lời. Bây giờ chính quyền bảo là phải thu những viên đá không rõ nguồn gốc thì có phải là quá chèn ép dân không?” - anh Hải bức xúc.
Hiện tại hầu hết những cở sở gia công đá trên địa bàn xã H’bông là gia công thuê theo yêu cầu của khách hàng. Một số hộ có điều kiện thì tìm mua đá từ các nơi về chế tác, phục vụ chơi cảnh.
Một cơ sở gia công đá cảnh tại xã H'bông |
“Là hội viên Hội sinh vật cảnh, trước tiên tôi phải có sản phẩm để hàng năm tham gia triển lãm. Đá của tôi phần lớn được mua của người dân đi mót từ các mỏ khai thác đá, mang về chế tác. Vậy thì làm sao chứng minh được nguồn gốc đá để không bị chính quyền thu hồi ?”- anh Quyết phân trần.
Những viên đá thải từ bãi khai thác đá trái phép |
Để có được một tác phẩm đá cảnh, người gia công phải lột gỡ cả một hòn đá lớn mới có thể tìm được một viên đá nhỏ có chất liệu tốt, có màu đẹp. Từ đó, với con mắt “nhà nghề” phải mài giũa kỳ công mới thành một tác phẩm đẹp để trưng bày. Cũng theo anh Quyết, có nhiều tảng đá lớn trông rất đẹp, nhưng khi gở bỏ lớp vỏ thì bên trong bị hư thối nên đành phải bỏ.
Trên thực tế, địa bàn xã H’bông là một bãi đá dày cộm. Khi người dân làm rẫy, đào hồ lấy nước tưới hay cày xới đất đai trong vườn… cũng có thể tìm thấy những hòn đá đẹp, rồi thuê thợ gia công chơi đá cảnh. Tại triển lãm sinh vật cảnh Fastival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai năm 2009, một hòn đá mã não có nguồn gốc tại xã này có trị giá trên 2 tỷ đồng. Từ đó, giới chơi đá các nơi cũng như người dân trong vùng đã tìm về đây săn lùng đá đẹp.
Việc chính quyền huyện Chư Sê cưỡng quyết thu hồi 2 hòn đá tại gia đình ông Dũng và nhiều khả năng sắp tới là những hòn đá không rõ nguồn gốc khiến người dân địa phương quá bức xúc. Bởi có một nghịch lý là tại sao chính quyền không ngăn cấm một số đối tượng khai thác đá một cách quy mô trên địa bàn mà lại cưỡng chế thu hồi những hòn đá nhỏ lẻ do người dân vô tình tìm được?
Một hố khai thác đá trái phép tại địa bàn |
Theo một số người dân cho chúng tôi biết: những bãi khai thác đá ở đây đều chưa được cấp phép.
Như vậy, có nghịch lý xảy ra tại đây, thay vì đi “cưỡng chế” những điểm khai thác đá trái phép, lộ thiên như đã nói ở trên. Chính quyền huyện Chư Sê chỉ đi bắt “đằng ngọn” là những hòn đá mà người dân vô tình tìm được, hoặc được chế tác nhưng “không rõ nguồn gốc”.
Làm như vậy khác nào chèn ép dân?
• Tiến Thành